Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

XỨ HUẾ THỔ ÂM VÀ TRÀ

THỔ ÂM XỨ HUẾ
Nói đến xứ Huế, người ta thường để ký ức mình trở về với những kỷ niệm của đất Thần Kinh: huy hoàng cổ kính với những thành quách lăng tẩm của vua chúa triều Nguyễn, thơ mộng với dòng Hương, đỉnh Ngự, dễ thương với những o nữ sinh của các trường Đồng Khánh, Jean D'Arc... mà ít ai để ý đến những vùng quê của xứ Huế, hay đúng ra của mảnh đất Thuận Hóa hoặc tỉnh Thừa Thiên.
Một đặc điểm của đất Thuận Hóa (Huế) so với những vùng đất khác trên đất nước Việt Nam là giọng nói với âm sắc độc đáo và những thổ ngữ cực kỳ đặc biệt. Trên một vùng đất khá chật hẹp, dựa lưng vào dãy Trường Sơn và ngó ra cửa biển Thuận An, đất Thuận Hóa có rất nhiều thổ âm khác nhau đi từ vùng giáp giới Quảng Trị ở phía bắc xuôi về các vùng giáp giới Đà Nẵng ở mặt Nam.
Tiếng Huế nơi vùng cố đô có những âm sắc đãi đãi quý phái của các "mệ", các "mụ" trong Tôn Nhơn Phủ dòng dõi hoàng gia tôn thất. Còn tiếng nói dân quê xứ Huế thì thật đa dạng, thay đổi từ huyện này sang huyện khác tùy theo sự kiêng cữ những từ ngữ liên quan đến thành hoàng, tổ tiên của mỗi gia tộc.
Trước 1945,thổ âm của những miền quê xứ Huế còn giữ những nét đặt thù từ khi chúa Nguyễn vô lập nghiệp. Nhưng về sau, nhất là sau 1954, do phong trào di cư, những quân nhân công chức Bắc Nam đến làm ăn, công tác hoặc đồn trú đã làm cho đất Thừa Thiên không còn khép kín như trước nữa. Còn dân thổ sanh Huế cũng ra đi tản mát bốn phương trời nên ít người nhớ lại tiếng địa phương của mình nữa. Chỉ còn cái âm sắc trầm nặng của tiếng Huế đã đủ để dân Hà Nội, Sài Gòn nghe mệt rồi, chứ đừng nói các thổ ngữ đặc biệt. Bởi vậy dân Huế khi ra ngoài, nhiều người cố làm cho âm sắc của mình nhẹ đi bằng cách trồi cao giọng hẳn lên một bát trình (octave).
Thổ âm và thổ ngữ của miền quê xứ Huế đã từng được học giả Lê Ngọc Trụ, giáo sư Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, bảo trợ cho một sinh viên làm luận án và tôi đã được giáo sư Trụ cho xem qua khi còn là bản nháp. Đây là một luận án rất giá trị, nhưng tiếc tôi đã không thể nhớ tên tác giả, chỉ biết ông không phải nguyên quán ở Huế, hình như là người gốc Quảng Nam (hay cha Quảng mẹ Huế gì đó) đã sống ở Huế từ hồi bé cho nên rất nặng tình với đất Thuận Hóa. Còn tôi thì cha mẹ người miền Bắc, lúc tôi còn ẵm ngửa mẹ tôi vô Huế làm ăn, tôi lớn lên ở Huế, sinh sống, học hành, ăn các món ăn Huế, nhất là "uống nước ở Huế nên bị đổi giọng". Tôi cũng đã từng yêu o gái Huế gót như son! Do đó, như tác giả tập luận án nói trên, tôi rất nặng tình với mảnh đất mà tôi gọi là quê hương thời thơ ấu của tôi.
Trên trang đầu của tập luận án, tác giả đã ghi một bài thơ bốn câu dùng toàn thổ âm xứ Huế:
Đột nác ngoài cươi hấng đã bưa
Nồi cơm côi núc lả đun vừa
Trách cá trả keng bù nêm mói
Rào sau xắc nạng đặng ngơi trưa
Tôi xin chú nghĩa như sau:
Câu đầu: Đội nác ngoài cươi hấng đã bưa. Đội nác tức là lu nước. Ở Huế có nhiều nơi bán lu vại hay đồ bằng đất nung gọi là hàng lột đột. Nác là nước, đọc trại ra, cũng như tên làng Phước Yên đọc là Phác Yên.
Cươi là cái sân, như sân phơi lúa nói là cươi phơi ló.
Đã bươi đầy đủ vừa vặn, thỏa thê. Đã có nghĩa là thỏa; còn bươi có nghĩa là đủ rồi, no rồi. Như Hàn Mặc Tử có câu thơ: "Tình yêu chưa đã, mến chưa bưa". Vậy câu đầu có nghĩa là: lu nước ngoài sân đã dư dả, đầy đủ hả hê.
Câu thứ hai: Nồi cơm côi núc lả đun vừa.
Côi núc là trên bếp. Côi có nghĩa là trê, như trên đầu là côi trối, trên đó là côi nớ. Núc tức là bếp núc. Tiếng Việt Nam mình nói chung hay có những chữ đôi như đường xá, bếp núc, nhơ nhớp, nghỉ ngơi v.v... Tùy theo địa phương, đôi khi những chữ đôi được tách ra và dùng một chữ thôi như đường, bếp, nhơ, nghỉ... hoặc nói sá, núc, nhớp, ngơi... Lả tức là lửa đọc trại ra.
Cả câu hai có nghĩa là: nồi cơm trên bếp lửa đun vừa phải.
Câu thứ ba: Trách cá, trả keng bù nêm mói.
Trách và trả là hai loại nồi bằng đất nung, tùy theo cách dùng để kho hay nấu, luộc. Hình dạng của cái trách và cái trả có khác nhau.
Keng bù canh bầu nói trái lại
Nêm mói nêm muối nói trại ra
Cả câu thứ ba: trách cá nồi canh bầu được nêm thêm muối
Câu thứ tư: Rào sau xắc nạng đặng ngơi trưa.
Rào sau: cái ao ở phía sau
Xắc: giặt, vò trong nước cho sạch. Nạng: cái quần. Ngơi: nghỉ, ngủ. Con nít ngủ gọi là thét.
Cả câu bốn có nghĩa: ra ngoài ao sau để giặt quần áo xong rồi đi ngủ trưa.
Tôi xin diễn lại bài thơ trên bằng ngôn ngữ thông dụng đại khái như sau:
Lu nước ngoài sân hứng thỏa thê.
Nồi cơm trên bếp lửa đun vừa
Niêu cá, nồi canh bầu thêm muối
Quần giặt ao vườn xong ngủ trưa.
Đây là một bài thơ mà tác giả cố nhét những thổ ngữ Thừa Thiên Huế vô cho vui. Có vài thổ ngữ không đặc biệt của đất Thừa Thiên chẳng hạn như xắc (giặc) là tiếng thuộc vùng quê Quảng Trị. Ngay cả Thừa Thiên, các thổ ngữ cũng thường được dùng theo cú pháp và theo địa phương, như chữ bếp núc, đôi lúc họ dùng chữ bếp, đôi lúc dùng chữ núc. Họ nói bếp lửa chứ không nói núc lửa. Đôi khi chữ núc được dùng để chỉ một phần nhỏ của cái bếp như nói Ông Núc, tức là Ông Táo, ông đồ rau. Còn các từ nói trại như keng bù, mói... không nhất thiết dùng ở tất cả các địa phương. Nói trại vì cữ tên của thành hoàng, tổ tiên, cha mẹ...
Một điểm đáng lưu ý là cách nói của dân thị thành cố đô Huế khác với cách nói của dân miền quê. Thành phố Huế vốn là trung tâm văn hóa nên có cách nói thanh bai lịch sự, đôi khi kiểu cách, nhiều chữ đã đi vào văn chương như mô, tê, răng, rứa, chừ... Dân quê Huế ăn nói quê kệch hơn là điều dĩ nhiên.
Để kết luận tôi xin kể lại một giai thoại về một cặp trai gái miền quê xứ Huế:
Chàng trai gặp cô gái trên đường đi chợ. Chàng tỏ tình, nàng bèn trách rằng:
Phách tấu yênh ni, thiệt trẽn chưa
Dớ đâu mô có, noài thương bừa
Khi mô ở nể, lên chơi hí
Ăn mắm yêm mần, chấm chột nưa
Phách tấu: nói dóc, nói xạo
Yêng ni: anh này
Trẽn: mắc cỡ, như trong chữ trơ trẽn
Dớ dau: nhớ nhau đọc trại ra,
Noái: nói, đãi miệng ra.
Ở nể: ở không, rãnh rỗi (Ở Huế, ăn cơm nể là ăn cơm lạt, không có thức ăn.
Yêm: em, như yêng yêm mềnh là anh em mình.
Chột nưa: dọc lá của cây nưa (cây dọc mùng, dọc bạc)
Nguyên bài có nghĩa là: Anh là kẻ nói không mắc cỡ. Cứ nói yêu thương mà không nhớ nhung gì cả, nhưng bữa nào rảnh lên nhà em, em làm mắm chấm dọc nưa cho anh ăn.
Chàng trai cứ lần khân trò chuyện hoài, nàng phải dứt khoát nói rằng:
Trưa trật trưa trề, trễ chợ rồi
Chộ nhau ngoài sá, để rồi lưa
Trầu cau bọ mạ yêng mang lại
Mai mối cấy giôôn sướng mấy hồi!
Chộ: thấy, gặp. Nằm chộ là nằm thấy, nằm chiêm bao.
Rồi lưa: rồi sau này. Lưa là còn sót lại như cây da bến cộ còn lưa.
Cấy giôôn: vợ chồng.
Cả đoạn thơ trên có nghĩa là: Thôi trưa quá rồi, để em đi kẻo trễ chợ, gặp nhau ngoài đường đây để rồi sau này cha mẹ anh mang trầu cau lại, mình sẽ là vợ chồng mấy hồi.