Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

KIÊN GIANG

NGUYỄN LONG HỒ

Kiên Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nói Kiên Giang ít người để ý, nhưng nói Hà Tiên thì nhiều ngươi nhắc nhở. Vì Hà Tiên đẹp chỉ thua có Vịnh Hạ Long, nên ai ở hải ngoại về có dịp là thăm Hà Tiên- Phú Quốc.
Kiên Giang có diện tích 6.269 km2, dân số năm 2002 là 1.565.900 người gồm Việt, Khmer, Hoa, Chăm, tỉnh lỵ là Thị xã Rạch Giá, Thị xã hà Tiên và 11 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Giêng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc và Kiên Hải (2 huyện cáo là Hải Đảo).
Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam đất Việt. Phía đông và đông nam giáp với tỉnh An Giang, TP Cần Thơ và Hậu Giang, phía nam giáp Cà Mâu phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 54 km, ngoài ra còn hơn 100 hòn đảo lươn nhỏ ngoài vịnh. Kiên Giang cách TP Saigon 250 km.
Vì là tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long, lại có hàng trăm hải đảo lớn nhỏ nên Kiên Giang có những đồng lúa phì nhiêu và cũng có những tài nguyên về hải sản, khoáng sản và nhất là nhiều địa danh để phát triển du lịch. Nằm ven vịnh Thái Lan, Kiên Giang thông thương với quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Về đường hàng không thì tỉnh có ba sân bay loại trung là Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên.
Về khí hậu thì Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 27 độ C, quanh năm không quá nóng hay quá lạnh. Chia ra 2 mùa rõ rệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trung bình năm là 2. 016 mm. Vì tỉnh ít khi chịu trực tiếp của bão tố; nên ánh nắng và nhiệt độ tương đối dồi dào giúp cho việc trồng cấy và chăn nuôi phát triển thuận lợi.
Dân chúng Kiên Giang sống chính bằng nghề nông, nhưng ghề biển cũng phát đạt. Biển Kiên Giang có những bãi tôm và những luồng cá lơn. Nhiều loại cá được ưa chuộng như: thu, chim, nhám, bạc má, he, cá thiều… và Kiên Giang- Phú Quốc còn nổi tiếng về nghề làm nước mắm nữa!
Kiên Giang là tỉnh có đông người Việt, chiếm 85 %, người Khmer chiếm 12 % và người Hoa chiếm 3 %. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy hàng loạt di chỉ một nền văn hóa cổ thuộc văn hóa Óc Eo ở vùng Ba Thê và lan rộng khắp tỉnh. (Óc Eo một thời là trung tâm giao dịch với bên ngoài của Vương Quốc Phù Nam, trước và sau công nguyên), với nhiều khu mộ táng cổ, đặc biệt một Yoni bằng đá có bề mặ 1,19 m2 và một Linga bằng đá cáo 1,1 m, đường kính 0,5 m, cùng nhiều tượng Phật quý.
Kiên Giang có nhiều đại danh nổi tiếng đi vào lịch sử như rừng U Minh, Hòn Đất, Hà Tiên, Phú Quốc… được thiên nhiên ưu đãi có nhiều danh lam thắng cảnh như “Non Nước Hà Tiên”, “Biển Trời Phú Quốc”. Hà Tiên cách Rạch Giá 90 km về hướng tây bắc là nơi có nhiều cảnh đẹp kỳ thú với nhiều hang động, núi non, chùa chiền, lăng mộ và nhiều hòn đảo gần xa.
Đặc biệt, Hà Tiên còn là nơi ra đời của Hội Tao Đàn Chiêu Anh Các, một thi văn đàn thuộc và bậc sớm nhất ở miền Nam do Mạc Thiên tích khởi đầu. Đồng thời Hà Tiên cũng là nơi “chôn nhau, cắt tốn” của cố thi sĩ Đông Hồ, nhà thơ, nhà văn hóa Việt Nam.
Người viết xin viết lướt qua về cố thi sĩ này: Đông Hồ sanh năm 1906 và mất ngày 25 tháng 3 năm 1969 tại Saigon, tên thật là Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, hiệu Đông Hồ và Hòa Bích, quê ở làng Mỹ Đức, tỉnh Hà Tiên, nay thuộc tỉnh Kiên Giang. Đông hồ đã lập Trí Đức Học Xá, một trường dạy quốc ngữ ở Hà Tiên từ năm 1926, nhằm truyền bá nền văn hóa Việt vào tận vùng cực Nam đất Việt. Ông cũng chủ trương tờ báo Sống từ 1935, và đã viết vài cho các báo: Nam Phong, Trung Bắc Tân Văn Đông Pháp Thời Báo, Kỳ Lâm Báo, P.hù Nữ Tân Văn, Mai, Tri Tân… Khoảng năm 1952, ông lập nhà xuất bản Bốn Phương và ra báo Nhân Lọa ở Saigon. Năm 1964, ông dạy văn học ở Đại Học Văn Khoa Saigon.
Tác phẩm để lại cho đời: Linh Phượng Tập Lệ Ký (1928), Thơn Đông Hồ (1932), Cô Gái Xuân (Thơ, 1935), Hoài Cảm (1933), Thăm Đảo Phú Quốc (1927), Chuyện Cầu Tiê ở Phượng Thành (1932), Lý Thư Đọc Sách (1932), Trinh Trắng (tuyển thơ, 1961), Truyện Song Tinh của Nguyễn Hữu Hào (Sao lực khảo cứu, 1962), Ức Viên Thi Thoại (1909), Văn Học Miền Nam, Văn Học Hà Tiên (1970, được xuất bản sau ông mất). Cố thi sĩ Đông Hồ là người đa tài như các tác phẩm để lại ở trên như văn, biên khảo, ký, văn học sử. Tiêng về thơ ông đã đi từ thơ cũ đến thơ mới, đặc biệt với tập Linh Phương Tập Lệ Ký, khóc vợ, vừa thơ vừa văn xuôi đã diễn tả nỗi buồn của tác giả và cả thời đại khi đó phải ngậm ngùi. Trong thập niên 20 của thế kỷ trước xuất hiện hai tiếng khóc bằng thơ: Tương Phố khóc chòng và Đông Hồ khóc vợ, như luồng gió thu hiu hắt thổi vào băn đàn và lòng công chúng yêu thơ nỗi buồn man mác khó quên…!
* Đền thờ Nguyễn Trung Trực:
Đền thờ ông Nguyễn Trng Trực ở số 18 đường Nguyễn Công Trứ, thị xã Rạch Giá là một di tích lịch sử đã có từ hơn một thế kỷ nay. Ông là người kãnh đạo chống Pháp suốt 7 năm ở Miền Nam. Có những chiến công như đốt tầu Esperance của Pháp trên dòng sông Nhật Tảo năm 1861, đánh thành Kiên Giang năm 1868. Để ghi nhớ công ơn nay tượng đài ông được đặt tại trung tâm thành phố và cứ vào các ngày 27, 28,29 tháng 8 âm lịch hàng năm dân chúng Rạch Giá- Kiên Giang lại làm lễ giỗ, có cộ hoa, rất đông dân chúng khắp nơi đến tham dự. Mọi người đều nhớ lời nói bất hủ để đời của ông trước khi hy sinh: “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây!” Ngay thành phố người viết cư ngụ tại Hoa Kỳ cũng có Hội Tương Tế Đồng Hương Kiên Giang và hàng năm cũng làm lễ giỗ anh hùng Nguyễn Trung Trực trọng thể vào ngày nói trên. Ngày giỗ không chỉ thu hút người Kiên Giang mà cả người nơi khác cũng tới tham dự rất đông vui.
* Nhà Thờ Lăng Mộ Dòng Họ Mạc:
Tới Hà Tiên ai cũng muốn viếng dòng họ đã có công khai phá miền đất hoang vu mà nay trở thành Hà Tiên đó là dòng họ Mạc Cửu. Tại Thị Xã Hà Tiên, trên một ngọn đồi cách Hà Tiên 2 km về phía tây, là nơi có nhiều lăng tẩm của dòng họ Mạc Cửu, đã xây dựng cách nay hơn 300 năm. Hai bên là mộ con cháu như Tổng Binh Đại Đô đốc Mạc Thiên Tích, Tham Tướng Mạc Tử Hoàng, lăng bà Mạc Thiên Tích, Mạc Công Du, Mạc Công Tây.
Dưới chân đồi là nhà thờ tổ dòng họ Mạc luôn mở rộng cửa đón khách thập phương tới thăm viếng, thắp nén nhang tưởng nhớ đến vị Khai Trấn Quốc Công Mạc Cửu, người có công khái phá vùng đat hiang xưa trở thành thị xã Hà Tiên sầm uất ngày nay. Tại nơi đây khách thăm viếng còn thấy dấu tích của một chiến lũy là một bờ thành trồng toàn tre gai dài gần 2 km, chiều rộng khoảng 1 km do Mạc Thiên Tích xây đắp để ngăn chặn giặc bên ngoài đến xâm phạm bờ cõi hay cướp bóc dân chúng địa phương.
* Chùa Phù Dung- Tam Bải:
Chùa Phù Dung còn gọi là Phù CỪ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tích (Mạc Thiên Tứ) dựng vào khoảng giữa thế kỷ 18 tại chân núi Bình Sơn, thị xã Hà Tiên cho nàng Ai Cơ Phù Cừ (Nguyễn thị Xuân), vợ thý hai của ông. Mạc Thiên tứ là con của Mạc Cửu và là một danh sĩ thời Chúa Nguyễn, được Chúa Nguyễn phong là Tông Đức Hầu (Công, Hầu, Khanh, Tướng là bốn tước cao quý của triều Nguyễn) vì ông là người có công nối nghiệp cha mở mang trấn Hà Tiên. Chùa được trùng tu nhiều lần. Chánh điện có nhiều tượng Phật, đặc biệt có tượng Phật thích Ca bằng đồng đưa từ Trung Quốc về thờ. Phía sau chánh điện có điện thờ Ngọc Hoàng. Trong khuôn viên chùa có khu mộ tháp của bà Nguyễn Thị Xuân và bốn vị sư.
Chùa tam Bảo còn có tên là Sắc Tứ Tam Bảo Tự do ông Thống Binh Mạc Cửu Có công khai phá vùng đất Hà tiên, dựng vào năm 1730, tại số 328, đường Phương Thành, thị xã Hà Tiên. Ngôi chùa xưa bị sụp đổ, chùa hiện nay do Hòa thượng Phước Ân tạo dựng vào năm 1930. Trong điện thờ có pho tượng Đức A Di Đà bằng đồng cao 2, 30m. Bên ngoài khuôn viên chùa có khu mộ của 161 vị sư trụ trì. Phía trước chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đứng trên đài sen.
* Cảnh Đẹp Hà Tiên:
Hà Tiên là một thị xã biên giới, nên khi tới người viết cho xe chạy tới sát đồn biên giới xem ra sao. Gần tới cổng biên giới, người viết định chụp vài tấm hình kỷ niệm thì lính biên phòng ra ngăn cản và yêu cầu xe quay trở lại. Trên đường trở lại có dừng lại chỗ tượng đài kỷ niệm mấy trăm dân chúng Việt bị lính Miên thời Pôn- cốt tràn sang “Cáp Duồn”, giết hại!
Đặc biệt của Hà Tiên là cảnh thiên nhiên có thể chia thành hai nơi cách nhau khoảng 30 km, một ở thị xã và một ở Hòn Chồng và xi măng Hà Tiên. Người viết đã nhìn thấy ít ra là 2 nhà máy xi măng rất lớn trên đường đi. Chính có những dãy núi làm nguyên liệu xi măng, ngày đêm sản xuất, khói bụi mịt mù làm ô nhiễm nên mấy một phần vẻ đẹp thiên nhiên và không khí trong lành của thị xã vùng vịnh Hà Tiên.
* Đông Hồ:
Đông Hồ đây là hồ đẹp phía đông chứ không phải tên thi sĩ Đông Hồ. Hồ nằm về phía đông thị xã Hà Tiên dài khoảng 3 km, rộng gần 2 km. Phía hữu ngạn có nú Ngũ Hổ, phía tả ngạn là dãy núi Tô Châu, phía đông có sông Hà Tiên đoạn dẫn ra biển. Một hồ nước phẳng lẵng giữa bốn bề là sông núi, cây cỏ tạo nên phong cảnh thơ mộng tự nhiên!
Chắc có lẽ vì phong cảnh hữu tình, sinh ra và lớn lên tại đây Lâm Tấn Phác kấy hồ nầy làm bút hiệu. Và Đông Hồ đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam vậy.
Cách thị xã Hà Tiên 4 km là Mũi Nai, có độ cao nhô mình ra ngoài biển, hình dạng giống như đầu một con nai đang nghếch mõm nhìn trời. Trên đỉnh núi có ngọn hải đăng xây từ thế kỷ 19. Bờ biển bán đão Mũi Nai có hai bãi cát đẹp là bãi Nô và bãi Bằng. Bãi Nô nằm cạnh xóm Chài, nhà cửa đông vui. Bãi Bằng là bãi cát bằng phẳng rất tất cho nghỉ ngơi, tắm biển. Đứng ở đây những ngày trời trong mây tạnh chúng ta có thể nhìn thấy đảo Phú Quốc, đảo Hải Tặc…
* Thạch Động:
Thạch Động nằm trong hòn nín đứng chơ vơ giữa vùng đất nằm kế quốc lộ 17, cách thị xã Hà Tiên 3 km. Thạc Động còn được gọi là “Thạch Động Thôn Vân” (động đá nuốt mây). Cửa động ở độ cao 50m, lúc sáng tinh sương, những vừng mây trắng nhẹ như bông bay là qua đỉnh động, bị cản bất thường mây dừng lại rồi từ từ tỏa quanh cửa động như mây đang chui vào trong cửa động. Hang khá rộng, trên trần hang có nhiều thạch nhũ hình thù lạ mắt. Trong núi này còn có Hang Dơi, trước hang có một độc bình rất lớn và tượng Phật Bà Quan âm đứng trên tòa sen. Đi nữa sẽ tới hang Bồng Lai có tượng Phật cao 1,50m, rồi hang Kim Quy có hai con rùa đá. Men theo đường mòn trên núi khách thập phương theo hướng dẫn viên đi từ hang này tới hang kia vòng quanh núi đá, trên đường đi xuống có hang Trống Ngực, vào hang lấy hòn đá nhô gõ vào tảng đá lớn tiếng dội vang xa như trống và leo tới đây ai cũng mệt đừ, ngực đánh trống liên hồi nên có tên Trống Ngực?
* Hòn Phụ Tử:
Hòn Phụ Tử đứng chênh vênh giữa biển nước trong xanh, trông không khác các hòn núi ở Vịnh Hạ Long. Khu vực này nay là khu du lịch nên có đủ hàng quán, khách sạn. Du khách đi qua Chùa Hang (chùa trong hang) có thờ nhiều tượng Phật, ai đi qua cũng ghé vô thắp nhang khấn lấy, sau đó tới bãi ghe thuyền của công ty du lịch. Thuê bao một ghe nhỏ 4 người 140 ngàn để đi thăm các hòn. Đặc biệt trong đó có hang vua Gia Long ẩn trốn quân Tây Sơn. Tới cửa hang phải cởi giầy, đi dép vì lội nước tới ống chân. Lội vô trong hang rộng có nhiều hình tượng, có hòn đá trông giống như cỗ ngai, hướng dẫn viên nói là nơi vua Gia Long ngồi mỗi khi tới đây. Một hôm ông đang dùng bữa thì có tin quân Tây Sơn tới gần, ông cầm đùi gà ăn dở vất lên vách đá, nay chỗ này trông như đùi gà còn đó với thời gian. Cuối hang, khách leo hết mười mấy bậc thang bằng gỗ là tới một giếng nước ngọt trong vắt. Đấy đúng là một hang lý tưởng để ẩn trốn lâu ngày.
* Bãi Dương:
Bãi Dương dài khoảng 2 km, có lẽ đây là bãi tắm tốt nhất Hà Tiên, với những hàng dương râm mát, xen kẽ những cây thốt nốt, bãi cát mịn dài thoai thoải ra biển xa vẫn không có đá ngầm. Sau Bãi Dương là Bãi Dầu, cuối bãi có một mỏm đất nhô ra biển, bên trên là một đồi nhỏ, trông rất ngộ, nene thơ, và đó có tên là Hòn Trèm. Từ Hòn Trèm đi khoảng 1 km đến Chùa Hang như đã nói ở trên. Cách Chùa Hang vài trăm mét là Hòn Phụ Tử ngoài khơi, hình dáng như hai cha con quấn quýt bên nhau.
* Hòn Nghệ:
Theo thiển kiến của người viết thì Hòn Nghệ là hòn đảo nên thơ đẹp nhứt vùng, cách bờ biển hơn 1 giờ ghe máy. Trên đảo có dân cư ngụ, chung quanh đảo là những bãi tắm với những làn nước trong vắt nhìn thấy đáy khách có thể vừa tắm vừa bơi đi ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng, chúng rực rỡ không khác gì trong tranh muôn mâu. Trên Đảo có chàu Hang, bên cạnh là một bưc tượng Quan Âm Bồ Tát lớn, mặt hướng ra biển.
Ngoài khơi Kiên Giang còn là vùng biển trù phú với 15 hòn đảo lưosn nhỏ nằm rải rác, có những hòn đảo dân cư đông đúc như đảo Hòn tre (Hòn Rùa), là huyện lỵ Kiên Hải, cách thị xa Rạch Giá 25 km… Ngoài ra còn có hòn Lại Sơn và quần đảo Nam Du, gồm 20 hòn đảo nối tiếp nhau nhô lên mặt biển.
* Đảo Phú Quốc:
Phú Quốc là đảo lớn nhất của nước Việt, nằm trong vịnh Thái Lan cũng là đất cực Nam thuộc tỉnh Kiên Giang. Thị trấn Dương Đông, thủ phủ của đảo cách thị xã Lạch Giá 120 km và cách Hà Tiên 45 km.
Huyện Phú Quốc bao gồm 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc lớn hơn hết với diện tích 573 km2, dài 50 km, nơi rộng nhất ở phía bắc đảo 25 km. Hình dạng Phú Quốc thoai thoải chạy từ nam tới bắc với 99 ngọn núi đồi. Dân chúng sống trên đảo lên đến 45.000 người.
Phú Quốc được mệnh danh là Hòn Đảo Ngọc bởi sự phong phú quang cảnh thiên nhiên, có những khu rừng nguyên sinh phía đông bắc đảo, gỗ quý, chim muông tụ về huyên náo cả một vùng trời. Viền chung quanh đảo là những bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Khem, Ghềnh Dầu, Lạch Tràm, rạch Vẹm. Khách bốn phương tới đây có thể tắm biển, leo núi, tắm sông, xem hang động, vào rừng để quan sát cuộc sống của chim muông, thú vật hoang dã.
Ai cũng biết ở đây nổi tiếng là Nước Mắm Phú Quốc.
Không những nổi tiếng ở trong nước mà người Việt hải ngoại cũng tìm mua để ăn hàng ngày! Vì nước mắm Phú Quốc được đặc chế bằng loại cá cơm mà chỉ ở vùng biển nầy mới có nhiều. Nước mắm có độ sạm cao (40 độ), hàng năm sản xuất khoảng 6 triệu lít. Ngoài khơi biển Phú Quốc rất nhiều các loại tôm, cua, cá… Do đó ở đây có tới 2.000 tàu đánh cá tôm, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 35.000 tấn.
Phú Quốc có các cảng An Thới, cảng Hòn Thơm, nơi cập bến của ghe tầu trong nước và quốc tế để trao đổi hàng hóa. Đảo Phú Quốc là nơi có nhiều di tích lịch sử như khu căn cứ của anh hùng Nguyễn Trung Trực, những kỷ vật của vua Gia Long trong những năm tháng trời trôi dạt ra đảo hồi Thế ky 18.
Từ Sài Gòn đáp máy bay hết 40 phút ra đến Phú Quốc, hoặc đi tàu biển từ Hà Tiên ra Phú Quốc mất 8 giờ
2- HẬU GIANG VÀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ:
Thành phố Cần Thơ nguyên là thành phố thuộc tỉnh Cần Thơ nay nhà cầm quyền VC tách ra và nâng lên thành thành phố trực thuộc trung ương cùng với 5 thành phố khác ở Việt Nam. Tp Cần Thơ có diện tích 1.389,60 km2, với dân số năm 2002 là 1.112.000 người, gồm Việt, Khmer, Hoa, Chăm… Cơ cấu hành chánh: với thành phố Cần Thơ cũ và các huyện Ô Môn, Thốt Nốt, một số xã ấp của 2 huyện Châu thành A và Châu Thành B. Tp Cần Thơ hiện nay tiếp giáp với 5 tỉnh, phía bắc là An Giang và Đồng Tháp, phía dông là Vĩnh Long, phía nam là Hậu Giang và phía tây là Kiên Giang.
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Phía bắc tỉnh Hậu Giang giáp TP Cần Thơ, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu về phái tây giáp tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Hậu Giang có diện tích là 1.607,72 km2, dân số năm 2002 là 766.000 người gồm Việt, Khmer, Hoa, Chăm. Tỉnh lỵ là thị xã Vị Thanh gồm các huyện Phụng Hiệp, Vị thủy, Long Mỹ, một số xã ấp của hai huyện Châu Thành A và Châu thành.
Hai tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều sông ngòi, kinh rạch chằng chịt như: Sông Hậu, sông Cần thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No, sông Cái Sắn… Các đường lớnc hạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Thành phố Cần Thơ là trung tâm về nhiều mặt của cả vùng Miền tây Nam Phần. Cần Thơ có cảng quốc tế Cái Cui có thể tiếp nhận 5.000 tấn, có sân bay Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu.
Khí hậu Cần thơ và Hậu Giang điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, chia ra hai mùa rõ rẹt. Mùa mưa từ tháng năm đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thnafh phố Cần Thơ cách Saigon 169 km. thị xã Vị Thanh cách TP Cần Thơ khoảng 60 km. Từ xa xưa vùng đất này đã là trùn tâm lúa gạo của Miền tây, hiện nay vẫn là một trong số địa phương sản xuất lúa gạo lớn nhất trong cả nước. Là miền đất phù sa của các sông ngòi nên rất tốt cho việc cấy lúa và các cây ăn trái. Cần Thơ và Hậu Giang còn có nguồn thủy sản khá phong phú như nuôi tôm, cá nước ngọt, với hơn 5.00 ha và chăn nuôi gia súc. Tại đây cũng là trung tâm công nghiệp có các nhà máy chế biến nông, thủy sản, cơ khí, điện năng, hóa chất và vật liệu xây dựng…
Thành phố Cần Thơ trước 75 còn có tên là Tây Đô với bến Ninh Kiều, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học như Viện Đại Học Cần Thơ, Viện Nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long…
* Mộ Nhà Thơ Phan Văn Trị:
Mộ nằm tại ấp Nhơn Lộc 1, xã Nhơn Ái, huyện Châu thành A, cách trung tâm Tp Cần Thơ 16 km, giữa vùng quê nổi tiếng trù phú cây trái và lúa gạo.
Cụ Phan Văn Trị sanh năm 1830, tại xã thạch Phú Đông, huyện Giồng Tân tỉnh Bến Tre. Ông mất năm 1910 tại Nhơn Ái huyện Châu Thành, Cần Thơ. Ông đậu cử nhân khoa Kỷ Dậu (1849) nhưng chán ghét triều đình nhà Nguyễn nên không ra làm quan. Ông về làng Bình Cách (Tân An), sau dời đến Phong Điền, Cần Thơ mở rường dạy học. Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kỳ, ông là một trong những người chủ trương kháng chiến. Ông là một trong những sĩ phu đề xướng phong trào Tỵ Địa, được đông đảo sĩ phu Nam Kỳ lúc đó hưởng ứng ông là bạn tâm giao với nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Phan Văn Trị sáng tác nhiều nhưng tới nay chưa sưu tầm được hết. Hiện mới tìm thấy khoảng 100 bài thơ, có những tiêu đề khác nhau như: Con Mèo, Cái Cối Xay, Hột Lúa, Con rận, Cào Cào, Con Cóc.v..v.. và chùm thơ tự thuật họa 10 bài của Tôn Thọ Tường. Phan văn Trị thường vịnh cảnh, vịnh vật để bày tỏ chí hướng cứu dân giúp đời. Sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ, ông làm thơ với lòng yêu đất nước và thân phận của người dân bị đô hộ. Ông Phan Văn Trị đã có thời gian bút chiến (họa đi họa lại) với Tôn Thọ Tường. Người viết nhớ nhất hai câu:
“Đừng mượn hơi hùm rung nhát khỉ,
Lòng ta sắt đá há lung lay!”
Tới Cần Thơ đi thăm mộ cụ Phan Văn Trị, để nghiêng mình trướcmootj danh nhân của Nam Kỳ nói riêng và cả nước nói chung vậy.
* Bến Ninh Kiều:
Qua Bắc Cần Thơ để tới Châu Thành Cần Thơ, người viết thấy xa xa hướng tay trái người ta đang dựng những bảnb mốc để xây cầu Cầu Cần Thơ qua sông Hậu. Nghe đâu co nhà thầu Nhật Bổn xây cất. Nếu hoàn thành thì có lẽ cây cầu này dài nhứt nhì miền Nam, và nó sẽ giúp cho lưu thông nhanh chóng, tiết kiện được thì giờ và tiền bạc của dân chúng.
Tới Cần Thơ là phải tới Bến Ninh Kiều vì nó ở ngay trung tâm thành phố, lại gần bên chợ Cần Thơ.
Tên Ninh Kiều là một kỷ niệm chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo. Bến này tấp nập suốt ngày, ghe thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu. Và tới đây để chứng nghiệm câu ca dao cửa miêng xem có đúng chăng:
“Chiều chiều ra bến Ninh Kiều,
Dưới chân tượng Bác đĩ nhiều hơn dân!”
Sau ba mươi năm thống nhất, hòa bình, một thành phố trước đây gọi là “Tây Đô” nay được cai trị bởi những con người tự vỗ ngực là đỉnh cao trí tuệ của loài người, mà tới nông nỗi này sao? Không tin hãy tới nơi tìm hiểu!
Cần Thơ trước 75 có Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn IV- Quân Khu 4, do thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam làm tư lệnh. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, VC chiếm Miền Nam và theo lệnh của Dương Văn Minh, quan lực Việt Nam Cộng Hòa phải buông súng đầu hàng. Ông đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào ngày 1 tháng 5 để bảo toàn khí tiết một vị tướng lãnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa.
Người viết xin trích đôi dòng tiểu sử để độc giả bốn phương nhớ lại vị “Anh hùng” của quân đội, được mọi người dân kính nhớ:
Tướng Nguyễn Khoa Nam sanh tại Đà Nẵng, ngày 23 tháng 9 năm 1927, gố xã Cựu tây, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, xuất thân từ một gia đình theo đạo Phật. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Khoa Túc, Thanh tra học chánh thời Pháp thành phố Đà Nẵng, hồi hưu năm 1941. Thân mẫu ông là cụ Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lúy Vương. Trong nhiều khía cạnh, ông được thừa hưởng tất cả tinh hoa của cả bên nội, lẫn bên ngoại.
Ông là con trai giữa trong gia đình có năm anh em, nhưng hai anh lớn mất sớm, chỉ còn lại ba chị em. Chị ông là bà Nguyễn Khoa Diệu Khâm, trong nhành y tế tại Saigon và đã hồi hưu. Em trai là Nguyễn Khoa phục vụ trong ngành giáo dục và cũng là cựu nghị sĩ dưới chế độ VNCH.
Tướng Nguyễn Khoa Nam đạu bằng Thành Chung Phá năm 1944, sau đỗ Tú Tìa năm 1946. Ông tốt nghiệp trường Hành chánh Huế, làm việc tại Sở Ngân sách Trung Việt cấp bậc Chủ sự phòng từ năm 1951. Cũng như nhiều thanh niên cùng lứa tuổi, ông đã bị gọi động viên, gia nhập trường Sĩ Quan trừ Bị thủ Đức vào tháng 4 năm 1953. Mãn khóa ông gia nhập binh chủng Nhảy Dù với cấp bậc thiếu úy. Trong suốt thời gian từ tháng 12 năm 1958 đến ngày chia đôi đất nước vào tháng 7 năm 1954, với cương vị một Trung đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 7 Nhảy dù, thiếu úy Nam đã tham gia nhiều cuộc hành quân trên chiến trướng Bắc Việt.
Mùa hè năm 1955, ông là Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 7 Nhảy dù đã tham gia chiến dịch hành quân tảo thanh lực lượng Bình Xuyên tại Saigon. Cuối năm 1955, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Đại Đội trưởng kỹ thuật dù. Trong thời gian nầy ông được cử đ viếng thăm các trung tâm huấn luyện Nhảy dù tại Pau (Pháp) và tại Nhật. Đầu năm 1961, ông được thăng Đại úy.
Năm 1962, Đại úy Nam được đề cử tham dự khóa học về chiến tranh rừng rậm tại Fort Braggs, rồi năm sau, khóa Bộ binh cao cấp tại Fort Benning (Mỹ). Cuối năm 1965, ông được thăng cấp thiếu tá và giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng 5 nhảy dù. Tháng 2 năm 1966, đơn vị ông tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư đoàn 2 Bộ binh tổ chức nhằm tấn công Sư đoàn 2 Bắc Việt và do chiến công nầy thiếu tá Nam được trao tặng đệ tứ đẳng bảo quốc Huân chương.
Sau đó, ông được vinh thăng trung tá và được đề cử giữ chức vụ Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn 3 Dù. Cuối năm 1967, Chiến đoàn Dù do ông chỉ huy đã chiến thắng trận đánh đồi Ngok Van 1416 ở Kontum, tiêu diệt một trung đoàn quân Bắc Việt. Ông được ân thưởng Đệ tam Đẳng bảo quốc Huân Chương và là sĩ quan thứ hai của sư đoàn Nhảy dù, sau trung tướng Đỗ Cao Trí, được tưởng thưởng Huân chương cao quý này lúc còn mang cấp bậc trung tá. Ông cũng được tưởng thưởng huy chương Distinguished Service Medal của Tổng thống Hoa Kỳ.
Đầu năm Mậu Thân 1968, các chiến đoàn nhảy dù được nâng cấp thành các Lữ đoàn. Lữ đoàn 3 nhảy dù được điều động về Saigon tham gia trong trận Mậu Thân tại ven Đô Thành Saigon- Chợ Lớn và ông được thăng Đại tá trong dịp nầy.
Đầu năm 1970, ông được đề cử giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7 bộ binh, kiêm tư lệnh khu chiến thuật Tiền Giang. Giữa năm 1970, ông được vinh thăng Chuẩn tướng nhiệm chức ại mặt trận, cho đến tháng 10 năm 1971 thì được vinh thăng Chuẩn tướng thực thụ. Năm 1972, ông được vinh thăng Thiếu tướng nhiệm chức và tháng 10 năm 1973 được lên Thiếu tướng thực thụ.
Vào tháng 11 năm 1974, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân đoàn IV- Quân khu 4. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Cộng quân chiếm miền nam, với tư cách là tư lệnh Quân đoàn IV- Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam đã quyết định không đầu hàng địch và đã tuẫn tiết vào ngày 1 tháng 5 để bảo toàn khí tiết một vị tướng lãnh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tự sát khi mới 48 tuổi!