Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TÚC TRƯNG, QUÊ TÔI

PHẠM VĂN CƯƠNG

Chim xa bầy thương cây nhớ cội,
Người xa người tội lắm người ơi!
Hình ảnh con chim lạc bầy buồn hiu đảo giữa trời vu vơ thốt lên dôi tiếng kêu rồi lại lặng như suy tư, tưởng nhớ, cứ ám ảnh tôi hoài. Con chim đó là tôi. Dù rằng tôi được sinh ra từ mảnh đất khác, xa lắm, nhưng bố mẹ tôi mang tôi tới Túc Trưng từ hồi còn nhỏ, mảnh đất đã từng nhìn tôi mím môi giơ hai ngón tay bé tí xíu, cúi dần về phía hàng rào để kẹp đuôi con chuồn chuồn đỏ, cho nên nó đã trở thành quê hương của riêng tôi, và làm tôi lưu luyến mãi mỗi khi phải lìa xa.
Tôi nói “phải lìa xa” là vì tôi không còn được tự do để chung sống, chia sẻ và vươn lên cùng với dân làng xã trên mảnh đất ấy nữa rồi.
Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện quê tôi không? Tôi kể bạn nghe nhé!
Cách đây 36 năm, Túc Trưng mới chỉ là một vùng trồng cao su của Pháp, còn hoang vu lắm. Công nhân cạo mũ ở trong những ngôi nhà xây lợp mái đỏ, nằm dưới tàn lá xanh của cây cao su. Họ từ khắp mọi miền đất nước đến đây từ những năm 40, 45, cái thời Pháp còn đi mộ dân phu từ ngoài Bắc đưa vào. Làm lụng lam lũ nhưng họ cũng chỉ kiếm đủ ăn, không bao giơ khá cả. Trời chưa sáng rỏ đã vào rừng, quanh hết gốc cao su này đến gốc cao su này đến gốc cao su khác. Quần áo tối tăm, càng ngày càng lem luốc vì mủ nhựa dính vào. Tốp người cạo mũ thì lúc nào cũng ngữa chổ cầm cây nạo đẩy lên đẩy xuống quanh thân cây một lằn sâu cho mủ trắng chảy xuống. Tốp gom mủ thì khom lưng cúi mặt gỡ từng tô mủ đầy trút vào đôi thùng nhôm tròn dài như ống tre. Tốp khác gánh mủ về điểm tập trung để xe bồn tới chở đi. Công việc cứ tiếp tục như thế, ngày lại ngày.
Quốc lộ 20 nối liền Sài Gòn- Đà Lạt chạy xuyên qua đây. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe khách hay vận tải chạy ngang, khua óc tò mò của mọi người đứng nhìn theo về phía cao nguyên thơ mộng xa xôi hay về phía Sài Gòn hoa lệ. Còn 200 km nữa là lên tới Đà Lạt, và 100 km thôi là về đến Sài Gòn.
Cách khu nhà ở không xa là một ngôi nhà thờ nho nhỏ nhìn ra sân cỏ xanh mướt thật rộng. Bên kia sân, đứng nghiêm một ngôi chùa. Tiếng chuông nhà thờ và tiếng mỏ mỗi sớm, mỗi chiều là nguồn an ủi vô biên cho những con người lao nhọc vất vả nơi đây.
Đồn điền cao su Túc Trưng còn nằm lọt thỏm vào giữa một vùng cây rừng hoang vu rộng lớn cho đến khi có dân di cư đặt chân tới. Dấu chân cọp đã bị đẩy xa đàn theo bước chân phá rừng làm ruộng của đoàn người mới này. Gia đình tôi nằm trong số đồng bào di cư ấy. Từ đấy quê tôi hình thành và lớn dần cho tới ngày nay.
Đám di cư ở làm hai làng. Làng người Kinh và làng người Mường. Làng người Kinh ở sát mé quốc lộ, quây quần thành từng lô, từng dãy bao bọc lấy ngôi thánh đường. Ngoài Bắc, họ là dân Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Tri Khê, vùng biển Trà Cổ. Ngoài ra còn một số người Nùng, họ làm thành một xóm ở chung với chúng tôi trong làng.
Người Mường quen rừng rú nên kéo nhau vào ở sâu bên trong. Họ ở trên nhà sàn, men men chân đồi, nhìn xuống cánh đồng ruộng nước mênh mông: Đồng Trooc và Đồng Suối Dút. Nhóm này do một vị quan lang họ Quách cai trị. Ông Quách Liên, một người được cả làng tôn kính, về sau đắc cử vào Hội đồng tỉnh Long Khánh. Đây làn dân thiểu số văn minh nhất. Ngoài ông Quách Liên, họ cũng có vài sĩ quan cấp tá, cấp úy và một số viên chức hành chánh cấp xã hay cấp quận.
Riêng dân miền Nam sống ở Túc Trưng cũng đủ mọi thành phần. Có người đã ngụ cư thật lâu đời, có người mới tới sau này, gốc miền Tây, gốc Sài Gòn, gốc Biên Hòa, gốc Thủ Đức. Thôi thì đủ thứ.
Có người bảo rằng đất lành chim đậu. Tôi cũng mong ước một hôm nào sớm ngủ dậy nhìn ra thấy quê mình biến đổi, chứ thực ra đất Túc Trưng và người Túc Trưng đã không được yên hàn chút nào cả.
Quê tôi cũng là nơi tập trung nhiều tôn giáo khác nhau. Người Bắc di cư đa số theo Thiên Chúa giáo, số ít theo Phật giáo, số khác theo đạo ông bà. Người Mường cũng thế. Người Thượng, một số theo Thiên Chúa giáo. Người Nam cũng có người là Phật tử, người là giáo dân Công giáo, Cao Đài hay theo đạo thờ ông bà.
Người Bắc tập nói giọng Nam, người Nam tập nói giọng Bắc. Người Mường, người Kinh tập nói tiếng của nhau. Cuộc sống mới được tái lập một cách kiên nhẫn và hạnh phúc. Ai nấy yên tâm vì từ nay trở đi, họ không còn phải sợ cộng sản tráo trở nữa. Họ có ngôi chùa, có thánh đường để đến đọc kinh sớm tối. Họ có các thầy, các cha ở giữa họ, chăm sóc an ủi, răn đe giảng giải cho họ về nước trời, sự hiện hữu của các linh hồn và các thánh, những vị sẵn sàng yểm trợ, thêm sức cho những ai yêu cầu. Thực sự nỗi ám ảnh của Cộng sản vô thần được trút bỏ thì việc đồng áng dù vất vả cũng là niềm vui. Vạn sự khởi đầu nan, người di cư thường khuyên bảo nhau như vậy.
Tôi lớn lên trong khung cảnh đặc biệt ấy. Tôi chạy những bước đầu tiên trên đường đất thôn làng này. Tiếng dế đã mê hoặc và dẫn tôi đi hết bờ rẫy này sang bờ rẫy nọ. Reec...reec...reec... Tai tôi vẫn nhe còn vang vang tiếng dế năm xưa trên mảnh đất thơ ấu cũ. Con dế than to đen như Thượng đang nhổng cặp giò sau nhún nhẩy, phồng cánh gáy inh ỏi, thị uy. Con dế lửa với đôi cánh vàng như áo thầy chùa, ép bụng sát xuống quyết liệt tuyên chiến, rồi đắc thắng cọ hai cánh vào tiếng còi trận, nhòa đi như cánh quạt đang quay, coi đã vô cùng!
Rồi chuồn chuồn nữa. Bạn có đi bắt chuồn chuồn bao giờ không? Có biết cách để chuồn chuồn ngô cắn rốn cho biết bơi không? Nếu không thì để lúc nào tôi sẽ giúp bạn thưởng thức cái đau giật mình đã đi vào cuộc đời thơ ngây mà cho tới giờ tôi còn chưa quen. Cái đau thiên thần, và thiên thần nào cũng bị người lớn lỡm để cười chơi.
Như những vùng quê khác, quê tôi cũng đầy hoa dai và những cánh bướm, khác chăng là có những cây rừng cao to òn sót lại sau những lần phá rừng, nằm rải rác khắp nương rẫy. Đó là nơi làm tổ của những con yểng (nhồng) lông đen bóng, mỏ vàng như nghệ, nơi phục kích của bầy vẹt (két) xanh rình những bắp ngô non mẩy sữa phía dưới.
Lớn hơn một chút, tôi cắp sách tới trường. Bạn học của tôi là những trẻ Trung , Nam, Bắc, Thượng, Nùng. Mỗi sáng thứ hai, chúng tôi xếp thành hàng đứng bên nhau vừa đồng ca vừa ngước nhìn lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ kéo lên cao từ từ trên cột cờ.
Người lớn đang tạo dựng một quê hương thứ hai cho họ và thứ nhất cho những đứa trẻ thuộc thế hệ tôi. Cuộc sống của dân Túc Trưng càng lúc càng dễ chịu, mọi người vui vẻ hạnh phúc. Nhưng niềm hân hoan đó không kéo dài được lâu...
Một hôm, tôi thấy người lớn hoảng hốt. Nhà nào cũng xôn xao ban tán. Ai nấy đều lộ vẻ buồn bã lo sợ khi nói tới chữ “Việt cộng”, “bọn Vẹm”. Tôi cũng đâm sợ lây với cái lo sợ của cha mẹ, bà con lối xóm. Trong trí óc thơ dại của tôi ngày ấy, danh từ “Việt cộng”, “Vẹm” đồng nghĩa với sự chém giết, đánh đập. Cũng từ thưở ấy, tôi làm quen với danh từ “cụ Hồ”. “Cụ Hồ” của dân làng tôi hồi ấy được dùng thay chữ...”con cu”. Mãi đến năm đệ thất đệ lục tôi mới được biết đảng Cộng sản có một tay đầu sỏ được đảng viên cung kính gọi là cụ Hồ. Mà chúng tôi cũng...phản động quá. Hễ giận nhau là cứ ưỡn ra vỗ vỗ vào cái ấy. Bậy thật!
Chẳng bao lâu sau, chính phủ tự do của Tổng thống Ngô Đình Diệm đưa ra chính sách ấp chiến lược, gom làng Thượng, làng Mường ra phía ngoài này, tiếp với giáo xứ Túc Trưng. Tất cả nằm trong ấp chiến lược có giao thông hào, có hàng rào, có cổng gác canh chừng những người ra vào làng. Ơ trong rừng, Việt cộng thỉnh thoảng xuất hiện. Đôi khi người đi rừng gặp cờ Giải phóng, có khi bị bắt dẫn đi và không bao giưof trở lại. Từ đó lực lượng nhân dân phải thay phiên nhau đi tuần hàng đêm. Sự thanh bình mà mọi người phải lìa nơi chon hau cắt rốn để tìm kiếm dựng xây không tồn tại được lâu. Nỗi ám ảnh năm xưa nay trở lại. Ai cũng thở dài ngao ngán.
Người Mường buồn lắm vì xa ruộng xa bờ. Vào trong ấp chiến lược, họ không còn được thấy nhiều bầu trời, nhiều mây trôi như trước. Nhưng thôi, quan lang bảo vào thì vào. Ơ ngoài này, có khi Việt cộng nó cắt mất cái đầu. Bỏ cả trời đất Bắc di cư vào không tiếc, giờ tiếc chi một chút tự do. Vào trong ấp chiến lược, tay chân như vướng víu chật chội. Con trâu không có vũng nằm, không có cỏ non mà lép nhép lúc nghỉ ngơi. Cơn mưa lớn trút xuống, không kịp ra thăm ruộng, bờ lở trôi hết lúa non mới cấy...
Người thượng còn ngơ ngác hơn nữa. Đã bao nhiêu đời họ làm chủ khu rừng và muông thú ở đây. Họ quen với cảnh rừng mênh mông. Họ quen mái nhà sàn. Họ quen với những đọt măng, khóm tre. Gom họ vào đấy thật là tội nghiệp. Nhưng tộc trưởng của họ cũng ngán cái thói lưu manh của Việt cộng, chém giết, bắt người, quyên gạo thóc gà vịt nên đành bỏ rừng vào thôn. Kể từ đấy, tôi được nhìn thấy người Thượng hàng ngày. Cái gùi trên lưng, cái dao trên vai, họ bước đi thất thểu dọc quốc lộ dài có đến cả hai cây số, từ ấp mới mang tên Đồng Xoài ở bìa này lên tới ấp Cây Xăng ở tận bìa nọ, rồi mới rẽ vào con đường đất đỏ của những lô cao su mà vào nương vào rẫy.
Thế rồi, vào tháng 11 năm 63, Tổng thống Ngô Đình Diệm vào bào đệ chết thê thảm trong cuộc chính biến. Chính sách ấp chiến lược thiếu người chăm sóc, đã vỡ toang để du kích Việt cộng hồi sinh, tác oai tác quái nơi quê tôi.
Quanh túc Trưng toàn rừng là rừng, rừng vào tận chiến khu D, rừng nối lên tuốt Gia Rai Võ Đắt, rừng kéo dài tới bảo Lộc. Rừng là nhà Việt cộng. Bởi thế, Túc Trưng trở thành tiền đồn che chở cho cả một vùng di cư Dốc Mơ Gia Kiệm ở đằng sau. Tai họa đã rả rích đổ lên đầu quê tôi kể từ đấy.
Tết mậu Thân 1968, Túc Trưng đánh nhau với Việt cộng. Đạn ghim vào cột kèo khắp nơi. Lửa bốc lên thiêu rụi tất cả những công trình mồ hôi nước mắt do dân tôi tạo nên từ năm 1954 tới giờ. Trận chiến tan rồi, cảnh tiêu điều phơi ra.
Bốn năm sau, năm 1972, Việt cộng lại tấn công, phe ta chóng cự tuy có hiệu quả nhưng rồi cảnh tiêu điều sau cuộc chiến thì lúc nào cũng vậy. Thỉnh thoảng có nhà may mắn thoát được đạn lửa là phúc đức lắm. Dầu thế, dân quê tôi là những người hết sức cần cù và kiên nhẫn đã cố gượng đứng lên lần nữa. Ai nấy nhìn nhau ngậm ngùi, nhớ lại những năm tương đối an bình dưới thời Đệ I Cộng Hòa; nhưng cuộc sống thúc đẩy, Kinh Mường Thượng Nùng bắt buộc phải lóp ngóp bò dậy, tang thương cứ y như mấy anh đô vật đứng lên ở iếng đấm thứ chín trên võ đài.
Rồi ba năm sau, 30.4.1975, một biến cố kinh hoàng xảy đến: Việt ộng, kẻ thù của dân di cư, đuổi theo họ tới tận Túc Trưng. Tất cả mọi người, già trẻ lớn bé, bỏ hết mọi thứ, gánh gồng lùi dần, lùi dần về Dốc Mơ Gia Kiệm, lùi về Dầu Giây, lùi về Hố Nai, Thủ Đức rồi không còn lùi được nữa. Kinh hoàng quá! Tổng thống, tướng lãnh, các vị ăn lương của dân, bỏ dân để leo lên máy bay, tàu thủy trốn mất, bỏ những người di cư lại cho tụi Cộng sản mà họ đã một lần chạy thoát năm xưa.
Mọi người lóp ngóp quay về túc trưng điêu tàn xơ xác. Thật là tội nghiệp. Những người miền Bắc di cư đã can đảm và sáng suốt dứt bỏ được nỗi lưu luyến nơi chôn nhau cắt rốn để vào Nam, nhận miền rừng xa nước lạ này, nhận những anh em khác dòng giống, văn hóa này làm quê hương mình. Sự hy sinh, cố gắng xây dựng một miền quê mới đó chưa hoàn thành thì đã, một lần nữa, lọt tõm vào một chế độ chuyên hủy hoại hơn là dựng xây.
Từ sau ngày ấy, bọn người Việt Nam tin Liên sô, Trung cộng bắt đầu thực hiện chức năng của chúng. Ngôi trường tiểu học có mái ngói đỏ, sân rộng... nhìn ra quốc lộ Sài Gòn- Đà Lạt, đã được các giáo viên của Đảng vào ngự trị. Trường tiểu học và trung học của giáo xứ bị đóng cửa. Một số sơ phải ra đời làm việc. Có sơ chạy xe lam chở khách, các sơ khác bỏ bảng phấn, vác cuốc lên vai ra đồng làm cỏ. Tôn giáo bị bao vây. Đây là vấn đề chính yếu khiến 21 năm trước những người dân di cư có mặt ở vùng đất này. Khi các linh mục giảng đạo, chúng vào nghe và tìm cách bắt bẻ sửa sai lung tung. Các tu sĩ sống căng thẳng và hết sức cảnh giác. Chỉ cần chúng vất vào hàng rào tờ truyền đơn ngụy tạo hay chôn lén trong vườn khẩu súng, trái lựu đạn rỉ là hôm sau cha sư gì cũng ra thằng phản động hết trơn.
Ấy thế mà cũng không tránh khỏi! Cha xứ nhà thờ đồn điền Túc Trưng bị bắt vì tội liên lạc với tàn quân! Các cơ sơ sản xuất của tu sĩ bị “đòi” lại. Đến năm 87, cha Xuân cùng bốn thầy dòng Đồng Công chi nhánh Túc Trưng cũng bị bắt sạch. Các ngài thành những kẻ phản động. Tín hữu buồn lắm. Tín hữu người Thượng còn buồn hơn, thấy bơ vơ hơn. Chẳng bao lâu sau, còn vị linh mục cuối cùng rét quá, trốn qua Thái lan. Cha già đã qua đời mấy năm về trước. Vậy là nhà thờ đóng cửa. Giáo xứ vắng cha lạnh lẽo làm sao! Tiếng chuống ngân từ thưở ấy ngập ngừng.
Từ khi lá cờ Việt nam Cộng Hòa bị hạ xuống, nhiều nhóm chống Cộng ở Túc Trưng bùng lên, khắp mọi nơi. Chỗ còn bảo mật được, chỗ bị bể, và những người to gan ấy đã mỉm cười bước vào nhà tù. Bạn tôi, T.V.V cũng bị bắt. Con trai ông quan lang bị thua ở một tổ chức khác. Một người Mường nữa bị thộp trong tổ chức khác nữa. Nhà tù và tra tấn đối với nhóm này; đe dọa và khủng bố đối với nhóm kia.
Đấy, quê tôi là thế đấy bạn ạ. Túc Trưng không giàu, mà giàu làm sao được với những tàn phá liên tục như thế! Quê tôi cũng không đẹp. Người Thượng thì đen, người Nùng giản dị, gan dạ, người Mường lam lũ với bờ ruộng con trâu... Một vài khu có thể đến chơi, thăm viếng được như Thủy Lâm Động thì cũng chẳng có tiền đâu để mà tô điểm, sang sửa. Quê tôi chẳng có gì đặc biệt ngoài cái khốn đốn đeo đuổi đám người luôn mơ ước tự do mà không bao giờ đạt được. Nỗi bất hạnh không buông tha họ từ những ngày trước 54 và sẽ còn tiếp diễn đến bao giờ? Hôm nay dân Túc Trưng im alwngj cúi đầu, nhưng im họ vẫn luôn nồng ấm. Họ sẽ tiếp tục chiến đấu cho một ngày tự do được sống, được thoải mái đến nhà thờ, đến chùa để thấy cuộc đời bình an trong hào quang tín ngưỡng.
Bạn thân mến, hiện nay tôi đang là kẻ tha hương, nhưng trong trí tôi vẫn hiện rõ mồn một cảnh quê tôi chiều hôm ấy, đứng trên đồi Dốc Mơ nhìn bao quát về Túc Trưng, thấy dưới thung lũng, cánh đồng Suối Dút, đồng Trooc xanh xanh loang loáng. Trên đồi là những túp nhà nhỏ lẫn vào tàn cây mít xoài xung quanh. Tôi đưa mắt tìm vị trí nghĩa trang, nơi yên nghỉ của cha tôi, một người đã đi suốt đời mình mà không thoát khỏi Cộng Sản, một người đã cố xây dựng cho con cháu mình một quê hương có tự do, có tín ngưỡng nhưng không được!
Hôm nayn tôi tự hỏi “Còn mình thì sao?” Còn bạn, quê bạn ở đâu? Bạn có đang băn khoăn như tôi đang thao thức đây không?