Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHÙA LÁ VÀO XUÂN

 

TÂM THIỆN
Nếu quê hương được cảm nhận như là một nơi chốn đã từng có những gắn bó sâu đậm với nỗi đời riêng của mỗi con người riêng thì Chùa Lá chính là quê hương thực sự của chúng tôi. Chùa Lá là tiếng gọi đầu đời, là bàn tay vẫy, là đóm lửa ấm, là chiếc nôi sinh dưỡng... đem chúng tôi về với nhau, hong phơi những trái tim trai trẻ bằng chất liệu niềm tin và mở lối cho chúng tôi vào đời bằng niềm yêu con người chân thật. Chúng tôi trở thành những đứa con của Chùa Lá, đem tuổi thanh xuân của mình làm bạn với những xóm nghèo, những vùng quê lửa đạn, những mãnh đời khép kín với khổ đau. Hình ảnh mái chùa là đôi bàn tay chắp lại trong thế của một lời biểu tượng thân thiết trong lòng chúng tôi, dù sau nầy, khi không còn sum vầy nữa, vẫn còn mãi đó, như một lời nhắn gọi ân cần. Chỉ cần thoáng qua trong tâm tưởng hình bóng mái chùa cũ với những tàu lá dừa đơn sơ nép mình bên lũy tre làng mộc mạc ấy là chúng tôi đã thấy ấm áp nhiều rồi, đã biết là còn có nhau trong nghĩa tình anh em bền bỉ dù cuộc thế có tang thương cách mấy. Thật thế, Chùa Lá như một bậc thầy tận tụy đã ân cần dạy dỗ chúng tôi những bài học vỡ lòng vô cùng ý nghĩa: bài học về yêu thương, về trách nhiệm, về tấm lòng tự nguyện phụng sự con người. Qua đó, chúng tôi ý thức được rằng, mình có cơ duyên để chăm sóc cho người khác là một diễm phúc lớn của đời mình, được nhìn thấy nụ cười ấm áp nở trên những đôi môi từng khô hạn là món quà vô giá của tình người. Những học trò may mắn là chúng tôi được sống thảnh thơi với những bài học ấy, để phải nhiều năm sau nầy nữa mới đủ thấm sâu và biết mình đã nợ chùa cái ân khai thị. Và cũng vì nhớ cái ân ấy, vì sự thôi thúc muốn đáp đền mà chúng tôi, dù đang lưu lạc trên nhiều lãnh thổ khác nhau, vẫn âm thầm nối tiếp cái hành trình dở dang ngày cũ, vẫn nguyện được làm người bạn thiết với từng mãnh đời bất hạnh.
Những năm đầu tiên của Chùa Lá là thời gian thử thách cho một sự có mặt. Thầy chúng tôi, khi đặt viên đá đầu tiên cho ngôi chùa, đã gửi gắm vào đó một hoài bão cho tương lai. Và hoài bão đó, lúc tượng hình, đã hứng chịu rất nhiều giông gió. Những đứa em, những học trò nghe tiếng gọi của Thầy về đây học sống yêu thương, học giúp xóm làng, một sớm một chiều, trở thành nạn nhân của những điều ngộ nhận. Bạo lực không chừa riêng da thịt những người trẻ tuổi đã từ chối xếp hàng, những trái tim không muốn bầu bạn với hận thù, không chịu đứng vào phe đảng, không hỗ trợ cho những thế lực tàn hại sinh dân. Đã có những tấm thân câm lặng ngã xuống, đã có mươi mấy mình mẩy mang đầy thương tích, đã có chút mầu sắc của u buồn hiện lên bầu trời lý tưởng. Chúng tôi biết vì sao mà đôi mắt của Thầy mãi mãi sẽ chẳng là một ánh mắt vui. Chúng tôi hiểu vì sao mà nét nhìn xa vắng của Thầy còn nguyên vẹn đó dù Thầy chẳng muốn ở lại lâu trong mọi nỗi đau buồn. Chùa Lá, nơi trú ẩn của chúng tôi vào những ngày rét mướt ấy, vào thời kỳ tang tóc câm lặng ấy, lúc nào cũng cúi xuống trên những vết thương đầu với lời an ủi rằng, trong cái biển trầm luân của quê hương thì những đau đớn nầy chỉ như là những hạt sóng và khổ đau nhiều khi cũng cần thiết vì nó là chất liệu của tin cậy, tha thứ và trưởng thành. Mỗi sáng mỗi chiều, nhìn những giọt nắng êm đềm trải trên những ngôi mộ mới của những người bạn đường thân thiết ấy, chúng tôi có thêm sự vững lòng để đi tới, nối tiếp một giấc mộng đời đã dở dang không phải vì vô tình hay quên lãng. Dù lòng mình có đau đớn, có buồn tủi nhưng chúng tôi hoàn toàn không muốn giận dỗi ai, oán trách ai, không muốn cả trầm tư sâu để thấy cho rõ mặt những người anh em đã gieo tang tóc tới. Chỉ là vô minh thôi. Mà đã vì vô minh mà hành sử thì đáng thương chứ không đáng trách, không vì chút tai họa riêng mà đánh mất niềm tin nơi con người. Trong vườn chùa, còn đó, những hồ bông súng nở hoa lặng lẽ. Cúi xuống “nói chuyện” với những đứa con tinh khiết đã vượt lên trên đám bùn lầy tù đọng, cũng là cách hồi sinh sự bao dung. Cứ thế, Chùa Lá tiếp tục ở với chúng tôi và dù đi đâu, làm gì, trong lòng chúng tôi vẫn mang theo Chùa Lá. Không tang thương, biết đâu những duyên nợ gắn bó với đời đã chỉ là cơn gió nhẹ thoáng qua.
Đa số trong anh em chúng tôi đến đây từ những làng quê nghèo của miền Trung. Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, Phú Yên... một số khác, ở các tỉnh miền Nam với thiên nhiên chiều đãi. Chùa Lá là mái ấm gia đình và chúng tôi sống với nhau trong tình huynh đệ. Trong số 50-60 giáo sư của Trường, ngoài đời thường có khi xung khắc, có lúc khó gần nhau mà khi tới đây rồi, những bàn tay thân ái đã sẵn sàng chìa ra đón nhận lẫn nhau, những đôi mắt đã rạng niềm thông cảm. Linh Mục, Mục Sư, Bác Sĩ, Kỹ Sư, Nhạc Sĩ, Thi Sĩ, Thượng Tọa... những chiếc áo mang mặc riêng tư đã được xếp lại gọn gàng cất riêng một chỗ bên ngoài Chùa Lá để tới đây và ngồi quanh trong sự bình dị nhẹ nhàng. Qua chiếc cầu là Chùa Lá, mọi người cùng tìm vào một thứ quê hương thực sự hài hòa, đối diện với từng nỗi đời đã gây niềm ray rứt nơi lòng mình và khuyên bảo nhau đồng tình đi tới. Đó là hình ảnh của hy vọng, có khả năng xóa mờ những ngăn cách đã từng gây khổ cho nhau. Đó, cũng đồng thời là cánh cửa mở ra một lối thoát cho quê hương đã từng chìm đắm trong thù hận, nghi ngờ, tranh chấp. Thập niên 60 ở Việt Nam là những năm tháng của đối đầu triền miên bằng nhãn hiệu, qua nhân danh, với bùa chú của những lý thuyết xa vời. Say mê với quyền bính, với bạo lực, với tiền bạc, với danh vọng hảo, lòng người không còn chỗ để biết xúc động trước cảnh hoang tàn của những làng quê tan nát vì bom đạn, trước những đau đớn câm lặng của người dân quê mộc mạc, trước nỗi bơ vơ vô vọng của thế hệ trẻ. Giữa mùa đông ảm đạm ấy, chúng tôi về với Chùa Lá như tìm về một chút nắng ấm, như dõi theo một vết nhạn báo tin xuân, như thắp lại một đóm lửa cho đời mình để mạnh dạn bước vào đời. Và chúng tôi đã gặp gỡ rất nhiều những tấm lòng đồng điệu. Cám ơn Chùa Lá, cám ơn cuộc đời, cám ơn quê hương, cám ơn những bông hoa đã lớn lên từ bùn đất, cám ơn những nụ cười cho nhau lặng lẽ.
Ngày giỗ kỵ, ngày Tết ở Chùa Lá là những ngày vui vầy ấm áp. Quê nhà thì xa mà đường đi thì khó, cho nên dù có muốn sum họp với gia đình riêng, cũng có lắm ngại ngần, trắc trở. Ở lại với Chùa Lá, chúng tôi có một gia đình lớn, đông vui anh em, đậm đà tình nghĩa. Mỗi người đều tự tặng cho mình một sự bận rộn vào mấy ngày cuối năm để làm mới khung cảnh, làm mới lòng người cho một mùa mới đang về. Lau bàn, quét bụi, chỉnh đốn cây cảnh trong vườn, cắm những bình hoa thật đẹp và đặc biệt nhất là nồi bánh chưng được nấu ngay giữa sân quen thuộc. Ngay từ tối ba mươi, khi ngồi quây quần bên bếp lửa, nghe tiếng nước sôi từ thùng bánh, mỗi chúng tôi đều đã thấy dường như có sự khác lạ đang xẩy ra trong tâm tưởng. Dường như niềm tin linh thiêng của phút giao mùa đã bắt đầu khởi sự của thân tâm khiến chúng tôi có thêm sự cẩn trọng, nói và làm trong một ý thức tinh khôi. Dù đã khôn lớn, chúng tôi vẫn còn đầy đủ niềm náo nức của trẻ thơ, đợi từng phút để mặc vào chiếc áo mới và sạch để cúng lễ giao thừa. Những chiếc bánh đầu tiên đem cúng Phật và chúng tôi cùng hành lễ trong sự tín thành cảm động. Lời cầu nguyện bao giờ cũng bắt đầu dành cho quê hương, cho dân tộc được sống trong thanh bình, sau đó mới cầu xin cho mình được vững bền trong chí nguyện. Sau lễ, chúng tôi ngồi quây quần nơi phòng khách và trước khi nói lời chúc cho nhau, chúng tôi đọc lá thư mừng tuổi của Thầy chúng tôi, đang ở xa. Từng lời thư đằm thắm, ân cần đi thẳng vào từng tấm lòng chờ. Những khuyên nhủ dặn dò và ở cuối mỗi lá thư bao giờ cũng là một dòng kết thúc thân thuộc “Tôi ôm tất cả các em vào lòng”. Chúng tôi có đủ lý do để có thêm niềm tin cậy nơi cái thế hệ đã sống trước chúng tôi, vì họ không đến nỗi vô tâm, phủi tay an phận hay thoái thác trách nhiệm mình trước sự hoang tàn, suy sụp của đất nước, của lòng người. Bao nhiêu những ý tưởng buồn nôn, phá phách, khinh bỉ... tuy đang rất thời thượng cũng không làm lay động được chí hướng vào đời của những tấm lòng trai trẻ mà trái tim của họ không phải là không từng mang thương tích giữa một thứ thời cuộc nhập nhằng oan trái. Thay vì để bị lôi cuốn và chìm đắm trong những kêu gào tuổi trẻ phải biết phẫn nộ, đập đổ những giá trị cũ, la lối cô đơn, bêu riếu niềm tin... là sản phẩm cuối mùa của một thứ phương Tây thừa mứa, chúng tôi lặng lẽ tìm tới với các bạn trẻ mồ côi, những em bé nghèo trong những xóm tồi tàn, những ngôi làng đổ nát... để cùng vực nhau đứng dậy, làm lại đời sống. Những buổi sáng đầu năm như thế ở Chùa Lá đã cho chúng tôi thêm nhiều hy vọng, rất nhiều khích lệ.
Tính cho tới tháng 5/75, khi tiếng chuông đêm của Chùa Lá im bặt giữa xóm làng, khi những đứa con thân yêu của chùa phải tán lạc vào những nỗi đời điêu linh chật hẹp, chúng tôi biết là mười năm ấm áp đã qua rồi. Cái nơi mà mình tưởng rằng sẽ một đời gắn bó cũng đã không thoát được trận gió tang thương. Thôi thì, hãy âm thầm chịu đựng cho qua những ngày rét mướt, chờ một đổi thay rộng lượng. Mùa đông dù có thê lương, có kéo dài cách mấy cũng không làm hao mòn niềm tin của chúng tôi, rằng sẽ tới một ngày đất nước, con người và Chùa Lá lại vào xuân.