Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

QUẢNG NAM HAY CÃI

 

Lê Thứ Lang

 

Không biết chính xác được điểm xuất phát, nhưng suốt một dọc dài các tình Nam, Ngãi, Bình, Phú, Quảng Trị, Thừa Thiên, từ xưa đến nay vẫn hay phổ biến câu phương ngôn:
Quảng Nam hay cãi
Quảng Ngãi hay co...
Mới nghe qua "Quảng Nam hay cãi" chỉ là một câu nói vui, thực ra "nó" làm phiền dân Quảng Nam chúng tôi không phải là ít.
Đoạn trường ai có qua cầu mới hay.
Trong các cuộc họp mặt nói chuyện tào lao lúc trà dư tửu hậu, hay trong các hội nghị nghiêm chỉnh có cờ xí, bục thuyết trình v.v..hễ cứ người phát biểu nói giọng Quảng Nam thì y như rằng luôn luôn bị phán một câu:
_Ối chà! Hơi đâu mà nghe thằng cha đó! Quảng Nam hay cãi mà! Bộ ông không biết sao?
Hồi mới qua Dallas đây được ít tháng, anh em tụi tôi dự định thành lập một cái hội chi đó để thỉnh thoảng gặp gỡ, an ủi, giúp đỡ nhau giữa những người cùng cảnh ngộ mới chân ướt chân ráo đến Mỹ.
Trong buổi họp sơ thảo điều lệ hội, một ông bạn tôi, người "Bắc Kỳ" 100%, nhưng vào sống ở Quảng Nam từ hồi 9, 10 tuổi, làm việc ở Quảng Nam, lấy vợ đẻ con ở Quảng Nam, thậm chí ở tù cũng Quảng Nam luôn, ông bạn này đề nghị là nên thu nguyệt liễm hay niên liễm của hội viên để hội có chút quỹ điều hành công việc lại vừa có ý nghĩa là những người đóng nguyệt liễm là hội viên chính thức của hội - Ý kiến cũng không sai quấy lắm, ấy thế mà một cadidat chủ tịch Hội, cũng là một anh Quảng Nam "Origine" phang cho một câu:
-Ối chà! Hơi sức đâu mà nghe lũy. Quảng Nam hay cãi mà! Tôi còn lạ chi.
Ác chưa! Đúng là "kê một cái tủ đứng" vô họng người phát biểu. Còn chi nữa mà "ngôn"! Nghe đâu bây giờ cái hội đó kẹt tiền. Quyên góp hoài cũng kỳ mà Mạnh Thường Quân thì cứ rơi rụng dần như lá mùa thu...cho nên hội có dự định thu tiền nguyệt liễm của hội viên. Chỉ thương hại cho ông bạn tôi, người Bắc rặt ròng, phải cái tội ở Quảng Nam lâu quá, nói giọng Quảng Nam nên bị "kết án" oan mà cũng đành chào thua, bỏ cuộc.
Hay như cụ Ảo Giản Phan Ngô, hồi còn làm nghị viên Hội Đồng Đô Thành dưới thời Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương của ông tướng râu kẽm. Cụ Phan Ngô phát biểu trong một cuộc họp Hội Đồng có ông tướng tham dự, bị ông tướng "ém" cho một câu:
-Thôi đi, dân Quảng các anh cứ "théc méc". "Théc méc" hoài ai chịu cho nổi!
Bực quá, Phan tiên sinh "cãi" lại bằng mấy bài trên báo, ông tướng phải vội vàng công khai xin lỗi.
Rứa đó, "Quảng Nam hay cãi" nó "hành" tụi tôi không phải là ít.
"Cãi" có phải là đặc tính của người Quảng Nam không?
Cái này cũng cần phải thảo luận, nhưng theo tôi thì tùy loại "cãi".
Tôi phân biệt hai loại cãi khác nhau mà tôi tạm đặt là "cãi tiêu cực" và "cãi tích cực".
Cãi tiêu cực: tuy mang tiếng là tiêu cực nhưng người tham gia loại cãi này lại có thái độ cãi rất tích cực: phùng mang trợn mắt, lên tay xuống ngón, sùi bọt mép, nổi gân cổ, đỏ mặt tía tai...cãi để dành cái hơn về cho mình, không cần lẽ phải, không cần sự thật..bất cần, bất cần miễn người đối thoại câm miệng là được. Kết quả của loại cãi này là vô tích sự, không đem lại sự thật, không đem lại lẽ phải, không giải quyết được gì hết, có khi còn u đầu, sứt trán, tốn tiền thuốc, tiền "bail" - nghĩa là một kết quả rất tiêu cực nên gọi là cãi tiêu cực.
Xin nêu một ví dụ:
Tôi có ông bạn khá thân, học với nhau từ 9, 10 tuổi. Mọi mặt, hai đứa tôi đều sàn sàn như nhau: tôi thi trung học đệ nhất cấp 5 lần mới đậu, thì ông ấy thi 4 lần. Tôi mang cái lon "cánh gà" (trung sĩ) 4 năm thì ông ấy cũng 4 năm mới được 3 chữ V. Tôi được 15 chữ tiếng Anh thì ông ấy được 16 chữ. Tôi qua mỹ HO 10 thì ông ấy HO 9 trước tôi 1 tháng...đại khái là như nhau, cá mè một lứa. Chỉ khác chút xíu là ông bạn tôi có vài bà chị qua Mỹ từ năm 1975 và do đó có vài đứa cháu nghe đâu là bác sĩ, kỹ sư hay tốt nghiệp đại học Oklahoma chi đó. Ấy thế mà mọi thứ gì dính dáng đến Mỹ, ông bạn nầy nhất định phải hơn hẳn tụi tôi, chỉ bằng hoặc thua các ông tiến sĩ thực thụ đậu ở Mỹ này thôi. Ví dụ:
-Cái nào? Chiếc xe Mỹ phải không?
-Thì cái Ford 89 đó!
-Rồi! Hư bộ "sạc" đó. Mua bộ mới đi!
-Trời ơi! Tôi mua bộ sạc mới, cách đây một tuần chứ mấy!
-Ông cứ cãi. Đã không biết thì phải im nghe! Thằng cháu tôi là kỹ sư mà tôi lại không biết hơn ông sao?
Ông bạn khốn khổ của tôi đi mua một bộ "sạc" khác mới toanh, hì hục ráp vào và xe vẫn...tắc tịt. Đành kéo ra shop, tốn thêm gần 200 đồng nữa xe mới chịu nổ.
Một lần khác:
-Này, sao thằng cháu tôi bảo lãnh vợ con nó gần 4 năm rồi mà vẫn không có kết quả?
-Trời ơi! Dốt quá! một năm thôi. Đó là luật.
-Tôi chưa thấy có người nào bảo lãnh một năm mà...
-Cũng cứ cãi! Cháu tôi nó làm ở tòa đại sứ Mỹ tại Bangkok chẳng lẽ tôi không biết hơn ông à? Vợ chồng là ưu tiên 1, ông rõ chưa? Đã không biết lại hay cãi...
Một lần khác nữa:
-Này, hôm qua thằng chủ nó hỏi ai có test 1 thì đưa tay. Ông chưa qua test 1 sao đưa tay?
-Dốt quá ông ơi! Để tôi giải thích cho mà nghe. Chữ "tec" nó nói là "technician" nói tắt. Mình là technician 1 thì phải đưa tay chớ.
-Sai! Mấy thằng Mỹ làm với mình cũng là technician 1 hết sao nó không đưa tay?
-Khổ quá! Tụi nó là "trainee" thì sao nó lại đưa tay được.
-Bậy, tụi nó cũng tech 1 hết. Vào một lần với tụi mình, chính tôi coi bảng tên nó mà!
-Trơi ơi! Dốt ơi là dốt! Ông qua Mỹ sau tôi làm sao ông nghe tiếng Mỹ bằng tôi được? Lại nữa, con cháu tôi là bác sĩ, ông hiểu chưa?
Ấy, đã giở cái "chiêu" đó ra thì không hiểu cũng phải ráng mà hiểu. Còn "théc méc" vào đâu được nữa!
Nhưng trong các cuộc "thảo loạn" kiểu này mà bạn ngồi im, không có ý kiến thì cũng không được. Bạn có thể chụp mũ là khinh người, là ngạo mạn, là v.v..
Gặp loại cãi tiêu cực này, thái độ nào của bạn cũng "kẹt" hết. Chỉ có một cách "kính nhi viễn chi" là thượng sách.
Cũng may, loại "cãi tiêu cực" này thì ở đâu cũng có, chẳng riêng gì Quảng Nam. Bằng cớ: miền Bắc có từ "cãi chày cãi cối" hay cãi bựa.
Miền Nam có từ "cãi bạt mạng" hay cãi hoảng cãi tiều"...để chỉ loại cãi ẩu này.
Cái tích cực: đây là loại cãi của những người tích cực. Những người muốn làm sáng tỏ một vấn đề, muốn bảo vệ chân lý hoặc bảo vệ những cái mình cho là đúng. Loại cãi này biểu hiện bằng nhiều cách: một ý kiến xây dựng, một bài báo ngắn, một bài tham luận dài, nhiều khi chỉ cãi bằng một thái độ, một cử chỉ không lời hoặc một câu nói bóng gió.
"Phong thái cãi" của loại cãi này thường rất tieu cực tức là không phùng mang trợn mắt, không sùi bọt mồm bọt miếng..nhưng kết quả lại rất tích cực vì làm sáng tỏ được một vấn đề, làm nổi lên lẽ phải, tức là dùng nhiều cách để bảo vệ và phát huy chân lý.
Quảng Nam mang tiếng là hay cãi, tôi nghĩ, chính loại này. Nó thể hiện tính ngang bướng. Hay nói văn hoa, đao to búa lớn một chút: nó thể hiện tính khẳng khái bất khuất, nghe điều chướng tai, thấy điều gai mắt, không chịu được, phải bày tỏ ý kiến, dù cái chướng tai gai mắt đó xuất phát từ những kẻ có quyền thế bao nhiêu đi nữa cũng không kiên nể, e dè.
Khẳng khái bất khuất là đức tính chung của người Việt Nam từ Nam chí Bắc, nhưng loại cãi tích cực này thì ở Quảng Nam thấy rất nhiều.
Chẳng hạn bữa tiệc thịt chó của Tiểu Phủ Sứ Ông Ích Khiêm.
Cử nhân võ Ông Ích Khiêm, người làng Phong Lệ, Hòa Vang, Quảng Nam, được phong Tiểu Phủ Sứ vì có công bình định mọi Thạch Bích, Quảng Ngãi.
Là một ông quan võ ngay thẳng, cang trực, Ông Ích Khiêm bị nhiều vị ô lại trong triều đố kỵ. Nhân một dịp tất niên, Ông Ích Khiêm thết các vị đại thần một bữa tiệc thịt chó cực ngon. Toàn thợ thịt chó thứ "xịn", nấu rất khéo, các quan ăn đã đời mà vẫn chưa biết là món gì.
No say rồi, các đại thần thân mật hỏi Ông Ích Khiêm:
-Hôm nay quan Tiểu đãi tụi tôi món gì mà ngon quá rứa?
Cụ Tiểu cười cười, nhũn nhặn thưa:
-Dạ bẩm các quan, cũng những món thường thôi!
Hỏi năm lần bảy lượt cụ Tiểu mới rụt rè đáp:
-Dạ bẩm, mâm lớn, mâm nhỏ, từ trên xuống dưới toàn là chó hết.
Các quan giận đỏ mặt.
Ông Ích Khiêm còn dặn người nhà không được mang thức uống ra. Phải đợi các quan khát đến rã họng và phải đợi gọi đến lần thứ 5, gia đình mới tà tà dâng trà giải khát. Vừa thấy người nhà mang thức uống ra, Ông Ích Khiêm lấy roi quất túi bụi, vừa quất, vừa mắng:
-Tụi bây đúng là một bầy chó, lo ăn mà chẳng lo chi NƯỚC hết.
Đó là kiểu cãi của một ông quan võ.
Còn như cụ Trần Quý Cáp.
Lúc đang làm đốc học Khánh Hòa, cụ Trần tham gia phong trào "cự xâu kháng thuế" của nông dân Nam-Ngãi-Bình-Phú cùng với các cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
Rõ ràng là ba cụ đã tổ chức và điều hành một cuộc "cãi lộn" vĩ đại chống lại chính sách xâu thuế của thực dân Pháp và triều đình Huế chớ còn chi nữa.
Vì vậy, triều đình ra lệnh cho tuần vũ Khánh Hòa (tên Q.) điều tra thẩm vấn cụ Trần.
Q. xuất thân là một anh thông ngôn cho Pháp được quan thầy nâng đỡ bò lên làm tuần vũ Khánh Hòa, thượng cấp của Tiến Sĩ Trần Quý Cáp. Trong cuộc thẩm vấn Q. nói với cụ Trần:
-Ông coi chừng! Tôi cách cái chức Đốc Học của ông đó!
Cụ Trần cười nhạt nhưng lễ phép thưa:
-Quan lớn cách được cái đốc học của tôi chớ làm sao cách cái tiến sĩ của tôi được?
Đem cái tiến sĩ đọ với bằng thông ngôn nịnh bợ của tuần vũ Q. cụ Trần còn ngụ thêm một ý nữa: Quan lớn cách cái đốc học của tôi được, thậm chí cả mạng sống của tôi quan lớn cách luôn cũng dễ, nhưng tấm lòng của tôi đối với dân tôi, đối với nước tôi thì quan lớn, và ngay cả quan thầy của quan lớn nữa, làm sao có thể cách đi được?
Chân lý đã được phát huy bằng một câu nói ngắn, gọn, đơn giản và dễ hiểu quá chừng.
Đó kiểu cãi của một ông quan văn. Và ở Quảng Nam, một tay cãi tiêu biểu nổi danh khắp nước là nhà văn Phan Khôi, cây bút cộc trụ của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm ở Hà Nội những năm 1956-1957.
Đã có một thời, trên làng văn, làng báo từ Nam chí Bắc xuất hiện cụm từ "Lý luận Phan Khôi" để khen ngợi những bài văn, bài báo đanh thép rành mạch, khúc chiết của bất cứ người viết nào.
Cụ Phan Khôi cãi bằng những bài báo, những bài thơ, những chuyện ngắn, truyện ngụ ngôn...đủ mọi hình thức, mọi thể tài và cái vai trò "Ngự Sử trên đàn văn" của cụ đã góp phần rất lớn làm tiếng Việt thêm trong sáng, chính xác và hay ho lên nhiều lắm.
Quý vị hiện nay đang ở tuổi "cổ lai hy" chắc hẳn không thể nào quên được phong trào sùng bái, tôn thờ truyện Kiều do cụ Thượng Phạm Quỳnh chủ xuống và cổ xúy. Tập Kiều, vịnh Kiều, diễn thuyết về Kiều...thậm chí cụ Thượng Phạm còn nói một câu để đời: "Truyện Kiều còn tiếng, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn!".
Ai chả biết truyện Kiều là một danh tác bất hủ của Văn Học Việt Nam? Nhưng hình như ý của cụ Thượng Phạm là muốn tầng lớp thanh niên trí thức hãy quên thực trạng mất nước lúc đó để chỉ lo chuyên tâm ca ngợi, sùng bái truyện Kiều mà thôi. Thâm ý đó bị cụ Huỳnh Thúc Kháng và cụ Ngô Đức Kế cực luận rằng một cái nhà mà móng đã lún, mái dột, cột xiêu thì đem cây kiểng, non bộ, hoành phi, câu đối chưng lên, liệu có thể cứu cái nạn khỏi đổ được không? Cụ Thượng Phạm đã sử dụng một phương sách khá hay để đáp lại các bài công kích của Thanh Nghị. Đó là phương sách "vô chiêu thắng hữu chiêu": im lặng không trả lời. Rõ ràng hai cụ Huỳnh, Ngô đã xuất chiêu đánh vào một bức tường bằng...không khí.
Đến đây, nhà văn Phan Khôi lại phải ra tay hóa giải chiêu thức vô chiêu của cụ Phạm Quỳnh, ông viết một bài nhan đề "Các nhà học phiệt" phân tích thật kỹ thái độ im lặng của cụ Thượng Phạm. Ông đưa ra hai lý do giải thích sự lặng thinh của cụ Thượng:
-Lý do thứ 1: cụ Thượng khinh cụ Huỳnh và cụ Ngô mà không thèm trả lời.
-Lý do thứ hai: cụ Thượng vì "bí" mà không trả lời được. Rồi ông phân tích thật kỹ lý do thứ nhất để dẫn tới kết luận là cụ Phạm Quỳnh không thể và không dám khinh cụ Huỳnh và Ngô, bởi lẽ, xét về mọi phương diện, cụ Thượng chỉ thua hoặc bằng hai cụ Ngô, Huỳnh mà thôi.
Cụ Phan không nói gì đến lý do thứ 2, nhưng ai đọc "Các nhà học phiệt" cũng hiểu ngay rằng sở dĩ cụ Thượng Phạm không trả lời chính vì lý do thứ 2: BÍ!
"Vô chiêu" bị hóa giải ngay. Cụ Phạm Thượng viết một bài trần tình đăng trên Nam Phong Tạp Chí và phong trào sùng bái truyện Kiều rơi dần vào quên lãng. Dư luận văn giới và báo giới từ Nam chí Bắc lúc đó đều phải đồng thanh công nhận rằng: chỉ có Phan Khôi mới đủ tài làm cho "con chuột nhắt đẻ ra trái núi". (Vũ Ngọc Phan, nhà văn Hiện Đại)
Một vụ "cãi lộn" tuyệt vời nữa của cụ Phan Khôi, mà cho đến nay sau hơn nửa thế kỷ rồi mọi người vẫn còn nhớ mãi, đó là cuộc bút chiến nẩy lửa về Duy Tâm và Duy Vật với nhà văn CS Hải Triều Nguyễn Khoa Văn. Hải Triều, mặc dù đã tận dụng mọi thủ thuật cao cường nhất của Duy Vật biệt chứng pháp, vẫn không chống đỡ nổi lý luận chặt chẽ, vững vàng của cụ Phan Khôi, một nhà thâm Nho nhưng rất am hiểu luận lý học Tây Phương.
Rồi cụ tranh luận về thơ mới và thơ cũ giữa một bên là phái thơ Đường do thi bá Tản Đà dẫn dắt và một bên là phái thơ Mới do Thế Lữ, Lưu Trọng Lư...Cụ Phan Khôi không tham gia cuộc tranh luận này bằng những bàn nghị luận - vốn là món sở đắc của cụ, nhưng bài Tình Già của cụ làm theo thể thơ mới chính là ngón đòn quyết định đem lại toàn thắng cho thơ Mới. Vì vậy có người cho rằng Tình Già là bài thơ mới đầu tiên khai sinh phong trào thơ Mới Việt Nam.
Và vụ "cãi" cuối cùng đưa cụ Phan Khôi tới cái chết là vụ phê bình sự lãnh đạo dốt nát của đảng CSVN đối với văn học nghệ thuật miền Bắc hồi năm 1956-1957. Cụ Phan Khôi cho rằng lãnh đạo như kiểu CS thì chẳng bao lâu nữa trong vườn hoa Văn Nghệ Việt Nam 'hằng trăm thứ hoa cúc đều nở thành cúc vạn thọ hết". Sự thật đúng y chang như lời cụ nói. Mới đây Lê Ngọc Trà (tiến sĩ, tốt nghiệp ở Liên Xô cũ) đã lên tiếng thú nhận rằng: "Nền văn học VHCN ở Việt Nam là một nền văn học thiếu tự trọng."
Không những chỉ "cãi" về sự lãnh đạo thô bạo của đảng đối với văn học nghệ thuật mà thôi, trái lại, rải rác trong Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu...cụ Phan Khôi còn thẳng thừng phê phán, chỉ trích sự lãnh đạo "ngu ngốc, u mê của CS Việt Nam đối với mọi sinh hoạt chính trị, xã hội của đất nước (Phê Bình lãnh đạo văn nghệ, Ông Năm Chuột, Ông Bình Vôi, Nắng Chiều v.v...)
Trong "Phê bình lãnh đạo văn nghệ" cụ Phan Khôi còn thẳng thắn, công khai phản đối việc ông Xuân Diệu vừa làm ban giám khảo, vừa làm thí sinh trong "Giải Thưởng Văn Học Miền Bắc năm 1955".
Biết chắc CS sẽ thẳng tay khủng bố, cụ Phan Khôi vẫn ngang bướng:
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi!
Rốt cuộc, cụ bị cắt hết tem phiếu và ít lâu sau thì chết vì lạnh và thiếu ăn.
Đó, "Quảng Nam hay cãi" là như vậy.
Đây chính là một lời khen và chắc người Quảng Nam sẽ vẫn mãi mãi tự hào về tính "hay cãi" của mình. Nhất là hiện nay, tại quê nhà, đồng bào ta đang bị chi phối, đang bị cai trị bởi những nghị quyết và những luật lệ không được phép cãi, chúng ta lại cần phải trau dồi hơn nữa tính hay cãi của mình để góp phần đem lại công đạo, công lý, công bằng cho đồng bào ta, đem lại cho đồng bào ta quyền được cãi, tức là quyền được bàn bạc, thảo luận và quyết định những vấn đề liên quan đến bản thân mình và đất nước mình. Vả lại, tự cổ chí kim, từ Đông sang Tây, "cãi" vẫn luôn luôn là một thứ vũ khí sắc bén, lợi hại mà bất cứ bạo quyền nào, dù đỏ hay xanh, dù vàng hay trắng, cũng đều phải e dè, kiêng nể.uy