Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

QUYỀN TỰ DO

THÔNG TIN Ở VIỆT NAM?

 

VIỆT HÀ, 6.9.2010

 

Mấy ngày gần đây, cư dân mạng lại xôn xao chuyện một số trang mạng có nội dung không được lòng chính quyền Việt nam bị tấn công, blog của Anh Ba Sài Gòn, người dám đưa các thông tin ‘lề trái’ cũng bị ngưng họat động trong một thời gian ngắn.

Đây không phải là đợt tấn công mới nhằm vào các trang web, blog bị chính quyền Việt nam coi là ‘phản động’. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về quyền tiếp cận thông tin của người dân Việt nam, quyền đã được quy định ngay trong hiến pháp Việt nam.

Quyền tiếp cận thông tin là một quyền cơ bản của con người. Khi nói đến quyền tiếp cận thông tin, người ta thường nói đến quyền bao quát hơn, là quyền tự do thông tin.

Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 đã tuyên bố ‘mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến. Quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm mà không bị can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện nào mà không có biên giới’.

Điều 19 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 cũng ghi  rõ ‘công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin’. Tuy nhiên trên thực tế việc tiếp cận thông tin của người dân Việt nam lại chưa phản ánh đúng tinh thần của hiến pháp.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ nói quyền tiếp cận thông tin của người dân thể hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí:  “Quyền tiếp cận thông tin thể hiện rõ nhất về mặt các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có báo chí, nó bảo đảm cho người dân có quyền sử dụng báo chí như phương tiện thể hiện quan điểm về mọi mặt kinh tế xã hội và chính trị. Cái thứ hai là phá tung sự thiếu minh bạch của các cơ quan nhà nước về các công việc, hoặc dự án có thể gây xâm hại cho lợi ích của người dân.”

Thế nhưng theo blogger Bút Thép, một blogger khá nổi tiếng trong nước, thì quyền này của người dân vẫn chưa được đáp ứng bởi định hướng thông tin từ phía đảng CSVN: “Báo chí của nhà nước họ chỉ nói một chiều, họ nói trăm bài như một chỉ để ca ngợi chủ trương nhà nước dù không biết chủ trương đó có đúng không. Ở Việt nam Đảng cộng sản đưa ra khái niệm là khái niệm định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận, chứ không được tự do.”

***

Hiện Việt nam có khoảng 700 báo viết các loại chưa kể các đài truyền hình, phát thanh, trang báo mạng từ trung ương đến địa phương. Tất cả các cơ quan truyền thông này đều có một đặc điểm chung là đều thuộc nhà nước, nội dung phải chịu sự chỉ đạo, kiểm duyệt từ ban tư tưởng văn hóa Trung ương.

Đi ngược dòng lịch sử, Việt nam đã từng là một nước, mà theo các chuyên gia nước ngoài là có tự do thông tin. Ông Shawn Mc Hale, Giám đốc Trung tâm Sigur nghiên cứu châu Á thuộc đại học George Washington nói Việt nam trong những năm 1930, dưới thời Pháp thuộc, đã có một sự tự do thông tin không kém gì với nước Pháp: “Thời gian tự do thông tin nhất ở Việt Nam là từ năm 1936 đến 1939 dưới thời Pháp thuộc. Vào thời kỳ đó, người Việt, nhất là ở phía Nam có thể xuất bản tự do cũng giống như người Pháp ở Pháp. Điều duy nhất mà họ không thể nói đó là lật đổ chính quyền Pháp thuộc địa.”

Theo ông Mc Hale, điều đáng chú ý là vào thời gian đó, chỉ có từ 15 đến 20% người dân Việt nam biết đọc, trong khi con số này hiện nay là 90%.

Những năm 80, con số báo được xuất bản ở Việt nam chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, và theo miêu tả của ông Shawn Mc Hale thì rất buồn chán và cứng nhắc vì tất cả nội dung đều giống nhau, đại loại ca ngơi lãnh đạo nhà nước.

Cũng theo nhận định của chuyên gia này thì bước vào thập kỷ 90, không gian thông tin ở Việt Nam đã nhộn nhịp hơn, với nhiều báo được xuất bản hơn (mặc dù vẫn thuộc nhà nước). Bước vào thế kỷ 21, môi trường thông tin thậm chí còn sống động hơn với các bài báo đa dạng viết về điều tra tội phạm và tham nhũng cho dù báo chí Việt nam vẫn chưa có sự độc lập của mình: “Ra khỏi thập niên 90, bước vào thế k ỷ này, báo chí Việt nam trở nên sống động hơn, tôi không nói là độc lập nhưng có thể nói là nó có nhiều bài báo điều tra hơn, báo về tham nhũng và hướng ra bên ngoài nhiều hơn. Đây là một giai đoạn hứng khởi.”

Giáo Sư Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện nghiên cứu phát triển nhận xét thông tin tại Việt nam giờ đây đã mở rộng hơn cho người dân được tiếp cận so với khoảng 15 năm trước. Ông nói: “Đã có những sự tiến bộ rất lớn về minh bạch, về mở rộng thông tin, trước kia thì nhiều thứ cấm đoán lắm, nhiều thứ thuộc bí mật quốc gia, an ninh quốc gia lắm, đến giờ đã được rỡ bỏ khá nhiều.”

Nhưng ông cho rằng nếu so với các nước khác trên thế giới, Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế: “Tuy nhiên so với tiêu chuẩn của khu vực và thế giới thì cũng vẫn còn có nhiều thông tin đối với các nước khác hiển nhiên phải công khai còn ở Việt nam vẫn còn e ngại bởi vì tính minh bạch ở Việt nam vẫn chưa được như mong muốn”.

TS Nguyễn Quang A đưa ra một số ví dụ:  “Ví dụ ngân sách trước kia hầu như người dân không được biết gì, bây giờ thì đã được công khai khá nhiều. Nhưng cũng có những vấn đề dư luận chưa được biết. ví dụ dự trữ ngoại hối trước kia hoàn toàn là bí mật quốc gia, gần đây đã có sự công khai về vấn đề này, tuy nhiên có lúc người ta công bố, có lúc người ta không công bố hoàn toàn, rồi dưới sức ép dư luận người ta lại công bố.”

Mặc dù có cởi mở hơn về các thông tin đăng tải trên báo chí, Đảng cộng sản vẫn nắm quyền kiểm soát rất chặt chẽ với báo chí. Ông Shawn McHale thuộc đại học George Washington nói: “Chính phủ Việt nam vẫn kiểm soát báo chí theo cách ngăn cản những thông tin mà họ cho là không thích hợp cho chính phủ. Và đó là cách họ làm trong cả một thập kỷ. Họ cho một phần tự do nhất định nhưng nếu người dân trở nên tích cực hơn, hào hứng hơn với các tranh luận về tham nhũng thì chính quyền bắt đầu lại đàn áp ví dụ như khiến nhà báo đó phải bị đuổi việc hoặc tổng biên tập báo bị nghỉ việc.”

***

Rất nhiều người hẳn vẫn chưa quên câu chuyện tham nhũng vốn vay hỗ trợ phát triển của Nhật cho Việt nam ở dự án PMU 18 hồi năm 2006. Những nhà báo và các báo tham gia viết bài phanh phui sự thật về vụ tham nhũng này đều chịu những kỷ luật nhất định. 2 phóng viên báo Tuổi trẻ và Thanh niên bị bắt giam về tôi lợi dụng chức vụ và quyền hạn khi thi hành công vụ.

Năm 2008, Thứ trưởng bộ thông tin và Truyền thông Đỗ Qúy Doãn ký quyết định thu hồi thẻ phóng viên của 7 nhà báo bị cho là ‘có vi phạm nghiêm trọng’.

Tuy nhiên đây cũng chính là thời gian mà công nghệ internet phát triển mạnh mẽ. Việt nam có dân số 86 triệu người thì có từ 20 đến 25% dân số sử dụng internet. Việt nam cũng là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng internet cao nhất thế giới.

Người sử dụng các mạng xã hội ở Việt nam vì thế cũng có cơ hội tăng nhanh. Việc viết blog ở Việt nam nhanh chóng trở thành phong trào.  Đây là thời đại mà các chuyên gia gọi là thời đại thông tin blog. Việc kiểm soát tiếp cận thông tin mà chính phủ vẫn áp dụng đối với người dân trở nên khó khăn hơn.

Ông Shawn McHale nhận xét: “Trong thập niên vừa qua, không gian công đã nở rộ. Báo chí trở nên thú vị hơn. Đảng thấy là càng ngày càng khó hơn để đàn áp những người bất đồng chính kiến. Có quá nhiều thông tin bên ngoài vượt quá mức kiểm soát của họ. Sự  độc quyền của đảng về thông tin chính trị, kinh tế vốn quá rõ trong những năm 1990 giờ đây đã bị bẻ gãy.”

Việc xuất hiện của một loạt các blog đưa tin về mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội chính trị trong và ngoài nước đã tạo điều kiện cho quyền tiếp cận thông tin của người dân Việt nam được cải thiện hơn. Qua các blog và trang mạng, người dân giờ đây có thể biết được các thông tin nhiều chiều chứ không chỉ có lề phải theo như chính phủ muốn.

Blogger Bút Thép nói: “Bản thân chúng tôi lấy thông tin từ trên mạng, trên các blog cá nhân. Tất nhiên mỗi người trong cụôc sống của mình, trong môi trường của mình, những blogger đó dám nói lên sự thật thì chúng tôi mới có thông tin đó. Dù gì tụi tôi vẫn tin các nguồn thông tin đó hơn là thông tin trên báo.”

***

Để nắm lại quyền kiểm soát luồng thông tin, hạn chế quyền tiếp cận thông tin của người dân, chính quyền Việt nam, sau một thời gian cởi mở, những năm gần đây đã gia tăng các vụ bắt bớ những người viết blog.

Trong năm nay, cư dân mạng liên tục thấy các vụ tấn công của hacker vào các trang mạng và blog có nội dung không thuộc lề phải.

Theo tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới, Việt nam hiện đang giam giữ 20 blogger và nhà báo có các bài viết chỉ trích chính phủ.

Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York đã xếp tự do báo chí của Việt nam trong năm 2009 ở mức 82  trên 100 có nghĩa là không có tự do báo chí.

Mới đây nhất vào hôm 26 tháng 4 năm nay, chính quyền thành phố Hà nội  đã ký quyết định về quản lý internet trong đó quy định các máy chủ của các quán café internet phải cài đặt phần mềm quản lý internet kể từ năm 2011.

Chuyên gia phân tích chính sách của Google, bà Dorothy Chou, trên blog của mình sau đó đã bày tỏ mối lo ngại về các biện pháp mới này của Việt nam. Theo bà biện pháp này sẽ cho phép chính phủ Việt nam phong tỏa việc truy cập vào trang mạng và cùng lúc truy nã những người sử dụng.

Tuy nhiên, Việt nam cũng đang phải chịu sức ép quốc tế về việc phải tôn trọng quyền tự do thông tin của người dân. Trong hội nghị tư vấn các nhà tài trợ họp hai năm một lần diễn ra ở Hà nội hồi cuối năm ngoái, đại sứ các nước phương Tây đã lên tiếng kêu gọi Việt nam xóa bỏ hạn chế với mạng internet và quyền tự do báo chí.

Đại sứ Thụy điển tại Việt nam Rolf Bergman nói “Việt nam phải cho phép báo chí được theo dõi chính quyền. Các nhà nghiên cứu, các nhà báo và luật sư phải được khuyến khích lên tiếng để có thể đóng góp cho tương lai của đất nước”.

Trước những sức ép từ quốc tế và ngay chính nhu cầu phát triển trong nước đòi hỏi một môi trường thông tin rộng mở, minh bạch hơn, chính quyền Việt nam từ năm 2009 đã tiến hành xây dựng luật tiếp cận thông tin.

Đây được coi là một bước tiến quan trọng bảo đảm quyền cơ bản của con người đã được quy định trong hiến pháp Việt Nam./.