Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

DB TRẦN THÁI VĂN

CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ?

 

LUẬT SƯ NGUYỄN QUỐC LÂN

 

LTS: Những bài viết được giới thiệu trên mục Diễn Đàn Bạn Đọc chỉ là ý kiến suy nghĩ và quan điểm của các tác giả không hẳn là quan điểm của Tuần Báo Saigon Times. Chúng tôi luôn tôn trọng mọi sự tham gia bài viết của đồng hương người Việt tỵ nạn trong tinh thần xây dựng và tương kính.

 

Cuộc tranh cử vào chức vụ Dân Biểu Liên Bang Đơn Vị 47 tại Quận Cam đang trở nên sôi nổi với nhiều bài viết tranh luận về hai đối thủ chính trong cuộc đua, đó là đương kim DB Loretta Sanchez và DB Trần Thái Văn. Trong nhiều lập luận được đưa ra nhằm biện hộ cho mỗi ứng cử viên, một câu hỏi được đưa ra là DB Trần Thái Văn sẽ làm được gì nếu được đắc cử vào chức vụ này. Muốn trả lời một câu hỏi về tương lai này, chúng ta cần phải nhìn lại quá khứ của DB Trần Thái Văn (DB Văn).

Tôi có cơ hội được quen biết DB Văn từ hồi còn theo học đại học, lúc đó DB Văn theo học Khoa Chính Trị tại Đại Học UC Irvine và tôi theo học Khoa Chính Trị tại Đại Học UC Riverside. Trong suốt quá trình làm việc với nhau từ ngày còn cắp sách đến trường cho đến hôm nay, DB Văn đã luôn luôn chứng tỏ khả năng của mình bằng những việc làm và thành tích vượt ngoài giới hạn của bất cứ người nào trong cùng hoàn cảnh và giới hạn lúc đó. Đây không phải là một câu nói ngoa chỉ để hỗ trợ cho người bạn của mình trong mùa tranh cử, nhưng là một thực tế được chứng minh bằng những thành tích rõ ràng.

 

Thời sinh viên

Ngay từ thời còn theo học đại học tại UC Irvine, DB Văn đã xông xáo hoạt động trong lãnh vực chính trị vượt ngoài khả năng của của một người sinh viên bình thường.  Lúc còn là một sinh viên thực tập cho TNS Ed Royce, bây giờ là DB Liên Bang Ed Royce, DB Văn đã tiếp tay đắc lực vào việc giúp các bác sĩ Việt Nam chuyển bằng hành nghề y khoa từ Việt Nam để được công nhận tại Tiểu Bang California và công nhận khu Little Saigon để hình thành một khu vực kinh tế, văn hóa và chính trị mà chúng ta gọi là Thủ Đô Người Tỵ Nạn Việt Nam như ngày hôm nay. Nhìn lại, ít ai biết được là sự lớn mạnh của Thủ Đô Tỵ Nạn tại Quận Cam và giới y sĩ gốc Việt hành nghề trên toàn Tiểu Bang California có dấu tay đóng góp của người sinh viên chỉ ngoài 20 tuổi cách đây hơn 20 năm.

 

Một việc làm mà đã gây ảnh hưởng rất nhiều đối với tôi sau này là thành tích của DB Văn trong vai trò Chủ Tịch đầu tiên của tổ chức Project Ngọc, một tổ chức cứu trợ thuyền nhân Việt Nam đầu tiên từ một trường đại học tại hải ngoại. Trong sinh hoạt này, Project Ngọc đã lần đầu tiên gởi sinh viên tình nguyện đến Hồng Kông để cứu trợ các thuyền nhân Việt Nam. Việc gởi người trực tiếp đến trại tỵ nạn đã mở đường cho tổ chức Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers (LAVAS) sau này có thể gởi luật sư và phụ tá pháp lý thiện nguyện đến các trại tỵ nạn làm việc, mà Project Ngọc là một trong 5 tổ chức bảo trợ chính cho Dự Án LAVAS.

Khi chúng ta nghĩ đến những gì mà cộng đồng Việt Nam tại khắp nơi đã trực tiếp cứu trợ và vận động cho thuyền nhân Việt Nam tại khắp vùng Đông Nam Á, ít ai biết rằng chính chàng sinh viên Trần Thái Văn đã mở đường cho nỗ lực này ngay từ lúc còn ngồi trong ghế nhà trường. Tôi, LAVAS và DB Văn đã gắn liền với nhau từ lúc đó.

 

Thời là luật sư

Sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Chính Trị tại UC Irvine, DB Văn đã theo học Tiến Sĩ Luật Khoa và Cao Học Hành Chánh Công Quyền tại Đại Học Hamlin, St Paul tại tiểu bang Minnesota. Sau thời gian theo học tại Minnesota, DB Văn đã trở lại cộng đồng để dấn thân vào nhiều công tác vận động chính trị cho cộng đồng mà có nhiều lần tôi vẫn đùa với Ls Văn là làm nghề “vác ngà voi” là nghề chính còn hành nghề luật sư chỉ là nghề phụ. Trong thời gian này, tôi có cơ hội chứng kiến khả năng biến đổi tình thế từ bất lợi nhất sang lợi điểm cho cộng đồng.

Khi tình hình cưỡng bách hồi hương tưởng như tuyệt vọng, Ls Văn đã tình nguyện đi Thái Lan và Hồng Kông cùng với một phái đoàn viên chức Quốc Hội Hoa Kỳ để thăm quan tình hình tỵ nạn và những trại tù giam giữ thuyền nhân, nhưng phần chính là giúp các viên chức Quốc Hội tiếp xúc trực tiếp với thuyền nhân để hiểu rõ về tình trạng bất công trong thanh lọc. Sau khi trở lại Hoa Kỳ, chính Db Văn đã, thay mặt cho các viên chức Quốc Hội, viết bản tường trình lên Quốc Hội để kể rõ hiện tình thanh lọc thuyền nhân Việt Nam tại các trại tỵ nạn. Chuyến đi đó đã đưa đến một dự luật dự định cắt giảm tài trợ cho Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc trừ khi Hoa Kỳ và LHQ thay đổi chính sách thanh lọc thuyền nhân. Dự luật này đã khiến Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra một đề nghị cho phép sách tái thanh lọc thuyền nhân, theo một chương trình gọi là Track II. Đạo luật này mặc dầu không thành hình, nhưng đã mở đường cho một cơ hội định cư cho hàng chục ngàn thuyền nhân Việt Nam sau này theo Chương Trình ROVR – Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees.

Khi chính sách Hoa Kỳ bắt đầu chuyển hướng để bãi miễn điều luật Jackson Vanik cho Việt Nam để tiến tới bình thường bang giao, Ls Văn đã góp phần đề xướng yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép Hoa Kỳ cứu xét các thuyền nhân Việt Nam đã tình nguyện hồi hương dưới Chương Trình ROVR được đi định cư tại Hoa Kỳ. Đề xướng đó đã đưa đến việc gần 20,000 thuyền nhân Việt Nam và gia đình được đi định cư tại Hoa Kỳ trực tiếp từ Việt Nam theo Chương Trình ROVR. Ls Văn đã góp phần chuyển nỗ lực chống Bãi Miễn Jackson Vanik từ gần như tuyệt vọng sang một cơ hội định cư cho hàng chục ngàn thuyền nhân đang bị kẹt tại Việt Nam vì sự thất hứa và bỏ rơi của Hoa Kỳ.

Nhiều người cứ tưởng các chiến dịch vận động cho thuyền nhân là của các tổ chức như Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển hay LAVAS. Ít ai biết chính Ls Văn đã tích cực tham gia trong các các chiến dịch này trong những thời gian gay go nhất của vấn đề thuyền nhân Việt Nam.

 

Thời là Nghị Viên Thành Phố

Mặc dầu DB Văn không phải là vị dân cử gốc Việt đầu tiên, nhưng là người dân cử gốc Việt đầu tiên mở đường cho một kỷ nguyên xử dụng quyền lực chính trị sẵn có trong cộng động để đòi hỏi những quyền lợi chính đáng nhất của cộng đồng. Chỉ trong nhiệm kỳ đầu tiên trong cương vị Nghị Viên Thành Phố Garden Grove, DB Văn đã khởi động phong trào vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ và ngăn cản các viên chức Cộng Sản Việt Nam lai vãng đến khu Little Saigon. Không những vậy, các thành phố trong khu vực Little Saigon đã chuyển hẳn thái độ đối với cộng đồng Việt Nam từ “muốn xin treo cờ phải xin trước 60 ngày” hay “muốn diễn hành vinh danh các chiến sĩ VNCH thì về Việt Nam mà làm” sang muốn treo cờ bao lâu cũng được và lúc nào cũng được.

Là cờ vàng ba sọc đỏ đã được vinh danh trên gần 100 đơn vị chính quyền các cấp, bao gồm khoảng 10 tiểu bang, hàng chục quận hạt và thành phố. Nhiều người chống đối hay ghen tức việc vinh danh lá cờ vàng vẫn cho rằng đây chỉ là cái bánh vẽ để mỵ dân và không đem lại lợi ích thực sự cho cư dân. Trên thực tế, các nghị quyết vinh danh lá cờ vàng đã chứng tỏ được sức mạnh chính trị của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại khắp nơi và qua đó các đòi hỏi chính đáng của cộng đồng Việt Nam đều có thể thực hiện được. Người ta chỉ thấy những dư luận nói nhiều đến các nghị quyết vinh danh cờ vàng, nhưng ít ai nói đến sự nể trọng về ảnh hưởng chính trị của cộng đồng Việt Nam tại những nơi lá cờ vàng được vinh danh.

 

Thời là Dân Biểu Tiểu Bang

Khi Ls Trần Thái Văn được đắc cử vào chức vụ Dân Biểu Tiểu Bang, cộng đồng Việt Nam trên toàn California đã chính thức có tiếng nói thực sự tại Toà Nhà Nghị Hội của Tiểu bang California. Trước đó, có nhiều vị dân cử rất năng nỗ bênh vực cho quyền lợi người Việt Nam, nhưng chưa có ai thực sự đại diện được tiếng nói và bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam, không những tại Quận Cam, mà trên toàn tiểu bang California.

Việc thông qua nghị quyết vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ tại Nghị Hội Tiểu Bang California là một thí dụ điển hình. Trong nhiều lần nghị quyết được đưa ra để biểu quyế, DB Văn đã vận động được hầu hết các vị dân cử Cộng Hòa hỗ trợ, tuy nhiên chỉ có một Dân Biểu Dân Chủ, đó là Dân Biểu Leland Yee trong vai trò Phó Chủ Tịch Hạ Viện và Thủ Lãnh Khối Dân Chủ, đã ra tay chống đối việc thông qua dự luật, nhưng không ai trong số các vị dân cử thuộc khối Dân Chủ có đủ nhiệt tâm và nghị lực để đánh đổ sự chống đối vô lý này. Vì thế lực của Cộng Sản Việt Nam qua vị Dân Biểu Leland Yee đã quá mạnh và không ai trong khối dân cử Dân Chủ dám ra mặt phản đối sự chống đối này, nhưng mục đích vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ vì thế mà không thể thực hiện được.

Trước tình hình đó, DB Văn đã vận động Văn Phòng Thống Đốc Arnold Schwarzenegger, với sự hậu thuẫn của DB Lynn Daucher, để ký sắc lệnh vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ trên toàn tiểu bang California. Đây quả là một sáng kiến trong giờ tuyệt vọng. Sắc lệnh của Văn Phòng Thống Đốc hóa ra lại có giá trị thực tế nhiều hơn nghị quyết của Nghị Hội vì sắc lệnh thống đốc có giá trị thi hành trên các cơ quan chính quyền trên toàn tiểu bang. Sự thành công của việc ban hành sắc lệnh đã chứng tỏ khả năng, nhiệt tâm và thiện chí phi thường của DB Văn so với tất cả các vị dân cử khác không phải là người Việt Nam.

Không những vậy, trong cương vị của một dân biểu tiểu bang, DB Văn đã liên tục vận động trong môi trường ngoài vai trò giới hạn của mình để đề đạt nguyện vọng của cộng đồng Việt Nam trên các vấn đề quan trọng như tự do dân chủ, tự do tôn giáo hay vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, hay giao thương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Sự lên tiếng của DB Văn, một người tỵ nạn Việt Nam, trực diện với chính quyền Cộng Sản Việt Nam trên những vấn đề này luôn là cái gai nhức nhối cho Cộng Sản Việt Nam, khác hẳn với sự lên tiếng của biết bao nhiêu vị dân cử không phải gốc Việt Nam khác. Đối với CSVN, vấn đề chính trị và thể diện là những yếu tố hết sức quan trọng với họ.

Cũng trong cương vị một dân biểu tiểu bang, DB Văn đã góp phần vận động thành công cho việc thả tự do cho ông Lý Tống lúc ông còn bị giam giữ tại Tháilan và có thể bị trả về Việt Nam để xử án. Trước một việc bất công và vô lý như thế, không có một vị dân cử nào dám lên tiếng để vận động cho ông Lý Tống. Thực ra đây là trách nhiệm của các viên chức dân cử thuộc cấp liên bang. Cũng như bao nhiêu công trình vận động khác để nói lên tiếng nói của cộng đồng Việt Nam, Db Văn đã không chấp nhận ngồi yên trong khuôn khổ giới hạn của mình.

 

Kết Luận

Trên đây chỉ là một vài thí dụ điển hình để chứng tỏ khả năng vượt trội ra khỏi khuôn khổ giới hạn của mình để đại diện và bảo vệ quyền lợi và tiếng nói của người Việt Nam tại khắp nơi trên toàn Hoa Kỳ. Mặc dầu chúng ta đã có mặt tại Hoa Kỳ hơn 35 năm, nhưng sự trực diện đối với nhà cầm quyền CSVN sẽ vẫn phải tiếp tục cho đến khi quê hương có được tự do dân chủ thực sự. Nếu DB Văn được đắc cử vào Hạ Viện Hoa Kỳ, khả năng và tiếng nói chính thức của người Việt hải ngoại để đối đầu với nhà cầm quyền CSVN sẽ không bao giờ bị lu mờ. Chính quyền CSVN có thể bịt miệng hơn 80 triệu người dân trong nước, nhưng họ sẽ phải tiếp tục chấp nhận một thực tế là có những người tỵ nạn Việt Nam đang mặt đối mặt chỉ trích họ từ cương vị của các cơ quan quyền lực của Chính Phủ Hoa Kỳ.

Đó là lý do tại sao việc đắc cử của DB Văn vào Hạ Viện Hoa Kỳ là một mục tiêu hết sức quan trọng và thiết thực cho cộng đồng Việt Nam, không những tại Quận Cam, nhưng còn tại khắp nơi trên toàn Hoa Kỳ.

 

DB Văn và Ls Nguyễn Quốc Lân cùng với các thuyện nguyện viên LAVAS tiếp đón Ls Pam Baker, một luật sư đã hy sinh phần lớn của sự nghiệp luật sư để đấu tranh cho thuyền nhân tại Hồng Kông. Trong hình còn có em Ngô Văn Hà, một em bé thuyền nhân Việt Nam được cứu thoát khỏi sự ruồng bắt của Cao Ủy Tỵ Nạn và Chính Quyền Hồng Kông để trả về Việt Nam nhờ sự vận động của các luật sư và thiện nguyện viên từ hai bên bờ Thái Bình Dương.