Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

CUỘC CHIẾN VIỆT NAM

35 NĂM NHÌN LẠI

 

QUỲNH NHƯ, Washington

 

Cuộc chiến tại Việt Nam đã kết thúc cách nay 35 năm nhưng đối với một thành phần đông đảo người Việt Nam, cả trong lẫn ngoài nước, vẫn còn nhiều cần phải bàn cãi và làm sáng tỏ.  Đó là chủ đề một cuộc hội thảo quy tụ gần 50 nhân vật gồm những cựu tướng lãnh Hoa Kỳ và những nhà nghiên cứu quân sự, nghiên cứu sử học của Mỹ, cùng với môt số nhà nghiên cứu, cựu viên chức cao cấp Việt Nam Cộng Hoà trong thành phần diễn giả và tham dự lên đến gần 200 người, trong hội trường U.S. Army and Navy Club tại Washington.

***

Vai trò và tinh thần chiến đấu của Quân độiViệt Nam Cộng Hoà trong trận chiến 20 năm tại Việt Nam kết thúc cách nay đã 35 năm vẫn chưa được nhiều người trong hai thành phần tham chiến đánh giá đúng đắn.   Dư luận Mỹ nay đã nhìn lại đôi phần từ khi có đông đảo người Việt sang tị nạn, nhưng cũng còn sót lại những khuynh hướng đổ lỗi cho sự thất bại của phe đồng minh ở Việt Nam là do sự yếu kém trong sức chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hoà. 

Phía đảng Cộng Sản Việt Nam thì luôn luôn nhấn mạnh đến vai trò của quân đội Hoa Kỳ, coi thành tích chiến đấu của quân đội miền Nam chỉ là thứ yếu, kém cỏi, tuy vẫn mạnh tiếng tố cáo quân đội này đã gây ra những tổn thất lớn lao cho lực lượng Cộng Sản từ những ngày nổi dậy ở miền Nam cho đến những trận tổng tấn công 1968, 1972 và 1975 của quân đội miền Bắc.  

Sự thật lịch sử rất quan trọng đối với người Hoa Kỳ trong thế hệ ngày nay đang điều hành chính sách vói Việt Nam , cũng như đối với những thế hệ đi sau của của những người chiến sĩ và viên chức Việt Nam Cộng Hoà.  Những thế hệ hậu duệ đó nay đang chiếm giữ ngày càng nhiều những vị thế quan trọng trong nhiều lĩnh vực ở nhiều nước bên ngoài Việt Nam, cũng là thành phần không kém quan trọng đối với tương lai chính trị, kinh tế, xã hội của nước Việt Nam sau này.

Nhìn lại lịch sử sau 35 năm chiến tranh về vai trò chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hoà, do đó, là chủ đề cuộc hội thảo tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, do cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Washington, ông Bùi Diễm, và những người có tâm huyết với những người Việt quốc gia trong và ngoài nước tổ chức hôm thứ sáu mùng 9 tháng 4 năm 2010.  

Một trong những nhân vật đã từng chứng kiến những giờ phút quan trọng của lịch sử là cựu Đại sứ Bùi Diễm - ông từng là thành viên trong phái đoàn của chính phủ quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng Hoà tham gia Hội nghị Geneve 1954,  Hội nghị Paris năm 1973, từng nắm giữ các chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Đại sứ lưu động của Việt Nam Cộng Hoà phát biểu lời khai mạc:

“Hôm nay chúng tôi muốn chứng minh đã có sự bóp méo lịch sử, xuyên tạc những gì đã xảy ra ở miền Nam Việt Nam trước đây, và phản bác những định kiến sai lầm về vai trò, cũng như sức chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.”

Trong thập niên 1960, trên báo chí Mỹ, chẳng hạn như tờ Newsweek, đã có những tin tức, những bài báo với hàng tít: “Kẻ địch như hổ, còn chúng ta chỉ là những chú thỏ đế”. Dưới mắt những nhà báo có lối nhìn thiên lệch này,  những “con hổ” được dùng để chỉ quân Cộng Sản , còn Hoa Kỳ và phía Việt Nam Cộng hoà bị ám chỉ là “những chú thỏ đế” một biểu tượng của sự hèn nhát. Sự thật thế nào. Ông Bùi Diễm cho biết: 

“Trên thực tế, những “con thỏ” đó đã chiến đấu rất dũng mãnh. Trong số các diễn giả tham dự hội thảo này, có những người đã từng chiến đấu hồi Tết Mậu Thân ở Huế, trong đợt phản công hồi “Mùa hè Đỏ lửa” năm 1972 để giải vây An Lộc và tái chiếm Quảng Trị.  Những nhân chứng từng tận mắt chứng kiến những gì đã diễn ra sẽ chứng thực sự dũng cảm và kể về những chiến công của Quân lựcViệt Nam Cộng hoà trong muôn vàn khó khăn. Dựa vào những kinh nghiệm mà họ đã từng trải qua trong cuộc chiến sôi động lúc đó. Các nhân vật này sẽ trình bày với chúng ta về sự thật đích thực”.

***

Trong khi báo giới Mỹ ca ngợi sự dũng cảm của quân nhân Hoa kỳ ở Khe Sanh thì những chiến công của quân đội Việt Nam Cộng Hoà trên chiến trường An Lộc, Quảng Trị hay trước đó là trong trận phản công hồi Tết Mậu Thân lại không được báo giới Mỹ nhắc đến. Tuy nhiên có những sự thật không ai có thể chối bỏ.

Năm 1968, Việt cộng mở một cuộc Tổng tấn công ở hầu hết các thành phố khắp Miền Nam như: Saigon, Huế, Đà Nẵng, Biên Hoà, Ban Mê Thuột,...

Trong các trận đánh ấy, cuộc thảm sát ở  Huế là sự kinh hoàng khó quên đối với dân chúng. Đại tá Trần Minh Công thuộc Lực lượng Cảnh sát Quốc gia Nam Việt Nam, cho biết, có khoảng 5,200 người vô tội, hầu hết là thường dân, trong đó có cả những nhà truyền giáo và giáo sư ngoại quốc được Viện Đại học Huế thỉnh giảng đã bị Việt cộng giết hoặc chôn sống.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người từng đảm trách chức vụ Giám đốc Phòng Thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Washington trong thời gian này nhận định, một trong những lý do khiến cuộc tấn công của Việt cộng vào Huế trở thành đẩm máu và kinh hoàng nhất là vì:

“Nếu như cuộc tiến công hồi Mậu Thân vào Saigon là sự kết hợp của lực lượng quân giải phóng ở miền Nam dưới sự chỉ huy của Trần Văn Trà, Võ Văn Kiệt và Trần Bạch Đằng, cộng với các đơn vị chính quy miền Bắc do Lê Đức Anh và Mai Chí Thọ lãnh đạo thì lực lượng tấn công Huế chỉ có quân chính quy Bắc Việt và kết quả của mặt trận Huế sẽ mang lại uy danh cho lực lượng này. Đây chính là điểm quan trọng nhất để quy trách nhiệm đối với những kẻ đã gây nên các cuộc thảm sát ở Huế năm 1968”.

Cuộc tấn công Tết Mậu Thân còn cho thấy, Bắc Việt đã có sự thay đổi về chiến lược, từ chiến tranh du kích sang chiến tranh chính quy. Cựu Đại tá Cảnh sát Trần Minh Công cho biết:

“Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quân Cộng Sản đã bất ngờ tấn công miền Nam nhưng đã bị quân đội Việt Nam Cộng Hoà và lực lượng Cảnh sát kết hợp phản công tức thời. Vì thế âm mưu của Bắc Việt đã thất bại nhanh chóng. Kết quả là tổn thất về phía lực lượng Cộng Sản ở miền Nam rất cao và sau thất bại này, hầu hết các cơ sở nội thành và các chi bộ cộng sản được xây dựng từ lâu đã bị lực lượng Cảnh sát phá vỡ. Hai năm sau cuộc tấn công hồi Tết Mậu Thân, Cộng Sản Việt Nam không thể tập hợp lực lượng để mở một trận đánh lớn nào vào quân đội Việt Nam Cộng hoà cho đến mùa hè 1972”.  

***

Sang năm 1972, Bắc Việt nghĩ rằng có thể sẽ giành được những chiến thắng quyết định trên chiến trường. Với chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, lúc này, Quân lực Việt Nam Cộng hoà, có sự yểm trợ hoả lực của Mỹ tự lực chiến đấu với quân đội Bắc Việt được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ, trợ giúp súng đạn tối tân.

Đầu tháng Tư năm 1972, Cộng Sản Bắc Việt mở một trận đánh lớn vào An Lộc, một thị trấn nằm trên quốc lộ 13, nối liền Saigon với vùng biên giới Campuchia thuộc tỉnh Bình Long, với âm mưu biến khu vực này thành bàn đạp, tiến chiếm Saigon,.  Bắc Việt đã huy động một lực lượng hùng hậu, quân số gấp bốn lần quân trú phòng, tấn công mãnh liệt với sự yểm trợ của xe tăng và đại pháo.

Sau 7 đợt tấn công, kéo dài gần hai tháng, mất hàng chục ngàn quân, chưa kể hàng chục ngàn lính bị thương, cuối tháng 5 năm 1972, Bắc Việt phải tháo lui.   

Trong mùa hè năm 1972, người miền Nam quen gọi là “Mùa hè đỏ lửa”,  Bắc Việt xua quân tràn qua biên giới Việt – Lào và khu phi quân sự ở vĩ tuyến 17 chia cắt hai miền, để tấn công Quảng Trị-Hụế.   Sư đoàn 3 Quân đội Việt Nam Cộng Hoà thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn quân miền Bắc và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại.   Đến tháng 5 năm 1972 thì quân Bắc Việt chiếm được toàn bộ Quảng Trị.

Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công.   Đầu tháng 7 năm 1972, Quân lực Việt Nam Cộng hòa phản công để tái chiếm Quảng Trị- Đông hà.  Cuộc chiến 81 ngày giành lại thị xã và thành cổ Quảng Trị trở thành trận đánh ác liệt nhất trong “Mùa hè đỏ lửa”.   Hai sư đoàn dũng mãnh nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hoà là Nhảy dù và thuỷ quân lục chiến làm lực lượng tấn công chính. 

Một Đại đội trưởng thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù Việt Nam Cộng Hòa từng tham chiến tại Quảng Trị thuật trận đánh Cổ Thành đầu tiên, nổi bật tinh thần chiến đấu của đoàn quân Mũ đỏ.  Ông thuật lại:  tiểu đoàn của ông đi vòng lên hướng đông bắc, bí mật nhổ hết chốt địch dọc đường, bất ngờ đánh vào làng Tri Bưu, và áp sát cửa Tả của Cổ Thành sau 18 ngày tấn kích liên tục qua những biển chốt phòng thủ của quân Bắc Việt.  Ông nói tiếp lúc quân Việt Nam tràn qua bức tường thành: 

“Trái bom tinh khôn gây một tiếng nổ bất ngờ,  rung chuyển mặt đất, khoét một lỗ có đường kính khoảng 2m trên bức tường thành, đất đá ào ào đổ xuống hào nước rộng 20 mét cho quân tấn công chạy qua, trông như một phép lạ.  Đại đội 51 tràn qua  lỗ hổng đó vào bên trong… Tiếng súng M-16, M-60, M-79 vang động rõ mồn một.  Đại đội 52 lập tức  xông vào tiếp.   Binh sĩ đại đội 51 đang ruợt bắn địch quân trên tường thành.   Mọi thứ diễn ra y như kế hoạch đã định.   Máy bay A 37 đánh hai trái bom rất chính xác, ngay cột cờ.  Nhưng chiếc Phantom sau lại đánh theo màn khói bom trước đã trúng mục tiêu vừa bị gío tạt ngang đầu quân bạn, gây tổn thất nặng nề cho hai đại đội nhảy dù đang xung phong, làm tiêu tan sức chiến đấu...

Cuối cùng các chiến  sĩ mũ xanh Thuỷ Quân Lục Chiến của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã làm nên lịch sử. Họ đã dựng lại lá cờ vàng của miền Nam Việt Nam trên cổ thành vốn đã đẫm máu của vô số chiến sĩ đã hy sinh vì chính nghiã tự do và dân chủ cho quê hương của họ.”

Đó là lời của một cựu sĩ quan, thuộc Tiểu đoàn 5 Nhảy dù, một đơn vị tham gia chiến dịch phản công ở Quảng Trị.

Tất cả những chiến công đó là một phần của lịch sử mà không ai có thể xóa bỏ bởi nó đã được xây dựng bằng xương máu của những người lính Việt Nam Cộng hoà, trong hoàn cảnh hết sức cam go, cả trong lúc có sự tham dự trực tiếp của lực lượng Hoa Kỳ, lẫn khi không còn lực lượng này hỗ trợ.    

Tuy nhiên, sang năm 1973, tình hình chiến trường Việt Nam có nhiều thay đổi bất lợi cho phía Việt Nam Cộng hoà.