Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

HOA KỲ - IRAN:

ĐỐI THOẠI

NHƯNG CẢNH GIÁC

 

THANH PHƯƠNG

 

Bất đồng từ 35 năm nay, Iran và Hoa Kỳ đã nối lại liên lạc ngoại giao với tần suất liên tục hiếm có từ 20 tháng nay trong khuôn khổ đàm phán về vấn đề hạch nhân. Các buổi làm việc sắp tới sẽ diễn ra trong tuần này tại Vienna.

Nếu như những lời nguyền rủa “Ác quỷ Satan” hay “Trục ma quỷ” đã lỗi thời, thì hai nước vẫn chưa chính thức nối lại quan hệ ngoại giao, bị cắt đứt từ năm 1980. Tuần trước, tại Nghị viện Iran, người ta vẫn nghe thấy những tiếng hô vang “Đả đảo Mỹ”.

Về phía Hoa Kỳ, gần đây, Washington thông báo vẫn lưu Iran trong danh sách “Những nước ủng hộ khủng bố”. Ngoài ra, Tòa Bạch Ốc vẫn tiếp tục chỉ trích những vi phạm của Teheran trong lĩnh vực nhân quyền.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng nhiệm Iran, Mohammad Javad Zarif, cùng với các cộng sự, đã gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 9/2013 tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc ở New York. Sau cuộc trao đổi lịch sử này, Ngoại trưởng hai nước, đồng thời là những nhà đàm phán chính trong hồ sơ hạch nhân, đã liên tục gặp gỡ nhau, từ Geneve, Lausanne (Thụy Sĩ) tới Vienna (Áo). Riêng tại Vienna, hai bên gặp nhau hàng ngày, thậm chí nhiều lần trong ngày.

Mối quan hệ “thân mật”

Mối quan hệ của hai người đứng đầu ngành ngoại giao được đánh giá là “thân mật” và cư xử tốt đối với phái đoàn của bốn thành viên thường trực khác của Hội Đồng Bảo An (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc), cùng với Đức. Họ chúc mừng khi một người có con hay nhân dịp sinh nhật. Họ chia buồn khi có người thân qua đời, hay chúc sớm bình phục khi ai đó bị ốm.

Đây là mối quan hệ thân mật giữa con người, chứ không phải trên phương diện chính trị, cho đến khi có lệnh mới. Dù vậy, quan hệ thân thiết này đang khiến một số đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại Trung Đông e ngại, từ Israel, tới Ảrập Saudi. Các quốc gia này đều lo lắng Iran, nước theo hệ phái Shia, sẽ hùng mạnh hơn trong khu vực, cũng như trên trường quốc tế.

Cả Washington và Teheran đều thể hiện rõ quyết tâm đạt được một thỏa thuận cuối cùng về hồ sơ hạch nhân của Iran. Vấn đề gai góc này đang đầu độc các mối quan hệ quốc tế từ khoảng 12 năm trở lại đây. Việc hai nước quay lại bàn đàm phán cũng khiến phe bảo thủ của cả hai phía bực tức.

Tại Mỹ, những nhân vật “diều hâu” của phe Cộng hoà đối lập với chính phủ của tổng thống Barack Obama tìm cách cản đường để gây khó khăn cho việc dỡ bỏ các trừng phạt đối với Iran và sẵn sàng cho thông qua nhiều biện pháp trừng phạt mới nếu có cơ hội.

Ngoại trưởng Iran, Zarif, cũng thường xuyên trở thành mục tiêu tấn công của những người ủng hộ đường lối cứng rắn. Tuy nhiên, ngày 23/6 vừa qua, ông đã nhận được sự ủng hộ quý giá của lãnh đạo tối cao Ali Khamenei, thông qua một thông điệp mạng xã hội tweeter, đánh giá ông và nhóm làm việc là những người “dũng cảm” và “xứng đáng được tin tưởng”.

Bóng ma của những con tin tại Teheran

Nhưng lãnh đạo tối cao Khamenei cũng thường xuyên nhắc lại “làn ranh đỏ” quy định nội dung đàm phán, thỏa thuận và cho rằng các tiếp xúc này không nhất thiết phải dẫn tới việc hai nước xích lại gần nhau hơn. Điều này đã được ông khẳng định hồi tháng Tư vừa qua khi tuyên bố : "Các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ chỉ tập trung trên hồ sơ nguyên tử và không thêm bất kỳ vấn đề nào khác”.

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết số phận các tù binh Mỹ đang bị giam giữ tại Iran và các cuộc xung đột tại Irak, Syria và Yemen đã được đề cập bên lề các cuộc đàm phán hạch nhân.

Nhưng một quan chức cấp cao Mỹ nhắc lại “có tới vài chục thập niên đầy thù địch và ngờ vực chia rẽ Hoa Kỳ và Iran". Ông cũng gợi lại kỷ niệm đau buồn gây chấn động Hoa Kỳ khi 52 nhân viên ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin trong sứ quán Mỹ tại Teheran trong vòng 444 ngày, kéo dài từ năm 1979 tới 1980.

Nguồn tin này cũng nhận định Lục cường cùng với Iran phải nỗ lực đồng thuận để đạt được một thoả thuận cuối cùng về vấn đề hạch nhân trong những ngày tới tại Vienna. Những cố gắng này sẽ “rất gay go” và thể hiện “một quyết định vô cùng lớn lao cho tất cả mọi người”, hơn cả những cái bắt tay hay những lời chúc nhân dịp Năm Mới.

THỎA THUẬN HẠCH NHÂN IRAN: ĐƯỜNG NÀO TỔNG THỐNG ROHANI VẪN GẶP KHÓ KHĂN

Tương lai chính trị của Tổng thống Iran Hassan Rohani gắn liền với việc đạt được một thỏa thuận về hạch nhân giữa Teheran và các cường quốc. Thế nhưng, theo giới phân tích, cho dù các cuộc thương lượng đạt được kết quả, thì nguyên thủ Iran vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực chính trị ở trong nước.

Trúng cử Tổng thống ngay vòng một cuộc bỏ phiếu hồi tháng 06/2013, vị lãnh đạo tôn giáo có tư tưởng ôn hòa này đã cam kết đạt được một thỏa thuận lịch sử với nhóm 5+1 (bao gồm 5 thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức), qua đó, quốc tế bãi bỏ lệnh cấm vận đang làm cho nền kinh tế Iran kiệt quệ, đồng thời vẫn giữ được những thành quả thu được từ chương trình hạch nhân.

Các cường quốc muốn thông qua thỏa thuận này để bảo đảm là chương trình hạch nhân của Iran chỉ phục vụ mục đích dân sự và Teheran không tìm cách chế tạo bom nguyên tử, đổi lại, quốc tế sẽ bãi bỏ các trừng phạt kinh tế nhắm vào Iran.

Từ hơn 20 tháng qua, cuộc thương lượng đã gặp nhiều khó khăn và phải kéo dài sang tháng Bẩy, mặc dù trước đó, các bên liên quan đã đề ra hạn chót để đạt được một thỏa thuận cuối cùng vào ngày 30/06. Hiện nay, hai bên vẫn còn nhiều bất đồng nghiêm trọng.

Giới quan sát cho rằng, việc đạt được một thỏa thuận sẽ là một thành công đối với ông Rohani, nhưng chưa đủ để tạo dấu ấn nhiệm kỳ Tổng thống của ông trong Lịch sử nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Bởi vì, Tổng thống Rohani còn phải chứng tỏ có khả năng mang lại những thay đổi chính trị ở trong nước, thực hiện các lời hứa tranh cử trong lĩnh vực văn hóa và xã hội.

Trong cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức vào ngày 26/02/2016, cử tri Iran có thể sẽ bỏ phiếu cho các ứng viên ủng hộ chính sách mở cửa ngoại giao của Tổng thống Rohani. Nhưng người dân Iran cũng có thể lựa chọn phe bảo thủ vì cho rằng Tổng thống đã không thực hiện lời hứa, bất kể Iran có ký được hiệp định về hạch nhân với các cường quốc hay không.

Theo ông Amir Mohebbian, chuyên gia bảo thủ, thân cận với chính quyền, nói với AFP: “Đối với dân chúng, tình hình không thay đổi và nhiều người nghĩ rằng họ chẳng thu được lợi lộc gì qua các cuộc thương lượng. Chính suy nghĩ này đã làm tăng sức mạnh cho phe chống đối việc ký kết hiệp định hạch nhân”.

Vẫn theo chuyên gia này, “nếu ông Rohani không đáp ứng các mong đợi, thì thật dễ dàng cho phe chống đối Tổng thống nói rằng ông đã thất bại”.

Từ năm 2012, tức là trước khi ông Rohani trở thành Tổng thống, sức mua của tầng lớp trung lưu và người nghèo Iran đã bị tụt giảm mạnh mẽ, với tỷ lệ lạm phát cao hơn 40%. Chính phủ Rohani, được coi là “chính phủ kỹ trị” đã thành công trong việc kìm hãm lạm phát ở mức 15%, thế nhưng thu nhập từ xuất cảng dầu lửa lại giảm do giá dầu trên thế giới tuột dốc. Sau khi cho thông qua ngân sách thắt lưng buộc bụng hồi tháng 03/2015, chính phủ đã giảm trợ cấp trực tiếp, được thiết lập từ thời Tổng thống tiền nhiệm Mahmoud Ahmadinejad, qua đó, kìm hãm đà tăng giá cả.

Kinh tế gia Iran Said Laylaz, thân cận với phe cải cách, nhấn mạnh, nếu như quốc tế bãi bỏ các trừng phạt về ngân hàng và dầu lửa, thì cũng cần phải đợi một thời gian mới thấy được các tác động. Mọi việc sẽ không thể ổn thỏa ngày một ngày hai vì tình hình chính trị-kinh tế hiện nay rất tồi tệ và ông Rohani đang phải đối mặt với “các thách thức quan trọng trong hồ sơ xã hội và văn hóa”. “Nhờ có các cuộc đàm phán về hạch nhân, ông Rohani đã gạt được các vấn đề này sang một bên”, nhưng sắp tới, nếu hiệp định hạch nhân được ký kết, ông sẽ không còn lý do gì để thoái thác.

Tổng thống Rohani đã bắt đầu nói tới các cải cách hoặc những mong muốn đạt được tiến bộ, nhưng không thuyết phục được công luận.

Hồi tháng Sáu, một nhóm phụ nữ, mặc dù đã được đặc biệt chiếu cố, cho phép xem một trận đấu bóng chuyền. Nhưng cuối cùng, họ vẫn bị xua đuổi ra khỏi khán đài. Giới tăng lữ, chức sắc tôn giáo chỉ trích Tổng thống Rohani về việc ông khẳng định rằng cảnh sát có trách nhiệm duy trì trật tự công cộng chứ không phải đi giảng dậy đạo Hồi. Các tuyên bố của ông Rohani được coi như một lời cảnh cáo đối với bộ máy an ninh của chính quyền là không nên hành động vượt quá các đặc quyền của họ.

Theo chuyên gia Laylaz, việc đạt được thỏa thuận hạch nhân với các cường quốc sẽ củng cố thêm vị thế của Tổng thống Rohani đối với phe cải cách.

Từ sau đợt trấn áp phong trào phản kháng hồi tháng 06/2009, phe cải cách hầu như biến mất khỏi đời sống chính trị và Quốc hội Iran. Phe này đã tranh thủ thắng lợi của ông Rohani trong cuộc bầu cử Tổng thống để tái xuất hiện trên chính trường Iran. Hai đảng của phe cải cách đã được phép hoạt động, chuẩn bị tham gia cuộc bầu cử lập pháp vào đầu năm tới.

Nếu phe cải cách đánh bại phe bảo thủ, kiểm soát được Quốc hội, thì họ có thể liên minh với Tổng thống Rohani. Thế nhưng yêu sách của phe cải cách muốn có những thay đổi quá nhanh chóng, có thể gây nguy hiểm cho ông Rohani, đối mặt với cánh cứng rắn trong phe bảo thủ, vốn lo ngại việc khai phóng xã hội.

Giáo sư Davoud Hermidas Bavand, thuộc đại học Teheran nhận định : Không có một cải cách nào xẩy ra nếu không đạt được thỏa thuận về hạch nhân và thất bại trong hồ sơ đàm phán hạch nhân sẽ dẫn đến những căng thẳng chính trị nghiêm trọng, nhất là khi quốc tế lại đưa ra những trừng phạt mới. Nếu thất bại, “sau nhiều nỗ lực dồn vào đàm phán, thì giải pháp duy nhất đối với ông Rohani có thể là phải từ chức” trước khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2017.