Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VIỆT NAM-TRUNG QUỐC:

AI NỢ AI?

 

ANH VŨ

 

Mô?t sô´ ngươ`i cho ră`ng VN mang ơn và nợ TQ. Tại cuô?c gă?p vơ´i cư? tri nga`y 26-6-2014, Chu? Ti?ch nươ´c Trương Tâ´n Sang cu~ng đã pha´t biê?u cho rằng“ mang ơn thi` co´ ca´ch tra? ơn chư´ không thể a´p đă?t”. Nhâ?n thư´c như thế có đu´ng hay không và thực chất của vấn đề này là gì? Anh Vũ cho biết thêm chi tiết.

* Láng giềng thì có, mang ơn thì không

Là hai nước láng giềng, chung biên giới trên bộ và trên biển, lại có một quá trình gắn bó tương tác về văn hóa lịch sử, cũng như các cuộc chiến tranh qua lại giữa hai nước, đã làm cho quan hệ Việt Trung trở nên vô cùng phức tạp và nhạy cảm.

Quan hệ VN-TQ luôn là chủ đề nóng bỏng trong suốt chiều dài lịch sử của Việt Nam, cho dù thời đại nào cũng đều mang tính thời sự. Đặc biệt trong lịch sử cận đại, từ năm 1945 đến nay thì mối quan hệ giữa 2 quốc gia cộng sản cũng để lại không ít các vấn đề thăng trầm.

Hiện nay, quan hệ Việt – Trung đang xấu đi một cách nhanh chóng, đặc biệt sau việc TQ đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong lãnh hải của VN. Nhất là khi phía TQ bạch hóa các tư liệu về quan hệ giữa hai nước liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và vu cáo rằng VN vong ơn bội nghĩa.

Tại cuô?c gă?p vơ´i cư? tri nga`y 26-6-2014, khi nói về quan hệ VN-TQ, Chu? Ti?ch CSVN Trương Tâ´n Sang đã pha´t biê?u cho rằng "Chúng ta không quên sự giúp đỡ của Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến, nhưng mang ơn không có nghĩa là muốn áp đặt cái gì thì áp đặt”.

Bình luận về phát biểu của Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang, ông Khuất Duy Chiến một sĩ quan quân đội thuộc Binh đoàn 559 trong chiến tranh chống Mỹ, đã nghỉ hưu cho biết: ông hoàn toàn không tán đồng ý kiến của Chủ tịch Nước. Theo ông các nhà lãnh đạo Việt nam trong quá khứ đã mắc phải sai lầm khi biến VN thành nơi thử nghiệm và đối đầu giữa các thế lực quân sự quốc tế hàng đầu. Đây là cuộc chiến giữa ý thức hệ CS và ý thức hệ tự do dân chủ. Việc TQ ủng hộ và giúp đỡ VN không ngoài mục đích cổ vũ tình đoàn kết cộng sản quốc tế để chống kẻ thù chung.

Từ Ninh bình, ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Trong chiến lược bành trướng xuống phía Nam của Chủ nghĩa CS, Việt nam đã lĩnh vai trò tiền đồn của phe XHCN, do đó đối với nhân dân Việt Nam thì chính Trung Quốc nợ xương máu, nợ cả việc chia cắt đất nước. Tất cả nằm trong phương châm "Đánh Mỹ tới người Việt nam cuối cùng" của Mao Trạch Đông. Nên nhớ như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói "Ta đánh Mỹ là đánh cho phe XHCN, đánh cho cả Liên xô, Trung quốc".”

Nói về sự giúp đỡ của TQ đối với cách mạng VN từ năm 1945 đến nay, ông Nguyễn Tường Thụy một cựu chiến binh ở Hà nội thấy rằng cuộc chiến tranh Việt nam (1955-1975) về bản chất là một cuộc chiến tranh ý thức hệ, vì lúc đó VN tự xác định mình là tiền đồn XHCN. Do vậy chính quyền CS đã nhận được sự ủng hộ của các nước XHCN, nếu không có sự ủng hộ này thì VN không thể chiến thắng được.

Ông Nguyễn Tường Thụy nói với chúng tôi: “Tất cả những người lính Miền Bắc đi vào miền Nam lúc ấy thì tất cả trang bị từ đầu đến chân, quân trang quân dụng đều của TQ cả, còn Liên xô thì viện trợ các vũ khí hạng nặng. Tôi nghĩ rằng nếu như nợ TQ thì là Ban lãnh đạo Đảng CSVN nợ TQ chứ nhân dân VN thì không nợ TQ.”

Trong bài viết “Việt nam không mang ơn Trung quốc” của tác giả Vương Trí Dũng trên trang Bauxite gần đây, tác giả đã viết rằng “Ngay tư` ban đâ`u la~nh đa?o Trung Quô´c giu´p Viê?t Nam la` vi` lơ?i i´ch cu?a chi´nh Trung Quô´c. Nê´u Trung Quô´c không co´ lơ?i, la~nh đa?o Trung quô´c đa~ không giu´p Viê?t Nam. Không pha?i tư? nguyê?n hay do Viê?t Nam đê` nghi?, ma` la~nh đa?o Trung Quô´c buô?c pha?i giu´p Viê?t Nam vi` lơ?i i´ch sa´t sươ`n trư?c tiê´p cu?a chi´nh Trung Quô´c. La~nh đa?o Trung Quô´c không pha?i ti`nh cơ` hay chi? thông thươ`ng ma` co´ chu? mưu sâu xa thâm đô?c trong la´ ba`i giu´p đơ~ Viê?t Nam. La~nh đa?o Trung Quô´c giu´p Viê?t Nam chô´ng Pha´p va` My~ không chi? ba?o vê? lơ?i i´ch cu?a Trung Quô´c trươ´c sư? đe do?a cu?a Pha´p va` My~ ma` co`n co´ mu?c đi´ch chiê´m đoa?t thô´ng tri? Viê?t Nam.”

* Trung Quốc nợ Việt Nam thì có…

Trả lời câu hỏi trong cuộc chiến tranh VN với sự chi viện rất lớn của TQ và các nước XHCN thì VN có nợ TQ hay không? Ông Khuất Duy Chiến thấy rằng sự giúp đỡ của TQ trong các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ là sự giúp đỡ dưới trách nhiệm của tình đoàn kết quốc tế vô sản. Mà thực chất là các bên với cùng mục đích chung để bành trướng ý thức hệ cộng sản trên toàn cầu, trên cơ sở sử dụng xương máu của người Việt để thực hiện ý đồ đó.

Ông Khuất Duy Chiến nói với chúng tôi:

“Nói về nợ, thì Trung Quốc đã từng giúp Việt Nam lương thực, quân trang, quân dụng, vũ khí... trong chiến tranh chống Mỹ . Nhưng đó là họ làm nghĩa vụ quốc tế, dựa trên chiến lược của ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản, với mong muốn nhuộm đỏ toàn thế giới. Chẳng qua là một bên bỏ sức người, một bên bỏ sức của thôi. Thử hỏi rằng nếu xét về người và của thì cái gì quý hơn?”

Ông Nguyễn Tường Thụy thấy rằng trong các cuộc chiến tranh kéo dài đã có khoảng 4-5 triệu người VN của cả hai bên đã chết trong các cuộc chiến này mà không thể tiền bạc nào trả nổi. Đúng ra TQ phải mang ơn VN đã dùng xương máu của từng ấy triệu người chiến đấu cho việc lan tỏa của Chủ nghĩa CS. Cái nợ đó là nợ bằng máu của người VN, mà theo ông VN chằng có gì phải mang ơn TQ. Đó là chưa kể đến việc TQ đã lợi dụng để bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải cụ thể là Bãi Tục lãm và Quần đảo Hoàng sa, đảo Gạc ma… của VN.

Ông Nguyễn Tường Thụy nhấn mạnh:  “Cái nợ của TQ đối với nhân dân VN là nợ máu và nợ lãnh thổ, nên không thể nói VN mang ơn TQ được. Nếu như ban lãnh đạo Đảng CSVN mang ơn thì đấy là chuyện của họ. Còn quan điểm của tôi là một công dân VN, là một người VN tôi không chấp nhận được điều này”.

Tư duy cùng chung ý thức hệ cộng sản và chuyện 'ơn nghĩa' giữa hai đảng đang khiến cho chính quyền Hà Nội chưa thể đưa ra biện pháp dứt khoát, rõ ràng trong việc giải quyết căng thẳng Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông như hiện nay.

“ĐỨA CON HOANG ĐÀNG”

TRONG “NƯỚC LẠ”

Kính Hòa

 

Dư luận Việt Nam trong suốt hơn một tháng qua không có gì khác ngoài những bi hùng ở Biển Đông đang dậy sóng khi những chiếc tàu Việt Nam nhỏ bé bị vùi dập bởi kẻ địch mạnh hơn, và cả những bi hài khi nơi hội trường Ba Đình, một không khí bình thường im lặng và im lặng.

* Chính sách ngoại giao trịch thượng

Câu chuyện giàn khoa Trung quốc trên thềm lục địa Việt nam vẫn chưa đến hồi chấm dứt. Những dòng dầu mỏ khoáng sản dưới thềm lục địa chưa thấy đâu nhưng đã thấy những dòng tình cảm sôi sục của người dân nước Việt trước họa phương Bắc. Như đổ thêm dầu vào dòng lửa tình cảm sôi sục đó, người đứng đầu ngành ngoại giao của đảng cộng sản Trung quốc Dương Khiết Trì nói với báo chí nước Trung Hoa cộng sản rằng Việt nam là một đứa con hoang đàng, rằng nên trở về theo tiếng gọi khổ đau của Trung quốc!

Câu nói của họ Dương nhanh chóng được các phương tiện truyền thông quốc tế loan tải, chỉ trong vài giờ đồng hồ cả thế giới này biết rằng Trung quốc không còn giấu diếm gì nữa, rằng Trung quốc tự coi mình là kẻ dạy bảo người khác, và nhất là dạy bảo kẻ láng giềng phương Nam cùng ý thức hệ cộng sản.

Và để làm rõ hơn những điều dấu giếm bao năm trường ấy, blogger nghệ sĩ Song Chi tìm lại những gì chính những người cộng sản Việt nam công bố trong những năm mà hai chính quyền cộng sản coi nhau như một mất một còn.

“Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singa-pore. Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…” Đây là câu nói của ông Mao Trạch Đông được Nhà xuất bản Sự Thật của đảng cộng sản Việt nam trích dẫn trong tài liệu "Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua” hồi năm 1979.”

Tiếc thay Sự thật, như tên nhà xuất bản của đảng CSVN, lại biến đi đâu mất kể từ Hội nghị Thành Đô năm 1990. Kể từ khúc quanh lịch sử hãy còn nhiều bí ẩn ấy, quan hệ Việt nam Trung quốc lại được phủ dưới những câu thắm tình hữu nghị, bốn tốt 16 chữ vàng.

Phải chăng sự hữu nghị ấy cũng nằm trong ý tưởng tự giấu mình của những người kế tục sự nghiệp ông Mao Trạch Đông, đó là 'Thao quang dưỡng hối'. Hãy nghe cựu Đại tá quân đội nhân dân CSVN Bùi Tín trình bày: 

“Tôi nhớ là cách đây gần 30 năm, ông Đặng Tiểu Bình đã dặn Giang Trạch-Dân, rỉ tai dặn kỹ 4 chữ "Thao quang dưỡng hối" tức là 30 năm tới hãy tránh ánh sáng, dưỡng hối là nuôi dưỡng bóng tối, cái âm mưu bốn hiện đại ấy. Trong thời kỳ đó đừng lộ nanh vuốt vội, đừng vội mà bị chặn lại.”

Nay có vẻ những người cộng sản Trung quốc không còn kiên nhẫn nữa. Từ Bốn tốt thắm tình đồng chí họ chuyển sang Bốn không được của người thầy đe nẹt tên học trò ngỗ nghịch. Hãy nghe Tân Hoa Xã, hãng tin của đảng cộng sản Trung quốc tuyên bố:

“Thứ nhất, không được đánh giá thấp quyết tâm và năng lực bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trên Nam Hải; Thứ hai, không được sử dụng các tư liệu mà Việt Nam tự nhận là “tư liệu lịch sử” để gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế và dư luận Việt Nam về chủ quyền ở Tây Sa, Nam Sa; Thứ ba, không được lôi kéo các nước khác can thiệp vào Nam Hải; Cuối cùng là không được phá bỏ mối quan hệ Việt Trung sau 20 năm bình thường hóa quan hệ”.

Đến mức như thế này thì có lẽ như blogger Giang Nam Lãng tử viết trong một lời bình: “Xem ra ti`nh hư~u nghi? â´y không chi? “viê?n vông” ma` co`n râ´t đô?c ha?i đô´i vơ´i VN”.

Cái viễn vông ấy không phải Giang Nam Lãng tử là người nói đầu tiên mà là từ lời tuyên bố hùng hồn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như để thỏa lòng mọi người dân Việt. Nhưng còn những người đồng chí phương bắc của ông thì sao? Mà đâu chỉ riêng ông, câu hỏi này nên đặt ra cho hơn ba triệu đảng viên cộng sản Việt nam vẫn còn đứng dưới bóng cờ đỏ búa liềm vàng với các đồng chí phương Bắc.

Trong một lời kêu gọi những người còn luyến tiếc ý thức hệ, trong bài Thư gửi anh Dove, blogger Hiệu Minh viết:

“Hôm nay quan hệ Việt Trung đã quá rõ, chiêu bài ý thức hệ chỉ là thứ họ mang lừa những người nhẹ dạ nghe theo. Thế mà vẫn còn người hy vọng sói có thể thành cừu. Còn anh Dove vẫn tin vào CNXH sẽ thắng lợi toàn cầu. Tư bản nhất định thất bại. Đó là điều tôi suy nghĩ mãi về một thế hệ như anh hay những kẻ bái vọng phương Bắc, quì mọp dưới chân họ, nhưng đâu có thoát khỏi chiến tranh bên miệng hố.”

* Cuộc chiến không cân xứng

Chiến tranh thì đã xảy ra rồi, không phải chỉ trong hàng ngàn năm lịch sử mà các nhà sử học cộng sản có thể đổ cho sự hung hăng tàn ác của các chế độ phong kiến hai nước Việt Hoa, mà nó xảy ra ngay ở thời hiện đại này, khi mà cả hai đảng cộng sản Việt nam Trung Hoa đang cùng nhau xây dựng con đường xã hội chủ nghĩa, như lời tờ Hoàn cầu thời báo, tờ báo mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa của đảng cộng sản Trung quốc, tuyên bố ngay sau chuyến làm việc tại Việt nam của nhà ngoại giao họ Dương kết thúc.

Chiến tranh đã xảy ra năm 1979 trong một tháng máu nhuộm khắp núi rừng biên giới phía Bắc, máu của những người lính tay không đổ xuống nhuộm đỏ biển đảo Garma năm 1988.

Vâng chiến tranh! Chiến tranh là từ mà nhiều người Việt đã nhắc đến trong một tháng vừa qua, nhắc đến với sự lo ngại, lẫn sự hào hùng.

Nhiều người nhắc đến chiến tranh, nhưng chiến tranh làm sao với địch thủ mạnh hơn nhiều lần? Nhiều người nói rằng phải liên minh, liên minh với những người mạnh mẽ có thể kềm chế kẻ xâm lược kia. Nhưng liên minh làm sao với vị thế kẻ cô đơn ý thức hệ, và lại trớ trêu thay đồng sàng dị mộng với kẻ có thể đánh mình. Một bạn trẻ nói:

“Cái chính sách quân sự của Việt Nam từ trước đến nay là làm bạn với tất cả các nước, không liên minh với nước này để chống nước khác. Theo em thì đó chỉ là một cách nói thôi, còn chính quyền của Việt Nam là một chính quyền độc tài, chính vì như thế nên trên trường quốc tế nó có ít sự ủng hộ. Và để đi đến 1 liên minh quân sự với Hoa Kỳ hay một nước khác bất kỳ thì đó là một điều khó khăn.”

Nhưng lịch sử Việt nam hiện đại lại không thiếu nghi ngại với nước lớn Hoa Kỳ. Blogger Viết từ Sài Gòn hiến kế cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong bài Thư gửi Ngài thủ tướng:

“Nhưng, có một vấn đề này, ngài cần phải nhớ, Mỹ Quốc, nếu đứng trên phương diện địa cầu mà xét, họ mới là phương Bắc, họ là trợ lực của phương Bắc hiện tại. Điều này cho thấy họ cũng không tốt đẹp gì với một nước nhỏ như Việt Nam mà chính sách kinh tế, đối ngoại của họ cũng như lần bắt tay của họ với Trung Cộng để thả nổi Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc năm 1974 đã chứng minh điều này. Nước Mỹ không bao giờ bỏ ra một đồng nào với ai nếu đồng đó không mang lại lợi nhuận cho họ (nhưng Trung Quốc thì càng ghê gớm hơn vì họ sẽ không bỏ bất kì xu nào với ai nếu nước đó không tan nát vì họ). Và đã đến lúc ngài phải “dĩ độc trị độc” phải lấy nước trị nước, phải lấy phương Bắc lớn hơn để trị phương Bắc nhỏ hơn.”

Và quan hệ với nước lớn Hoa Kỳ lại còn làm nhức đầu các nhà lãnh đạo ở Ba Đình hơn nữa với những đòi hỏi nhân quyền, dân quyền, minh bạch. Người bạn trẻ nói tiếp:

“Chỉ còn có Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tiên lên án Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam. Em nghĩ là con đường như vậy thì có thể được nhưng để đạt được nó thì phải dân chủ hóa đất nước, chấp nhận đa guyen đa đảng, thì khi ấy mới tiến được xa hơn.”

Nhưng hãy trở lại với câu nói trịch thượng của họ Dương. Trong một chừng mực cay đắng nào đấy, blogger Cánh Cò viết:

“Không ít người nghĩ ngược lại: Câu nói trên hoàn toàn chính xác. Không những chính xác, nó còn miêu tả chiều sâu thực trạng xã hội Việt Nam từ thượng tầng lãnh đạo quốc gia tới một người dân nghèo khó nhất, nếu người dân ấy chưa từng một lần chú ý tới các vấn đề xảy ra chung quanh mình.”

Với thực trạng mà Cánh Cò đề cập đến, quả là khó lòng chiến thắng, mà chỉ có thể là một chiến thắng tưởng tượng như blogger Người Buôn Gió viết trong câu chuyện nước Vệ mới nhất của anh mang tựa đề Hải chiến liệt truyện. Trong câu chuyện ấy, sau khi nhìn thấy những chiến thuyền của nước Vệ hay nước Việt oanh liệt chiến thắng kẻ mạnh hơn, anh lại bừng tỉnh mà nói:

Người đời sau gọi đấy là Giấc mộng Nam Kha.

Vâng Nam Kha chỉ là một giấc mộng.

Đến đây xin mời quí độc giả nhớ lại hai câu thơ của một nhà thơ cách mạng từng làm sôi động bao nhiều con tim trai trẻ cách đây mấy mươi năm

Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn ngàn năm

Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

Cũng nhớ lại hai câu thơ ấy trong lúc biển Đông dậy sóng, trong lúc Quốc hội CSVN im lặng một cách lạnh lùng, nhà giáo Vũ Thị Phương Anh bùi ngùi cảm than:

Tổ quốc bao giờ Lạ thế này chăng?

Ai là đứa con hoang đàng, và đâu là Tổ quốc Lạ lùng? Có lẽ câu hỏi xin dành cho quí độc giả.