Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

KHI "THẦN"

ĐÃ MẤT THIÊNG

 

THANH QUANG

 

Tương phản với một số ý kiến tiết lộ rằng “hồi xưa việc vô đảng phải đổi bằng máu”, thì trong thời gian gần đây, xem chừng như chuyện đảng viên đảng CSVN rời bỏ đảng ngày càng nhiều – mà nói theo lời blogger Trí Thức qua bài “Vài lời tâm huyết với đảng CSVN”, thì cách nay mấy ngày, “Sự kiện ông Lê Hiếu Đằng và ông Phạm Chí Dũng ly khai khỏi ĐCS Việt Nam khiến xôn xao dư luận.

Thiết nghĩ, đó là điều bình thường, tất yếu xảy ra trong bất cứ xã hội nào, khi mà đảng không còn là thần tượng để người ta tôn thờ”. Tác giả lưu ý:

“Đảng nói chung nó như một thứ tôn giáo, dùng thần quyền để chế ngự mọi hành vi của những người đi theo nó. Khi “thần” đã mất thiêng thì không còn vai trò gì nữa. Đảng cầm quyền thể chế hóa luật pháp bằng cương lĩnh của mình, mục đích tối thượng là bảo vệ quyền lợi bản thân, bắt thiên hạ phải tuân thủ mọi ý muốn chủ quan của mình thì nó cũng giống như một chế độ phong kiến “trị quốc, bình thiên hạ”, vậy thôi.

Hậu quả là dùng cường quyền để áp bức, bóc lột và không có dân chủ, nhân quyền. Nó không mang tính khách quan, khoa học và cũng không quản lý được trật tự xã hội. Và một khi luật pháp không có hiệu lực thì mọi mâu thuẫn trong xã hội sẽ được giải quyết bằng những cuộc xung đột đẫm máu.”

* Đảng CSVN đã biến chất

Qua Tuyên Bố từ bỏ đảng CSVN, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Sài Gòn, giải thích rằng “ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân”. Lên tiếng mới đây trên Đài Á Châu Tự Do, ông Lê Hiếu Đằng khẳng định:

“Tâm nguyện của tôi là mọi người đừng sợ gì nữa, phải hành động, phải làm việc, phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền - toàn vẹn lãnh thổ, đấu tranh vì nhân quyền, dân quyền, bảo vệ môi trường. Thực tế đó là ba yếu tố vì con người, cho con người. Còn chủ nghĩa xã hội là cái không nói nữa, ngay tại Liên Xô- quê hương của nó, người ta cũng đã chán ngán rồi. Tại sao con cái các ông lãnh đạo đi các nước tư bản học hành, trong khi các ông bắt cả dân tộc này phải đi theo con đường mơ hồ chẳng tới đâu. Do đó, trong thủ bút, tôi nêu rõ đảng Cộng sản nay là lực cản sự phát triển của đất nước. Đó là cái nguy hiểm nhất, phải đấu tranh để ngăn chặn điều đó.”

Luật gia Lê Hiếu Đằng nhân tiện cũng lưu ý thêm rằng “Quốc hội đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân”, nhất là “vấn đề nông dân, vấn đề ruộng đất, rồi vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân quyền”. Do đó, ông thấy không thể nào tiếp tục đứng vào hàng ngũ đảng được nữa.

Qua bài “Sự sợ hãi và niềm vui”, blogger Hồ Phú Bổng nhận định rằng: “Giữa sợ hãi và niềm vui tự do chỉ trong gang tấc! Ông Lê Hiếu Đằng đang là hiện tượng mới nhất cho những đảng viên còn sợ hãi! Quay đầu lại là bờ! Là hạnh phúc, là niềm vui không chỉ riêng cho cá nhân và gia đình cựu đảng viên Lê Hiếu Đằng, mà cho cả Dân Tộc!”.

Khi đề cập tới chuyện “ông Lê Hiếu Đằng tuyên bố bỏ đảng”, blogger Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét:

“Anh đi theo đảng từ thời đảng còn gian khó, phải giả dạng ẩn núp dưới danh nghĩa nầy, danh nghĩa nọ, với mong muốn cùng đảng đấu tranh cho một đất nước độc lập, tự do và giàu mạnh, một xã hội dân chủ tiến bộ. Nay đảng của anh đang ở trên đỉnh quyền lực, quyền lực tuyệt đối như các triều đại phong kiến trước đây khi đảng cho ra đời Hiến pháp mới và áp dụng vào đầu năm 2014 để đặt toàn dân dưới sự cai trị tuyệt đối của mình, anh lại tuyên bố từ bỏ cái đảng ấy. Khi nghe anh điện thông báo điều nầy, tôi nói lời chúc mừng anh nhưng trong lòng lại từ từ dâng lên một cảm xúc khó tả. Đắng cay.”

Qua thư ngỏ gởi ông Lê Hiếu Đằng, blogger Trí Thức vừa nói nhấn mạnh rằng việc luật gia này “ra khỏi đảng chính là ông đã về với nhân dân, từ bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ, có thể là những công lao, cống hiến… Nhưng thà như thế còn hơn là tiếp tục ở lại trong cái đội ngũ càng ngày càng bị nhân dân mất lòng tin và chán ghét”.

Vẫn theo tác giả thì thực trạng hiện nay về mọi lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh…, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS, thì những người đảng viên càng nhiều tuổi đảng chỉ “càng thấy xấu hổ” mà thôi. Tác giả nhận xét tiếp, “những đảng viên lâu năm được nhận cái huy hiệu, cái danh hiệu nhiều năm tuổi đảng thực chất chỉ là cái bánh vẽ, chẳng nói lên điều gì. Thử hỏi trong bấy nhiêu năm tuổi đảng có bao nhiêu năm ông cống hiến sức lực cho đất nước, cho xã hội?”.

Blogger Hoàng Thanh Trúc nêu lên câu hỏi rằng điều gì khiến những thành phần trí thức một thời là con người CS ấy đã dứt khoát từ bỏ đảng CSVN với những lời nói can đảm, nhận xét khẳng khái, công khai như vậy ? Đơn giản là, theo nhà báo Hòang Thanh Trúc, họ “tỉnh ngộ” bởi “thế giới quan, sự trung thực và nhất là lòng yêu nước…”.

Và tác giả hỏi tiếp rằng có ai đi làm cách mạng để xây dựng nên một nhà nước chuyên chính độc tài toàn trị như nhóm chóp bu CSVN hôm nay? Có ai đi làm cách mạng để vi phạm nhân quyền, trấn dẹp nhân dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược như CSVN hôm nay? Những người “vĩnh biệt đảng” ấy chỉ vì họ không muốn tiếp tục đứng trong “hàng ngũ tội ác” mà thế giới văn minh đã nhận diện.

* Đã quá suy đồi...

Blogger Nguyễn Ngọc Già bày tỏ hy vọng rằng quyết định từ bỏ đảng của ông Lê Hiếu Đằng sẽ là “cơn gió lớn để cuốn hút nhiều ngọn gió nữa tạo ra cơn bão quét sạch những đau khổ cho dân mình”. Và “sau cơn bão lớn, nhất định bầu trời Việt Nam chúng ta sẽ rạng ngời và toàn dân sẽ bắt tay nhau làm lại từ đầu” - một khởi đầu dù muộn màng nhưng vững bền cho “con cháu tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước”.

Một ngày sau khi luật gia Lê Hiếu Đằng ra Tuyên Bố từ bỏ đảng, thì  nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, một cây bút phân tích, bình luận sâu sắc, cũng công khai từ bỏ đảng – quyết định mà ông nói là không phải “nhất thời” mà “đã suy nghĩ từ lâu”, phát xuất từ việc ông nhận thấy “đảng CS không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân, và điều đó đi ngược với tôn chỉ mục tiêu ban đầu của Đảng” cũng như “lời thề” của ông khi vào Đảng. Do vậy, nhà báo Phạm chí Dũng khẳng định rằng ông “không còn phù hợp với vai trò và nghĩa vụ một đảng viên trong Đảng Cộng sản” nữa !

Lên tiếng với đài RFA, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng cho biết rằng quyết định bỏ đảng của ông thể hiện sự mong muốn cũng như luật gia Lê Hiếu Đằng, đó là “mọi người còn có cốt cách, còn có lương tâm, còn có suy nghĩ, nhìn lại để thấu hiểu đằng sau, điều gì, nguyên nhân nào, những nguồn cơn nào đã đẩy đất nước đến tình trạng ngày hôm nay”. “Tình trạng ngày hôm nay” ấy, theo blogger Phạm Chí Dũng:

“Quá xấu, quá tệ, quá suy đồi. Tất cả mọi thứ đều xuống cấp một cách trầm trọng. Thật sự tôi cũng cầu mong những người Việt ở hải ngoại như các anh thấu hiểu được phần nào tâm trạng của người dân ở Việt Nam, một đất nước khốn khổ như thế nào - khó khăn từ kinh tế, suy thoái đến đạo đức. Vậy ai làm ra những điều đó? Không còn ai khác ngoài sự lãnh đạo toàn diện của đảng thôi. Đảng chỉ đạo làm được cái gì? Trong khi đó, người ta chấp nhận những đối trọng chính trị có phải tốt hơn không. Người ta có cơ chế tam quyền phân lập và đồng thời cơ chế này có thể giám sát người dân từ ngoài xã hội đến trong nội bộ để làm tốt hơn. Những người đảng viên cần nhận thức ra điều đó để thấy là đã đến lúc cần phải có cơ chế mới thay cho cơ chế cũ.”

Trước diễn tiến này, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội nhận xét:

“Diễn tiến này có ý nghĩa rất lớn trong tình hình hiện nay, nhất là sau khi dưới sự lãnh đạo của đảng thì Quốc hội nước CHXHCNVN vừa thông qua một bản Hiến pháp. Bản Hiến pháp lần nầy cũng trở thành công cụ rất rõ ràng của đảng để củng cố vị trí độc tài của đảng CS. Chính vì vậy mà điều đó tác động rất nhiều đến tâm lý của rất nhiều người có lương tri, có suy nghĩ về vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc. Họ đã hành động theo lương tâm.”

Từ Saigòn, blogger Phạm Đình Trọng khẳng định:

“Theo tôi đây là một hình thức trả lời của những người đảng viên trung thực với bản Hiến pháp vừa được đảng cho ra đời. Đảng với những công cụ của họ, họ tưởng muốn làm thế nào thì làm. Nhưng mà Lê Hiếu Đằng rồi Phạm Chí Dũng tuyên bố ra đảng chính là sự trả lời của họ đối với bản Hiến pháp vừa được thông qua. Tôi thấy việc ra khỏi đảng của anh Lê Hiếu Đằng và anh Phạm Chí Dũng là sự mở đầu cho làn sóng ra khỏi đảng, bởi vì bây giờ, đảng đã bộc lộ đầy đủ sự phản nhân dân, chống lại nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, đất nước. Với bản Hiến pháp này, đảng đã đứng hòan tòan vào nhóm lợi ích để thao túng đất nước, làm hại dân, thì sự bỏ đảng của anh Đằng và anh Dũng là sự mở đầu để sẽ có một đợt sóng tiếp theo. Đó là điều chắc chắn.”

Blogger Trí Thức qua bài “Vài lời tâm huyết với đảng CSVN” cũng không quên cảnh báo rằng “Có thể rồi đây sẽ có hàng loạt đảng viên ly khai khỏi đảng CS. Nhưng điều đó cũng không nguy hiểm bằng những đảng viên ly khai phần lớn là trí thức, cái phần cơ bản làm cho đảng vững mạnh, sáng suốt. Số đông chưa chắc đã mạnh, vấn đề là chất lượng đảng viên kia. Vậy nếu những đảng viên là trí thức cứ rơi rụng dần thì trong đảng chỉ còn lại phần lớn là những người không đủ năng lực giữ vai trò cầm quyền, sớm muộn đảng (CS) không còn giữ được vị trí độc tôn nữa”.

NHÂN QUYỀN BỊ CHÀ ĐẠP NGAY TRONG

"NGÀY QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN

GIA MINH, RFA

 

Kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 năm nay tại Việt Nam, trong lúc nhà cầm quyền tìm cách khoa trương các chính sách của đảng và nhà nước CSVN, giới tranh đấu trong nước cũng nhân dịp này vận động dư luận chú tâm đến trình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.

Các quốc gia Phương Tây cũng nhân dịp này nhắc nhở Hà Nội cần thực thi các cam kết của mình trong tư cách là hội viên mới của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc. 

* Khoa trương

Ngay trước ngày 10 tháng 12, truyền thông Việt Nam đăng tải bài viết của Phó thủ tướng, kiêm bộ trưởng ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh nói về chính sách của đảng và nhà nước Việt nam về vấn đề nhân quyền.

Bài viết khá dài được mở đầu với nhắc nhở đến việc Hà Nội được bầu cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc khóa 2014- 2016 hồi ngày 12 tháng 11 vừa qua.

Ông Phạm Bình Minh viết rằng việc chính quyền Hà Nội ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc là xuất phát từ chính sách được ông này cho rằng nhất quán của cả đảng và chính phủ. Đó là bảo vệ, thúc đẩy các quyền con người và tích cực đóng góp vào hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền.

Ông Phạm Bình Minh cũng nhắc lại việc Hà Nội hiện là thành viên của hầu hết các điều ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người, trong đó có Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc; Công ước về Quyền Trẻ em; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ước quốc tế về chống tra tấn là công ước mà Việt Nam ký mới nhất hồi ngày 7 tháng 11 vừa qua. Hiện nay Việt Nam đang hoàn tất các quy định về thủ tục để sang năm 2014 phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền của người khuyết tật. Trong lĩnh vực lao động, Việt Nam cũng đã tham gia 18 điều ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO.

Theo bài viết của ông Phạm Bình Minh thì các quyền và tự do cơ bản của nhân dân được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế.

* Giới tranh đấu vận động cho nhân quyền VN

Đối với những thành phần quan tâm đến vấn đề nhân quyền, quyền con người tại Việt Nam thì dịp 10 tháng 12 năm nay là một dịp quan trọng vì đánh dấu 65 năm ngày Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền ra đời.

Tại Nha Trang vào ngày thứ 7 cuối tuần qua các thành viên Mạng lưới Bloggers tại đó đã tiến hành các hoạt động phân phát tài liệu về nhân quyền cho nhiều người dân trong thành phố.

Blogger Phạm Văn Hải cho biết về sinh hoạt ở đó như sau:

"Ngày hôm nay, Mạng Lưới Bloggers ở Nha Trang tổ chức buổi đi phổ biến tài liệu về nhân quyền và công ước chống tra tấn mà Việt Nam vừa ký kết cho người dân ở Nha Trang; bắt đầu từ hơn 8 giờ sáng nay. Nhóm chúng tôi chia thành hai hướng: một hướng đi dọc theo đường biển- đường Trần Phú, Nha Trang; còn một hướng trên các tuyến xe buýt đi xuống khu vực Hòn Rớ và ngược lại để phát cho người dân đi trên xe và những điểm xe dừng xuống. Phần đông có thái độ hồ hởi vì có phần ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, đa phần thái độ tiếp nhận rất hồ hởi; còn số lại họ dị ứng với chuyện quảng cáo thương mại, bảo hiểm nên cũng e ngại chút."

Tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn vào ngày chủ nhật 8 tháng 12, các thành viên của Mạng lưới Bloggers Việt Nam cũng tổ chức sinh hoạt phát bong bóng và tài liệu về nhân quyền.

Blogger Paulo Thành Nguyễn cho biết kế hoạch tổ chức: "Tại Sài Gòn tiến hành ở Công viên 23 tháng 9 để trao đổi về vấn đề nhân quyền, mọi người tìm hiểu về những điều trong Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền ký vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Cũng có trao đổi về tình hình nhân quyền Việt Nam so với tình hình nhân quyền quốc tế như thế nào, và củng cố thêm cách hiểu về nhân quyền của những người tham dự."

* Công an trấn áp, đánh đập

Tuy nhiên khi các bloggers tiến hành mọi sinh hoạt của họ theo kế hoạch được công khai trên mạng thì đã gặp một số cản trở từ phía cơ quan chức năng.

Khi các blogger phát bong bóng nhân quyền thì một số thành phần đã đến xin bóng rồi châm nổ. Ngoài ra tại Hà Nội chính xe của lực lượng chức năng còn tịch thu bong bóng gom lại đưa lên xe chở đi khỏi Công viên Thống nhất là nơi được tổ chức sự kiện. Một số người tham gia như blogger Hư Vô bị tát vào mặt, người khác bị giật túi đựng tài liệu, và nhiều tập tài liệu về nhân quyền bị nhân viên an ninh xé mất…

Tại Công viên 23 tháng 9 ở Sài Gòn, ngoài trường hợp blogger bị đánh như blogger Châu Văn Thi, những người tham dự bị ném nắm tôm vào.

Ngày 10 tháng 12, đúng ngày kỷ niệm nhân quyền thì một số blogger bị hành hung như các blogger Mẹ Nấm, An Đỗ Nguyễn, Nguyễn Hoàng Dũng. Điều này được chính blogger Mẹ Nấm cho biết như sau:

"Chiều nay tôi đến thăm Hoàng Vi, rồi cô ấy đưa hai mẹ con tôi ra về. Trên đường ra về an ninh thường phục và phụ nữ rất đông nhào đến cướp giật con gấu bông trên tay Hoàng Vi; con gấu đó là của con trai tôi. Tôi la lên 'ăn cướp' và họ quây cả ba lại và họ đánh rất tàn bạo rồi họ đẩy cả ba trở lại vào nhà và khóa trái cửa lại. An ninh còn giằng con trai của tôi ra khỏi tay tôi. Khi mọi người nghe tin đến ở bên ngoài thì an ninh đánh Hoàng Dũng chảy máu mắt."

Một blogger tên Trần Hoàng Hận cũng bị đánh tại Sài Gòn vào chiều ngày 10 tháng 12.

Trong ngày 10 tháng 12, một số người tại Đà Nẵng như kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, facebooker Thanh Hoàng… khi đến hổ trợ vợ chồng Lê Anh Hùng- Lê thị Phương Anh đòi công an phường Hòa Minh trao trả đồ đã giữ của họ từ mấy ngày trước cũng bị những thành phần bất hảo bên ngoài đồn công an đánh. Tin cho hay facebooker Thanh Hoàng bị đánh đến chấn thương sọ não. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh có ý kiến về sự việc mà bản thân là một nạn nhân:

"Tôi bị đánh khá đau, phải uống thuốc và nằm nghỉ vì tôi bị chứng máu khó đông mà. Tôi nghĩ rằng hành vi mà công an phối hợp với côn đồ để họ đánh những người dám lên tiếng đã trở thành một kịch bản: từ Hà Nội anh Nguyễn Chí Đức, Binh Nhì… rồi ở Sài Gòn, nay lại diễn ra ở Đà Nẵng; tôi thấy rất kinh khủng. Một nhà nước được người dân lập ra đóng thuế để bảo an, để bảo vệ người dân, trấn áp 'côn đồ các đẳng' mà bây giờ bị thoái hóa đến mức mà hai lực lượng này có lẽ cấu kết với nhau thì trở thành một nhà nước côn đồ, phát xít rất nguy hiểm."

Thông tin còn cho hay nhóm Phụ nữ Nhân quyền có cuộc họp tại Chùa Giác Hoa ở Sài Gòn cũng bị lực lượng an ninh đến sách nhiễu.

Blogger An Đỗ Nguyễn sau cuộc bị đánh đập, khóa nhốt vào chiều ngày 10 tháng 12 đã đưa lên facebook lời cám ơn những người đã đến cứu giúp và ghi rõ ' những đàn áp của an ninh chỉ làm tăng thêm sức mạnh và sự trưởng thành của chúng ta mà thôi'.