Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

TỰ DO LẬP HỘI: ĐIỀU KIỆN

KHÓ NUỐT CỦA TPP

 

NAM NGUYÊN

 

Việt Nam kỳ vọng tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ở sân chơi này những cải cách nửa chừng như kiểu của Việt Nam sẽ có được chấp nhận hay không?

* Không thể cải cách nửa vời…

TPP về nguyên tắc là một thị trường mở trải dài từ Châu Đại dương qua một phần Châu Á tới Châu Mỹ. TPP bao gồm các nền kinh tế chi phối hơn 40% GDP toàn cầu và các nước thành viên sẽ thực hiện tự do mậu dịch với thuế quan 0%. Nhà nước bày tỏ quyết tâm tham gia TPP và  Việt Nam là 1 trong 13 quốc gia đối tác đã trải qua 19 vòng đàm phán nhưng vẫn chưa vượt qua nhiều sự khác biệt.

Trên Vietnam Net ngày 18/9, ông Nguyễn Đình Lương nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA) nhận định rằng, ngoài những rào cản kỹ thuật khó vượt qua, ba vấn đề cơ bản nhất đầy chông gai với Việt Nam khi tham gia TPP bao gồm, thứ nhất là quyền lập hội của người lao động, thứ hai cạnh tranh bình đẳng giữa khối doanh nghiệp Nhà nước với các thành phần kinh tế khác cũng như sự bình đẳng tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn và thị trường; sau hết là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Trả lời Nam Nguyên, Phó giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia nghiên cứu kinh tế từ Hà Nội nhận định:

“TPP thì một trong các điều kiện hết sức quan trọng là quyền tự do lập nghiệp đoàn. Trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam thì chủ yếu công đoàn là chịu sự lãnh đạo của Nhà nước hay nói cách khác là Đảng, hay lập hiệp hội gì đấy thì tùy theo qui chế. Nếu Việt Nam thực sự muốn tham gia TPP thì phải thực thi đúng theo cam kết. Nếu không thực hiện được thì không thể gia nhập TPP, cách giải quyết như thế nào thì hiện nay thuộc về vấn đề phạm trù thể chế, đòi hỏi Việt nam phải có cải cách, cải tổ thể chế thực sự mạnh mẽ và đúng nghĩa. Hiện nay nói thẳng ra vấn đề này còn phải bàn luận và phải cải tổ thì mới có thể tham gia TPP theo đúng nghĩa.”

Tự do nghiệp đoàn là một vấn đề nhạy cảm ở Việt Nam bắt nguồn từ thực tế lịch sử ở Ba Lan, chế độ cộng sản cầm quyền đã sụp đổ vì hoạt động của Công đoàn Đoàn kết. Chưa hiểu Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ cải tổ như thế nào đối với điều kiện khắt khe của TPP.

Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách IDS, một tổ chức độc lập tự giải thể khi không còn có thể nghiên cứu độc lập, thì chính những người lao động phải đột phá đòi hỏi những quyền chính đáng của mình. Qua việc 8 lãnh đạo Doanh nghiệp Công ích của Sài Gòn bóc lột người lao động, TS Nguyễn Quang A nhận định:

 “Tổ chức Công đoàn, mà thực sự là một bộ phận nối dài của Đảng Cộng sản, hoàn toàn không bảo vệ lợi ích của người lao động. Về điều kiện của TPP buộc Nhà nước Việt Nam phải cho phép có những nghiệp đoàn lao động độc lập, theo tôi là một bước một áp lực từ bên ngoài rất là quan trọng. Nhưng tôi nghĩ là những áp lực từ bên trong mới là chính.”

Khi đề cập tới khía cạnh quyền tự do lập hội của người lao động, một điều kiện của TPP. Ông Nguyễn Đình Lương bóc trần một sự thật ít người để ý, ông đưa ra một định nghĩa rất khó được chính quyền Việt Nam chấp nhận, đó là:

“Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.”

Ông Nguyễn Đình Lương tiết lộ một chi tiết rất đáng chú ý, từ khi BTA được ký kết năm 2001, đến nay sau 12 năm Việt Nam vẫn chưa có được điều mơ ước, chưa được Hoa Kỳ dành cho Qui chế ưu đãi phổ cập thuế quan (GSP) áp dụng thuế suất 0% đối với hàng ngàn mặt hàng nhập cảng vào Hoa Kỳ. Thời gian đàm phán BTA bị bế tắc vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội. Ông Lương đã đề nghị Đoàn Hoa Kỳ ghi vào Hiệp định là: “Phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam”. Điều này hàm ý là khi nào Việt Nam chưa có quyền tự do lập hội, thì chưa được hưởng Qui chế ưu đãi phổ cập thuế quan của Hoa Kỳ.

* Mà cần phải thay đổi thể chế

Muốn vào TPP, Việt Nam một lần nữa không thể tránh khỏi khúc xương khó nuốt là “Quyền tự do lập hội”. Theo quan điểm của ông Nguyễn Đình Lương, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.

Ông Nguyễn Đình Lương nhận định rằng, chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.

Vẫn theo lời nhân vật này, Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP hiện nay vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật 'khập khiễng nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa đại tiệc của Việt Nam.'

Đối với lợi ích khi tham gia TPP, nhân vật từng lèo lái đoàn Việt Nam đạt được thỏa thuận Hiệp định Thương mại Việt Mỹ (BTA) năm 2001 đặc biệt nhấn mạnh, biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Nguyên văn lời ông Nguyễn Đình Lương nói: “Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được 'ăn xái' vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.”

Rút kinh nghiệm sau hơn 5 năm Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Nguyễn Đình Lương nói một cách không rào đón, kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nói đúng hơn ở Việt Nam cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Cộng thêm vào đó, văn hóa tham nhũng được phổ cập, tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng đắn.

Trong bài trên VietnamNet, đối với các vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh bình đẳng, vấn đề mua sắm công, ông Nguyễn Đình Lương nhắc lại giai đoạn đàm phán BTA cuối những năm 1990, Hoa Kỳ đòi hỏi khối doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động công khai minh bạch, trên thị trường phải theo tiêu chí thị trường bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Lúc đó Việt Nam chưa chấp nhận vì không thể xử lý được mọi vấn đề. Ông Lương nói nguyên văn: “Ở thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương "quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo" thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những "bọc ung thư" như Vinashin, Vinalines..., chưa khê mùi "bức xúc" như hiện nay.”

Theo ông Lương, sân chơi TPP là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thong thoáng, công khia, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối xử; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP. Vào TPP chắc chắn Việt Nam phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.

Người đọc báo hiểu rằng, Nhà nước Việt Nam đứng trước nan đề thay đổi thể chế, cải tổ pháp luật và cải cách phương thức điều hành kinh tế.

Đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo điều kiện TPP. Mặc dù Việt Nam đứng trong tốp đầu thế giới về vi phạm bản quyền, nhưng ông Nguyễn Đình Lương nhận định rằng, thế giới và chính Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.

Chấp nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai, là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại. Theo ông Lương Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế hỗ trợ.

Với tất cả những câu hỏi hớn để Việt Nam hưởng lợi ích khi TPP trở thành hiện thực, trong đó xấu nhất có cả khả năng Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng nhập cảng. Phó Giáo sư Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội nhận định:

“Nếu gia nhập TPP mà không có quyết tâm mà vẫn còn rào cản, tư duy vẫn còn trì trệ  thì chắc chắn phải nói thẳng là Việt Nam sẽ bị thua cuộc ngay trên sân nhà. Đây là điều cảnh báo trước đối với giới lãnh đạo Việt Nam nếu quyết tâm thực sự tham gia vào TPP, những bài học từ kinh nghiệm qua tổ chức quốc tế như WTO, thì Việt Nam cần phải có sự cải tổ quyết tâm mạnh mẽ thực sự, còn nếu không sẽ bị loại ra cuộc chơi hay nói cách khác sẽ bị thua và đo ván ngay trên sân nhà và xảy ra những hậu quả rất mới, có nhiều khi trở thành thị trường hoàn toàn tiêu thụ chứ không phải là một đất nước phát triển.”

Hội nhập với thế giới là một tiến trình dài mà Việt Nam đã và đang thực hiện. Trên các diễn đàn nhiều ý kiến cho rằng, điều cốt lõi không phải Việt Nam mất gì, được gì hoặc có được các đối tác khác, đặc biệt là Hoa Kỳ chấp nhận hay không. Sở dĩ Hoa Kỳ thẳng thừng áp đặt luật chơi vì là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong dịp trả lời chúng tôi, TS Võ Trí Thành, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương từ Hà Nội nhận định:

“Hội nhập cũng là một sức ép để đổi mới, trong nước phải cải cách. Ở đây có nhiều hàm ý chứ không đơn thuần là tồn tại, phát triển hay là bị cạnh tranh và bị loại trừ.”

Trên VietnamNet, ông Nguyễn Đình Lương sau khi tiết lộ nhiều khúc mắc qua kinh nghiệm đàm phán BTA hồi cuối những năm 1.990 đầu 2.000 đã kết luận về triển vọng TPP. Theo ông, với BTA ViệtNam đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia". Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.

Ông Nguyễn Đình Lương qui lỗi cho sự cải tổ thể chế quá chậm, cải tổ pháp luật nửa vời, nên trong quá trình thực thi cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí từng đề cập.

Mặc dù cho là TPP khó có thể sớm thông qua vào cuối năm nay như Hoa Kỳ hy vọng, tuy vậy nhân vật được dư luận mô tả là nói thẳng nói thật nhất về những vấn đề nhạy cảm kinh tế chính trị, vẫn tỏ ra tin tưởng việc tham gia TPP sẽ cho Việt Nam thêm một cơ hội để đổi mới.

TIÊU HỦY VŨ KHÍ HÓA HỌC SYRIA:

KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT

The Washington Post

 

Hoa Kỳ và Nga đang đối diện với những trở ngại đáng kể trong việc thực thi một thỏa thuận tiêu hủy các loại vũ khí hóa học của Syria, bất kể là tiêu hủy ở trong hay ngoài đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

Đầu tháng 9, Washington và Moscow đồng ý rằng, ước tính 1.000 tấn vũ khí hóa học của Syria phải bị tiêu huỷ hoặc tịch thu trước giữa năm tới. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cam kết hợp tác.

Theo kế hoạch, các thanh sát viên của Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học ở Hà Lan sẽ được điều động tới Syria trước tháng 11 để giám sát quá trình này. Nhưng các cường quốc thế giới vẫn chưa đồng ý hoặc tiết lộ quá trình này sẽ tiến hành ra sao kể từ khi đó.

* Tiêu hủy ở Syria

Nếu các cường quốc quyết định tiêu hủy kho vũ khí hóa học bên trong Syria, quá trình này có khả năng sẽ bao gồm việc gửi các đơn vị cơ động chuyên biệt. Xây dựng một cơ sở tiêu hủy thường trực có thể mất một năm hoặc hơn, và do đó kéo rê thời gian thực thi quá giữa năm 2014 mà tới khi đó, kho vũ khí phải bị tiêu hủy hoàn toàn.

Mỹ và Nga có thể cung cấp các thiết bị cần thiết. Cả hai cường quốc đều có hơn một chục năm kinh nghiệm trong việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học của riêng mình. Nhưng không nước nào cho biết liệu họ có tham gia vào hoạt động tiêu hủy ở Syria hay không.

Mỹ có hai loại đơn vị cơ động để tiêu hủy vũ khí hóa học - một Hệ thống Tiêu hủy Chất nổ (EDS) vô hiệu hóa các loại đạn dược có chứa hóa chất, và một Hệ thống Thủy phân triển khai Thực địa (FDHS ) vô hiệu hóa các loại hóa chất và tiền thân của chúng với số lượng lớn.

Quân đội Mỹ đã xây được 5 đơn vị EDS có khả năng xử lý một số loại đạn dược cùng lúc. Quân đội Mỹ cũng công bố đơn vị FDHS đầu tiên trong tháng 6, nói rằng hệ thống này "được thiết kế để triển khai trên toàn thế giới với khả năng hoạt động trong vòng 10 ngày sau khi tới nơi."

* Vấn đề nảy sinh

Ông Al Mauroni, phân tích gia người Mỹ về vấn đề chống phổ biến vũ khí hủy diệt, cho rằng sử dụng những đơn vị EDS của quân đội Mỹ để tiêu hủy các loại đạn dược bên trong Syria sẽ chậm chạp. "Tôi không nghĩ họ có thể hoàn thành việc này trong 6 tháng," ông nói.

Ông Mauroni là giám đốc của Trung tâm chống phổ biến vũ khí hủy diệt của Không quân Mỹ ở bang Alabama. Trung tâm này huấn luyện các lãnh đạo Không quân đối phó với vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ông cho biết Mỹ đã gửi một đơn vị cơ động đến Albania vào năm 2006 để tiêu hủy kho vũ khí hóa học 16 tấn theo yêu cầu của nước này.

"Họ phải mất khoảng một năm mới làm xong," ông Mauroni nói. "Vì thế, nếu Syria có 1.000 tấn thì có thể thấy là không thể nào tiêu hủy được trong vòng một năm."

Cuộc nội chiến kéo dài hai năm của Syria cũng có thể gây khó khăn cho bất kỳ nhân viên và thiết bị của nước ngoài nào hoạt động tại Syria.

Trong một cuộc phỏng vấn phát sóng hôm thứ Hai, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói với đài truyền hình nhà nước CCTV của Trung Quốc rằng quân nổi dậy muốn lật đổ ông có thể ngăn không cho những toán làm việc của nước ngoài đến gần những địa điểm vũ khí hóa học do chính phủ quản lý.

Giáo sư Sharon Weiner ngành quan hệ quốc tế  Đại học American University nói việc tiếp cận bị ngăn chặn sẽ không phải là mối rủi ro duy nhất.

"Tôi cho rằng mỗi phe tham chiến trong cuộc nội chiến này sẽ có quan điểm khác nhau về việc tấn công hay bảo vệ những người định tiêu hủy các loại vũ khí này," bà Weiner nói. "Vì vậy những người đó sẽ bị cuốn vào xung đột lớn hơn."

* Tiêu hủy ngoài Syria

Để tránh những vấn đề như vậy, các cường quốc thế giới có thể gửi vũ khí hóa học của Syria đến các  cơ sở ở Mỹ và Nga để xử lý nhanh hơn và an toàn hơn.

Mỹ có hai cơ sở mà họ định tiêu hủy các loại đạn dược còn lại của mình trong những năm tới. Một cơ sở đang được thử nghiệm ở bang Colorado, trong khi cơ sở kia đang được xây dựng ở bang Kentucky.

Nga đang tiêu hủy kho vũ khí còn lại của mình tại 4 cơ sở ở các khu vực Bryansk, Kirov, Kurgan và Penza. Một khu phức hợp thứ năm ở khu vực Kizner đang thi công và sắp hoàn thành.

Nhưng việc sử dụng những cơ sở này cũng không ổn. Cả Washington lẫn Mos-cow đều không xác nhận liệu có đồng ý đưa vũ khí hóa học của Syria vào lãnh thổ của mình hay không.

* Những thách thức ở nước ngoài

Công ước Vũ khí Hóa học (CWC) cũng cấm "chuyển giao, trực tiếp hoặc gián tiếp, vũ khí hóa học cho bất cứ ai." Ông Mauroni nói Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học sẽ phải đưa ra ngoại lệ trong nguyên tắc của họ để cho phép vũ khí hóa học được đưa khỏi Syria.

Vận chuyển các vũ khí hóa học sẽ là một thách thức khác. Ông Mauroni nói liệu có ai dám chở những hàng hóa nguy hiểm như vậy bằng máy bay hay không và vì thế, vận chuyển đường bộ có thể là phương cách khả dĩ.

Quân đội Mỹ đã sử dụng phương cách này trước đây. Vào năm 1990, họ đóng gói một kho vũ khí hóa học của Mỹ gần Clausen, Đức, chất lên xe tải và chở đến cảng Nordenham của Ðức.

Từ đó, quân đội Mỹ chuyển vũ khí đến hòn đảo Johnston ở Thái Bình Dương và tiêu hủy. Lệnh cấm của CWC đối với việc vận chuyển vũ khí như vậy khi đó vẫn chưa có hiệu lực.

"Vận chuyển đường bộ rất an toàn," ông Mauroni nói. "Vận chuyển đường biển cũng không thành một vấn đề, miễn là không có bão."

* Vấn đề chi phí và xác minh

Nếu các cường quốc thế giới có thể đồng ý về nơi tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria, họ vẫn phải đối mặt với vấn đề làm thế nào để chi trả và xác minh quá trình này.

Tổng thống Assad nói ông tin chi phí sẽ là 1 tỉ đô la. Bà Weiner nói vẫn còn quá sớm để nói chắc chắn.

"Chi phí còn tùy thuộc vào những yếu tố như vận chuyển vũ khí đi bao xa và phải chi trả bao nhiêu để bảo vệ những người làm công tác tiêu hủy," bà nói. "Bất cứ ai cố gắng đưa ra một dự toán thực tế vào lúc này đều chưa có thông tin mà họ cần có."

Để xác minh kho vũ khí hóa học của Syria bị loại bỏ hoàn toàn, Tổ chức cấm Vũ khí Hóa học cần để bảo đảm chính phủ ông Assad khai báo trung thực những gì họ có. Bất kỳ thành viên nào nghi ngờ Syria đang giấu diếm gì đó có thể ra lệnh "thanh tra thách thức" mà chính quyền Syria sẽ không có quyền khước từ .

Bà Weiner nói rằng Mỹ và Nga cũng phải vượt qua những nghi ngờ giữa họ với nhau .

"Tôi cho rằng người Mỹ muốn có mặt để xem người Nga xử lý ra sao và ngược lại," bà nói. "Mỹ và Nga có lịch sử từ thời chiến tranh lạnh rằng nước này luôn muốn biết nước kia đang làm gì. Vì vậy mà có sự thiếu tin tưởng."