Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

HỐI LỘ IN TIỀN POLYMER:

VỤ ÁN TÌNH, TIỀN

 

VIỆT LONG tổng hợp báo chí Úc

 

Một viên chức cao cấp của toà đại sứ Australia đã dan díu tình cảm với một đại tá tình báo của Việt Nam, người bị cáo buộc nhận tới 20 triệu đô la tiền bị nghi là hối lộ do một công ty trực thuộc Ngân hàng Dự trữ Australia.

* Giao du thân mật

Uỷ viên cao cấp của Uỷ hội Thương mại Australia, bà Elizabeth Masamune, người được quyền tiếp cận những thông tin tối mật của nước Úc, đã quen biết với đại tá công an Lương Ngọc Anh trong những năm đầu thập niên 2000, khi bà làm việc tại Hà Nội.

Viên đại tá lúc đó làm việc cho công ty Securency của Úc để công ty thắng thầu hợp đồng lớn về in tiền polymer với Ngân hàng Trung ương Việt Nam. Năm ngoái các công tố viên tư pháp Australia và cảnh sát Liên bang cáo buộc đại tá Anh đã nhận tới 20 triệu đô la của Securency, số tiền bị nghi là hối lộ.

Các nguồn tin ngoại giao xác nhận rằng bà Masa-mune giao du thân mật với đại tá Lương Ngọc Anh, đồng thời khuyến khích Securency chi cho ông này những khoản tiền trọng hậu để trả công ông đã “giúp đỡ” cho công ty thắng hợp đồng in tiền.

Là viên chức thương mại cao cấp nhất của Úc tại Việt Nam, bà Masamune hẳn đã biết đến nhiều tin tức mật được thuyết trình trong những buổi họp của chính phủ. Một nguồn tin ngoại giao cao cấp cho hay các cơ quan của Úc liệt kê đại tá Anh thuộc bộ Công an, mà họ coi là cơ quan an ninh tình báo của Việt Nam.

Bà Elizabeth Masamune đã không báo cáo với bộ ngoại giao và bộ thương mại những chi tiết về mối quan hệ của bà với viên sĩ quan tình báo cao cấp trong thời gian bà được cử đến công tác tại xứ Cộng Sản này (theo ngôn từ báo chí Úc nói về Việt Nam.)                 

* Người giữ của

Đại tá Lương Ngọc Anh cũng được người Úc biết đến như thành phần thân tín của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng, và còn là người giữ túi tiền cho các viên chức hàng đầu của Việt Nam.

Được biết, vẫn theo báo chí Úc, khi giới lãnh đạo của Securency than phiền về số tiền khổng lồ phải chi cho viên đại tá này, bà Masa-mune đã nói đó là cái giá phải trả để làm ăn tại Việt Nam.

Sự tiết lộ mối quan hệ này sẽ buộc Thủ tướng Julia Gillard cho tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng đến việc các viên chức cao cấp của Uỷ hội thương mại và Ngân hàng dự trữ Australia đã bao che hay yểm trợ việc hối lộ, cũng như đã dính líu vào những hành vi ứng xử không thích hợp.

Phó chủ tịch đảng Cấp tiến đối lập, dân biểu Julie Bishop, cho biết bà sẽ hỏi Bộ trưởng thương mại Craig Emerson xem ông biết đến những chuyện liên quan tới bà Masamune từ bao giờ, và ông có báo cáo với cơ quan cảnh sát Liên bang hay các cơ quan an ninh khác không. Bà cho rằng vì tính cách nghiêm trọng của vụ này, chính phủ phải báo cáo tất cả những gì đã biết.

Bà Masamune là một trong dăm ba viên chức Úc đã trực tiếp hay gián tiếp giúp vào những thương vụ được cho là “không thích hợp” của công ty Security. Công tố viên tư pháp cáo buộc những vụ giao dịch đó liên quan đến tiền hối lộ hằng triệu đô la ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia.

Uỷ hội Thương mại Aus-tralia đã phụ giúp Secu-rency và công ty anh em của nó, cũng thuộc Ngân hàng Dự trữ, là Note Print-ing Australia, gọi tắt là NPA,trong việc làm ăn ở 49 quốc gia, từ 1996 đến 2009.

NPA bị cho là đã hối lộ các viên chức Malaysia, Indo-nesia và Nepal. Còn Secu-rency thì từ 1999 đến 2009,  trong sự thông hiểu và nhiều khi yểm trợ trực tiếp của Uỷ hội Thương mại, chẳng những đã sử dụng viên đại tá tình báo Việt Nam mà còn thuê cả một tay lái buôn vũ khí người Malaysia, và một tội phạm hình sự có án của Nam Phi.

Những kẻ này hoạt động như nhân viên đại diện Ngân hàng Dự trữ Austra-lia ở ngoại quốc, trong một kế hoạch chung mà nay cảnh sát cho là một "hàng tiền đạo" để hối lộ.

* Tri pháp phạm pháp

Hồ sơ nội bộ của Uỷ hội Thương mại cho thấy từ 1998 Uỷ hội đã biết đại tá Anh là sĩ quan cao cấp của bộ Công an CSVN.

Mặc dù luật của Úc ban hành năm 1999 cấm trả tiền cho các viên chức ngoại quốc, không một ai trong Uỷ hội Thương mại cảnh giác Securency là việc trả tiền cho đại tá Anh là việc bất hợp pháp.

Ngược lại, theo báo The Age, Uỷ hội vẫn đề nghị Securency sử dụng đương sự như nhân viên được trả tiền, dù các viên chức của Uỷ Hội biết rằng các công ty của Úc trả tiền cho viên chức ngoại quốc để chiếm lợi thế kinh doanh là vi phạm tội hình sự.

Theo những tài liệu được phổ biến nhờ luật Tự do Thông tin, đầu tiên báo The Age của Úc hồi tháng 12 năm ngoái đã tiết lộ chi tiết câu chuyện nhờ đâu mà hồi năm 2001 bà Masamune biết được chuyện làm ăn về tiền bạc của đại tá Lương Ngọc Anh với Securency.

* Bại lộ

Tháng giêng 2001, bà Masamune nói với Secu-rency rằng bà sẽ giữ liên lạc với đại tá Anh và tiếp tục theo dõi những thư từ ông ta cần viết cho Secu-rency liên quan đến vấn đề tài chính.

Hai tháng sau Securency gởi email cho bà, xác định rằng ở Việt Nam họ đã làm hơn cả những gì từng làm ở bất kỳ quốc gia nào khác, đặc biệt là về những cam kết tài chính mà công ty coi là “vốn đầu tư”, có cả bản sao thư email của bà Masamune trong đó phác hoạ kế hoạch đi Úc của đại tá Lương Ngọc Anh vào tháng 3-2001 để “thảo luận và ký kết bổ túc liên quan đến” những khoản tiền mà ông ta được Securency chi trả.

Bà Masamune cũng nói với Securency bà sẽ vận động Bộ di trú để cấp “visa cực nhanh” cho đại tá Anh. Bà đã giúp cho chuyến đi Mỹ của ông Anh cùng nhiều viên chức khác, và Secu-rency trả tiền.

Năm 2004 Uỷ hội Thương mại còn tặng phần thưởng cho đại tá Lương Ngọc Anh và Securency, khen ngợi họ đã giúp chiếm được những hợp đồng trị giá hơn 100 triệu đô la với ngân hàng trung ương Việt Nam.

Thủ tướng Julia Gillard cùng Bộ trưởng ngân khố Wayne Swan đã liên tục từ chối lời thúc giục điều tra sâu rộng vụ hối lộ đầy tai tiếng. Cuộc điều tra của cảnh sát liên bang phát khởi do những điều tiết lộ trên báo The Age năm 2009, nhưng chỉ giới hạn trong những vụ điều tra và truy tố tội hối lộ của các viên chức lãnh đạo cũ của Securency và NPA.

Phiên xử 8 cựu viên chức của Securency và Note Printing Australia bị cáo buộc hối lộ khởi sự ở Melbourne vào hôm thứ hai.  Cảnh sát liên bang Australia đã không điều tra về vai trò cùa các cơ quan chính phủ trong vụ tai tiếng này, mặc dù nhiều chứng cứ cho thấy các viên chức Úc có biết hoặc có liên can trong một số thương vụ của Securency và NPA ở nước ngoài./.