Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHÂN QUYỀN VÀ CẤM VẬN VŨ KHÍ


(Mặc Lâm, RFA)
Ngày 04/06/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Edward Panetta đã có cuộc gặp với Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam, sau khi ghé thăm Cam Ranh. Trong cuộc tiếp kiến này ông Nguyễn Tấn Dũng ngỏ ý yêu cầu Hoa kỳ sớm dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.
*Trở lại Á Châu
Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Loen Panetta nằm trong khuôn khổ chuyến công du Á Châu để tham dự Đối thoại Shangri-La về An ninh khu vực, tổ chức tại Singapore từ ngày 1 đến 4 tháng 6 chấm dứt với dư âm bầu không khí hào hứng cho các nước Đông Nam Á sau phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta.
Tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, và New Zealand. Tuy nhiên điều mà ông gây ấn tượng nhất là cam kết rằng Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân và không quân ở Thái Bình Dương cũng như tăng số lượng các cuộc tập trận tại đây. Có nghĩa là sáu trên tổng số 11 hàng không mẫu hạm của Mỹ sẽ được triển khai tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Những cam kết này mở ra rất nhiều điều cho các nước trong khu vực. Tuy nhiên Mỹ không làm hết mọi nhiệm vụ bao biện nhưng cần sự hợp tác của các nước nhằm giữ gìn hòa bình và sự ổn định trong khu vực.
Thách thức của từng nước có khác nhau từ sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc cho đến ràng buộc đồng minh với Hoa Kỳ. Việt Nam là nước lệ thuộc lớn nhất vào kinh tế đối với Trung Quốc. Mặc dù theo báo cáo mới nhất của Wold Bank cho thấy thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam vẫn là Hoa Kỳ,
Trung Quốc chỉ đứng thứ năm trong bảng xếp hạng nhưng lại là nước có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế. Việt Nam nhập một số lượng nguyên liệu thô khổng lồ từ Trung Quốc để gia công xuất cảng.
Bên cạnh đó những dự án lớn đa số được Trung Quốc cấp vốn với lãi suất ưu đãi để cho Trung Quốc trúng các gói thầu.
Trong khi đó Philippines được sự quan tâm trực tiếp và có trách nhiệm của Hoa Kỳ qua hiệp ước phòng thủ chung Mỹ Phi năm 1951. Manila tuy yếu nhất vùng về khả năng quốc phòng nhưng lại mạnh nhất về vai trò đồng minh của Mỹ.
Liên minh này cho phép các nước như Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản có thế tiếp tay với Philippines trong nhiều lĩnh vực trong đó quan trọng nhất là quân sự khi có chiến tranh xảy ra.
Việt Nam không có vai trò liên minh có thể là một thiệt thòi tuy nhiên thiệt thòi ấy có thể bù lại bằng cách mua vũ khí của Hoa Kỳ bên cạnh sự cung cấp của Nga hay Ấn Độ.
*Hợp tác với Việt Nam
Sau chuyến viếng thăm cảng Cam Ranh đầy ấn tượng của Bộ Trưởng Quốc phòng Panetta, ông đã có cuộc gặp gỡ với Thủ tướng CSNS Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 4 tháng 6 và trong cuộc gặp này Thủ tướng Dũng đã đưa ra hai yêu cầu: Thứ nhất Hoa Kỳ cần đóng góp tích cực hơn nữa trong việc giải quyết hậu quả chiến tranh và thứ hai Hoa Kỳ cần dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Yêu cầu thứ nhất xem ra không phải là việc khó khăn với Mỹ. Hàng chục năm qua chương trình chống mìn bẫy tại Việt Nam đã được Hoa kỳ viện trợ. Chương trình chất độc da cam tuy không được Quốc hội Mỹ chính thức thừa nhận nhưng một số lớn tiền viện trợ nhân đạo cũng được thông qua.
Những số tiền viện trợ nhân đạo khác vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam và nhất là trong tình hình quan hệ giữa hai nước được cải thiện thì sẽ không có gì thay đổi trước yêu cầu này.
Tuy nhiên yêu cầu thứ hai của Thủ tướng CSVN Nguyễn tấn Dũng khó khả thi vì việc cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam vẫn còn hiệu lực và khó cho bất cứ một chính khách nào của Mỹ thuyết phục được Quốc hội Hoa Kỳ ngoại trừ Việt Nam.
Quốc hội Hoa kỳ sẽ được thuyết phục khi nào Việt Nam tuân thủ đầy đủ những cam kết về nhân quyền đối với công ước về nhân quyền liên Hiệp Quốc mà Hà Nội đã ký kết.
Tình trạng nhân quyền tồi tệ hiện nay giống như một bức tranh xấu xí treo trước ngôi nhà đang cố gắng mời khách ghé thăm.
Khi được hỏi liệu tình trạng nhân quyền có phải là nhân tố quan trọng nhất để lệnh cấm vận vũ khí được dở bỏ hay không, Giáo sư Carlyle Thayer chuyên gia về Biển đông và Việt Nam thuộc ĐH New South Wales và Học viện Quốc phòng Australia cho biết:
"Dứt khoát là có. Trong một cuộc phỏng vần hết sức lý thú trên kênh truyền hình của Việt Nam, khi người phỏng vấn hỏi Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rằng Hoa kỳ có thể nghĩ đến việc bán vũ khí cho Việt Nam hay không thì ông đại sứ trả lời rằng "không! Cho tới khi nào vấn đề nhân quyền được cải thiện!"
Và rồi trong chuyến công du của Ngoại trưởng Clinton tới Việt Nam bà cho biết là rất muốn sự quan hệ của hai nước nâng lên một mức cao hơn nữa, nhưng vấn đề nhân quyền là một cản trở. Tới phiên thượng nghị sĩ John McCain và Joe Leiberman trong chuyến đi Việt Nam đã đưa ra một danh sách dài về vấn đề cải thiện nhân quyền bị xâm phạm tại Việt Nam.
Do đó tôi tin rằng Quốc hội Hoa kỳ không thể nào dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí giết người đối với Hà Nội và vì vậy đê nghị mua vũ khí của Hà Nội khó thành hiện thực bất kể tình hình Hoa kỳ muốn trở lại vùng Châu Á Thái Bình dương như thế nào."
Ông Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới thăm Cam Ranh là một dấu hiệu quyết tâm mạnh mẽ của Hoa kỳ đối với việc rời bỏ các điểm sôi động khác của thế giới để tới Châu Á Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quyền bỏ phiếu chấp thuận bán vũ khí do Quốc hội quyết định chứ không do chính phủ nào dù Dân Chủ hay Cộng Hòa. Vì vậy tôi nghĩ nhân quyền là rào cản lớn nhất hiện nay cho cả hai nước.
*Áp lực Nhân quyền
Nhân quyền và tự do tôn giáo có lẽ là hai đề tài mà Hà Nội khó trả lời nhất trước công luận quốc tế trong những năm gần đây. Bên cạnh đó Hà Nội không thể coi thường sự vận động của một tập thể người Việt đang sống tại Hoa kỳ mà vụ thu thập hơn 150 ngàn chữ ký mới đây là một ví dụ.
TS Nguyễn Đình Thắng, một trong những người vận động phong trào này khi được hỏi sau vụ tiếp xúc phái đoàn tại Tòa Bạch Ốc, thái độ của chính phủ Mỹ có thay đổi hay không TS Thắng cho biết:
"Chắc chắn rằng nó tạo sự chú ý nhiều hơn trước đây rất nhiều. Thứ nhất chính tổng thống Obama đã nhắc đến trường hợp của Điếu Cày mà trước đây Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không hề quan tâm đến tình trạng các blogger tại Việt Nam. Thứ hai nữa là ông Michael Posner là một người thực sự quan tâm đến vần đề nhân quyền nhưng ông ta khá yếu thế trong Bộ Ngoại giao.
Qua Thỉnh nguyện thư thì ông ta có thế mạnh hơn bởi ông ta có thế nương theo sự quan tâm của tập thể người Việt liên lạc trực tiếp với tòa Bạch ốc cho thấy rằng Bộ Ngoại giao phải thay đổi một số chính sách về vấn đề nhân quyền.
Ngay trong câu trả lời của ông Posner ông ta nói con số thỉnh nguyện thư nó tạo sự chú ý cho hành pháp Hoa Kỳ và ông ta khuyến khích cộng đồng người Việt tiếp tục lên tiếng với chính phủ Hoa Kỳ và đặc biệt là trực tiếp lên tiếng với chính quyền Việt Nam.
Điều đó nó sẽ tạo thuận lợi cho chính Bộ Ngoại giao Hoa kỳ trong việc đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền.
Trong Quốc hội Hoa kỳ rất nhiều các vị dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa kỳ bây giờ biết rất rõ là Việt Nam đang vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Việt Nam bây giờ thay thế Miến Điện để trở thành quốc gia vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ nhất trong toàn vùng Đông Nam Á."
Không mua được vũ khí của Hoa Kỳ rõ ràng là điều thiệt thòi cho Việt Nam. Do chủ trương không bị lệ thuộc qua liên minh quân sự, Việt Nam cần tự trang bị cho mình một sức mạnh vũ khí chiến lược đủ khả năng phòng thủ trước thế lực ngày càng nguy hiểm của Trung Quốc.
Sức mạnh ấy khó thành hình từ các loại vũ khí của Nga hay Ấn Độ vì cho tới nay ai cũng thấy rằng chúng có thể rẻ nhưng không đủ uy lực so với vũ khí của Trung Quốc.
Vũ khí tối tân của Hoa Kỳ có thể cân bằng với đối phương trên nhiều mặt. Từ tầm xa tới tính chính xác và nhất là khả năng sát thương của chúng đã được chứng minh qua nhiều cuộc chiến tranh hồi gần đây.
Vi phạm nhân quyền không còn là chuyện nội bộ của Việt Nam khi hình ảnh của người bị đánh, bị sách nhiễu xuất hiện ngày một nhiều trên mạng. Đàn áp nhân quyền và mua vũ khí là hai chủ đề không thể tách rời.
Nói với báo chí trên tàu USNS Richard E. Byrd Bộ trưởng Quốc phòng Hoa kỳ Leon Panetta cho biết Hoa kỳ và Việt Nam đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, Hoa kỳ và Việt Nam đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng hai nước sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ.
Câu nói đầy ý nghĩa này vẫn còn một gợi ý: Nên chăng hai nước đừng nên bị ràng buộc bởi vấn đề nhân quyền, vấn đề của hiện tại?