Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NƯỚC NGA ĐỨNG TRƯỚC THỬ THÁCH CHÍNH TRỊ BỞI NGƯỜI HAI MẶT PUTIN

+Từ Thủ Tướng dưới thời Tổng Thống Boris Yelsin Vladimir Putin nhảy vọt lên làm Tổng Thống sau khi tố cáo gia đình người đỡ đầu mình là tham nhũng tiền viện trợ của IMF.
Tatyana Dyachenko cô con gái út Tổng Thống Boris Yeltsin can đảm đối đầu với người hai mặt Vladimir Putin.

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN
Những cuộc biểu tình vừa qua tại Thủ đô Mạc Tư Khoa Liên Bang Nga và nhiều nơi khác trên toàn nước Nga tố cáo cuộc bầu cử Dân biểu vào Viện Duma là gian lận và yêu cầu phải tổ chức bầu cử lại. Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Nga Vladimir Putin là đã dàn dựng cuộc bầu cử ngày 4 tháng 12 vừa qua đã đưa đảng Cộng sản Nga trở lại chính trường sau hơn hai mươi năm họ rút vào bóng tối. Đảng của ông Putin chỉ chiếm được 25% số ghế trong Viện Duma (Quốc Hội Nga). Hình bóng cuộc Cách mạng mùa Xuân Trung Đông đang lởn vỡn đâu đó tại nước Nga. Thủ tướng Putin muốn dập tắt ngọn lữa bùng lên của dân chúng Nga nhưng trở lực từ phía Tổng Thống Nga Dmitri Medvedev không muốn sử dụng vũ lực đối với quần chúng Nga. Thủ tướng Vladimir Putin từng lên tiếng tố cáo Mỹ đã nhúng tay vào các cuộc biểu tình tại Nga(?).
Trong quá khứ Hoa Kỳ đã giúp đỡ ông Boris Yeltsin trong cuộc tranh cử Tổng Thống đầu tiên của nước Nga sau ngày chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ. Cuộc bầu cử Tổng Thống Nga đầu tiên năm 1996 với sự trợ giúp của một toán chuyên viên bầu cử Mỹ do con gái út ông Yetlsin điều khiển đó là cô Tatyana Dyachenko 30 tuổi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Chính trị Mạc Tư khoa, sau đó qua Anh học tiếp chương trình Tiến sĩ Kinh tế. Sau khi tốt nghiệp trở lại Nga và trở thành Cố vấn cho ông Boris Yeltsin sau khi ông Mikhail Gorbachev tuyên bố không tiếp tục giữ chức Tổng bí thư vào tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin tuyên bố tranh cử Tổng Thống. Tatyana Dyachenko thiết lập một văn phòng theo dõi cuộc bầu cử tại một khách sạn sang trọng tại Thủ đô Mạc Tư Khoa và từng giờ bám sát cuộc bầu cử cùng toán chuyên viên bầu cử của Mỹ phái đến gồm có 6 người. Kết quả bầu cử đã đưa người Kỹ sư cơ giới máy cày, Giám đốc một Công ty cấp Quận Boris Yeltsin lên làm Tổng Thống Nga đầu tiên sau gần 70 năm nước Nga chìm trong bóng tối của Chủ Nghĩa Cộng Sản Bolsevich. Tân Tổng Thống Nga Boris Yeltsin chọn cựu Trung Tá Tình báo KGB Vladimirovich Putin làm thủ tướng, lúc đó Putin ở tuổi 47. Vladimirovich Putin sinh tại Thành phố Leningrad năm 1952 (Ngày nay là Thành Phố St.Petersburg)tốt nghiệp Đại học Pháp lý tại Đại học Leningrad năm 1975. Gia nhập hàng ngũ sĩ quan tình báo KGB và được đưa đến Đông Bá Linh làm việc(Cộng sản Đông Đức). Putin còn là một võ sĩ Nhu đạo đệ tứ đẳng huyền đai đã từng tham dự thi đấu ở cấp Quốc gia.
Trong vai trò Thủ Tướng Nga, Tổng Thống Boris Yeltsin đã dành cho ông Putin nhiều quyền hành. Nhưng dường như Vladimir Putin không muốn ngồi ở ghế Thủ tướng nước Nga mà còn muốn tiến xa hơn. Năm 1998 Quỹ Tiền Tê Quốc Tế (IMF-International Money Fund)viện trợ cho Liên Bang Nga 4,8 tỷ Mỹ kim tái thiết và phát triển nước Nga. Vladimir Putin lợi dụng cơ hội này tố cáo gia đình Boris Yeltsin tham nhũng, đã đục khoét khoản tiền viện trợ của IMF. Người đứng ra chống đối Putin là cô con gái Boris Yeltsin là cô Tatyana Dyachenko. Putin đòi mở cuộc điều tra về số tiền của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, nhưng với tư cách cố vấn cho Tổng Thống Boris Yeltsin cô Tatyana bác bỏ luận cứ của Putin đòi điều tra về số tiền của IMF. Vladimir Putin bất mãn về việc này và nảy sinh ra mầm mống bất mãn. Putin ngấm ngầm vận động để ra tranh cử Tổng Thống Nga. Dịp may đã đến Tổng Thống Boris Yeltsin rời chức vụ và ông Putin lập tức vận động để tranh cử Tổng Thống Liên Bang Nga. Gia đình Tổng Thống Boris Yeltsin là một gia đình giàu sau cuộc Cách Mạng xanh năm 1990. Con rể ông Yeltsin là Kỹ sư Leonid Dyachenko(Phu quân Tiến sĩ Tatyana Dyachenko có tài sản là một công ty dầu hỏa với số vốn lên đến 2,7 tỉ Mỹ kim, cho nên việc tố cáo tham nhũng của ông Putin không có căn cứ và không có người Nga nào tin vào lời tố cáo đó.(By Bill Powell and Mark Hosemball. Newsweek, October 4, 1999-And Time, January 1, 2000).
Cuộc bầu cử năm 2000 đã đưa Vladimir Putin lên ghế Tổng Thống Liên Bang Nga. Năm 2004 Vladimir Putin tái tranh cử và đắc cử nhiệm kỳ thứ hai. Năm 2008 Vladimir Putin dự định đưa ra Quốc Hội dự thảo sửa đổi Hiến Pháp để ông Putin có thể ra tranh cử nhiệm kỷ thứ 3. Nhưng nhiều tổ chức đoàn thể phản đối. Vladimir Putin chọn một nhân vật đàn em của ông ta cũng sinh tại Sr Petersburg là Dmitri Medvedev ra tranh cử Tổng Thống và Putin chấp nhận tụt xuống hàng ghế Thủ tướng. Nhưng thực chất thì tất cả quyền hành đều nằm trong tay Vladimir Putin. Putin thiết lập một chế độ dân chủ giả hiệu tại Liên Bang Nga. Các quyền căn bản của con người theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc không được thực thi tại nước Nga. Bộ máy cai trị tại Liên Bang Nga là bộ máy Cảnh sát trị giống như tại Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn. Tệ trạng tội ác gia tăng càng ngày càng cao hơn và chính bộ máy Cảnh sát đứng đằng sau tội ác diễn ra hàng ngày từng giờ ngay tại thủ Đô Nga.
Hiện nay sau cuộc bầu cử Quốc Hội, đảng của ông Putin(Nước Nga Thống Nhất)chỉ chiếm 25% số ghế. Đảng Cộng Sản Nga chiếm đến 45% số ghế như thế Đảng Cộng Sản Nga có thể tái hồi sinh. Ông Putin đang thương thảo với Tổng Thống Dmitri Medvedev để tranh cử Tổng Thống vào tháng 3 năm 2012 và ông Medvedev sẽ ngồi vào ghế Thủ Tướng như ông Putin đã ngồi. Tham vọng của Vladimir Putin là sẽ ngồi ghế Tổng Thống Nga suốt đời với nhiệm kỳ 5 năm và 3 nhiệm kỳ. Vladimir Putin từng hạ độc thủ đối phương là một nhà tỷ phú tuyên bố tranh cử Tổng Thống Nga với Putin năm 2000 và nhà tỷ phú này bị Putin tống giam vào nhà ngục, sau đó bị trục xuất qua Pháp sinh sống. Một nhà tỷ phú khác vừa tuyên bố ra tranh cử với ông Putin có thể sẽ không tránh khỏi tai họa như nhà tỷ phú dầu hỏa 40 tuổi kia đã gặp tai họa. Viễn ảnh nước Nga những ngày tới sẽ không sáng sủa dưới tay Vladimir Putin.