Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

Những Nhà Lãnh Đạo CSVN Có Nhận Thấy Hiểm Họa Mất Nước?!

* 36 Nhà trí thức Việt Nam khắp nơi trên thế giới gởi thư ngỏ đến Đảng CSVN cảnh báo Trung Cộng đã thực hiện sách lược "Đường Lối Mao" (Mao's Way).
* Đàn em Mao Trạch Đông đang biến giấc mơ của họ Mao thành hiện thực dùng đàn em Việt Cộng bao vây Việt nam.

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN
Ngày 26 tháng 8 năm 2011, Nhật báo Asia Times xuất bản tại Singapore cho đăng tải bản tin thời sự gây chú ý cho giới quan sát Quốc Tế về tình hình Á Châu trong giai đoạn đang có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa Việt Nam với Trung Cộng, đó là sự kiện Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSTQ cử Chu Vĩnh Khang, Bí thư Thường trực Bộ Chính Trị Phó Chủ tịch nước kiêm Phó Bí thư Quận Ủy Trung Ương thăm Căm Bốt và đã hội đàm nhiều giờ với Hun Xen, thủ tướng căm Bốt, sau đó hai bên đã ký kết với nhau 29 biên bản "Ghi Nhớ". 2/4 biên bản ghi nhớ này quan tâm đến lĩnh vực Quân sự. Trung Cộng sẽ viện trợ cho Căm Bốt loại máy bay trực thăng chiến đấu, xe tăng T.54 tân trang, loại hỏa tiển địa không và kể cả một số chiến hạm. Biên bản ghi nhớ là gì? Đấy là những hợp đồng kinh tế, thương mại và cả về Quân sự. Sau chuyến thăm Căm Bốt của Chu Vĩnh Khang sẽ có một phái đoàn Thương Mại Trung Cộng đến Nam Vang để cụ thể hóa các biên bản ghi nhớ này và số tiền Trung Cộng viện trợ cho Căm Bốt trong chuyến đi của Chu Vĩnh Khang có thể lên đến hàng chục tỷ Mỹ Kim. Vấn đề mà một số Quan sát viên Quốc tế đặt ra là: Tại sao trong khi Trung Quốc đang phải đối phó với nạn thiếu ăn, nạn thất nghiệp gia tăng lên đến con số báo động trong nước cùng với sự bất ổn xã hội mà Trung Cộng lại mang tiền đổ vào Căm Bốt, để làm gì?
Chu Vĩnh Khang là một nhân vật đứng sau Hồ Cẩm Đào cũng là nhân vật thứ hai trong Quân Ủy Trung Ương, cơ quan đầu não Quân đội Trung Cộng Giới quan sát cho cuộc viếng thăm Nam Vang của họ Chu là tối quan trọng. Căm Bốt là đồng minh thân thiết với CSVN và cũng là đàn em của nhóm cầm đầu Đảng CSVN. Hun Xen từng là sĩ quan trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam với cấp bậc Đại úy. Chính Đảng CSVN đưa Hun Xen về Nam Vang năm 1978 sau khi quân đội CSVN tràn vào Nam Vang tiêu diệt lực lượng Khmer đỏ của nhóm Pol Pot - Leng Sary trong vụ diệt chủng tại xứ Chùa Tháp. Nhưng xã hội Căm Bốt băng hoại, nền kinh tế suy yếu, đời sống người dân mỗi ngày thêm thê thảm hơn là ấm no hạnh phúc. Đảng CSVN làm ngơ trước thảm trạng của dân chúng Căm Bốt. Hơn thế nữa xã hội Việt nam cũng không hơn gì xã hội Căm Bốt. Việt Nam đang thiếu nợ công đến 4000 tỷ Mỹ kim. Nạn tham nhũng đã và đang đục khoét dần dần ngân sách Nhà nước, nên Việt Nam không thể viện trợ cho Căm Bốt. Cũng có thể Đảng CSVN không nhìn thấy viễn ảnh đen tối của đất nước trong sách lược bao vây Việt Nam của Trung Cộng. Trung Cộng sử dụng đàn em của Việt Cộng là Căm Bốt để bao vây Việt Nam. Sau Căm Bốt sẽ đến Lào. Trung Cộng trong năm 2008 đã mua 150,000 mẫu tây đất của Lào để thành lập Nông Trường(?). Trong số 29 biên bản ghi nhớ ký kết giữa Hun Xen với Chu Vĩnh Khang có một số biên bản về đất đai tại Căm Bốt sẽ được chuyển nhượng cho Trung Cộng để thành lập Nông Trường(?) vùng đất Lào và nay mai tại Căm Bốt nằm sát biên giới Việt Nam. Chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai? Với cái nhìn của một số trí thức Việt Nam Hải Ngoại, chuyến đến Nam Vang của Chu Vĩnh Khang là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với đất nước Việt Nam. Trung Cộng sẽ dùng Căm Bốt và Lào bao vây Việt Nam sau khi đã cho Công bố bản đồ Lưỡi bò tám mảnh bao trùm 1,5 triệu Km2 biển Đông và sau khi đã chiếm một vùng rộng lớn Cao Nguyên Trung Phần để khai thác Bauxite và mua khoảng 50,000 mẫu tây đất rừng tại các Tỉnh miền Bắc sát biên giới Việt Trung. Mua môt số diện tích đất thổ cư tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long để gọi là "Trồng khoai lang" (?), do đó 36 trí thức sống khắp nơi trên thế giới trong đó có Giáo sư, Khoa học gia Nguyễn Thái Sơn, Giáo sư Vũ Quốc Thúc (sống tại Pháp) một số trí thức sống tại Mỹ, Canada, Úc Châu v.v. cùng ký tên bản lên tiếng cảnh báo Đảng CSVN hãy đề cao cảnh giác Trung Cộng thực hiện mưu đồ xâm lược Việt Nam trong tương lai không xa sau khi đã cấu kết với Căm Bốt và Lào bao vây Việt Nam về mặt quân sự. Số trí thức Hải ngoại cho biết đàn em Mao Trạch Đông đang thực hiện giấc mơ của Mao là "Nhuộm đỏ Đông Nam Á" theo " Đường Lối Mao" mà Tiến sĩ Edward Rice, Giáo sư Đại học Berkeley, từng là Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Hong kong trong nhiều năm nêu lên trong tác phẩm của ông viết về Trung Quốc, do Nhà xuất bản University of California Press ấn hành năm 1972, có tựa đề "Mao'Way"(Đường Lối Mao). Đường Lối Mao là thực hiện "Ngũ Đại Châu" thuộc về Trung Quốc vĩ đại như năm 1965 họ Mao đã cho cài đảng viên CS tại Indonesia, nhưng thất bại, vì Tổng thống Suharto nhìn thấy sách lược đó của họ Mao nên đã mở chiến dịch truy lùng và sát hại hơn nữa triệu Đảng Viên CSTQ. Ngoài ra một số trí thức trong nước cũng nhận ra chuyến viếng thăm Căm Bốt của Chu Vĩnh Khang là một cuộc phối trí chiến lược giữa Trung Cộng và Căm Bốt mà nạn nhân là Đảng CSVN, cho nên họ cùng ký tên gởi lên Trung Ương Đảng lá thư Cảnh Báo Trung Cộng đang thực hiện sách lược bao vây Việt Nam. Cùng thời gian Chu Vinh Khang đến Căm Bốt ký 29 biên bản ghi nhớ thì tại Bắc Kinh Mã Quốc Vinh, Thứ Trưởng Quốc Phòng họp cùng Tướng Nguyễn Chí Vịnh Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN gọi là: " Hội Luận An Ninh Quốc Phòng" hai bên (?) Mã Quốc Vinh cảnh cáo CSVN rằng: Không nên liên kết quân sự với bất cứ nước nào trong khu vực kể cả với Mỹ. Họ Mã còn cho biết: Trung Quốc và Việt Nam sẽ thiết lập đường dây điện thoại "Nóng" để "giải quyết" (?) các vấn đề nóng của Quân sự giữa hai nước anh em(?).
Nhà sử học Nga Konstantin Kontantinov, trong tác phẩm mang tựa đề: "Maois' m and Mao' Heirs" (Chủ Nghĩa Mao Và Những Người Thừa Kế) đã nêu lên sách lược của Mao Trạch Đông sau cuộc trường chinh chiếm Hoa Lục là tóm thâu năm châu theo bước chân của Thành Cát Tư Hãn mà họ Mao xem như bậc thầy trong chiến tranh xâm lược. Trong phòng làm việc của họ Mao treo tấm hình Thành Cát Tư Hãn với kích thước 1m x 2m20 và mỗi lần hội họp đàn em thì họ Mao thường chỉ tay vào tấm hình nói rằng: Các đồng chí hãy noi gương và học tập sách lược quân sự của Thành Cát Tư Hãn. Tác giả John Ehrlichman, một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao làm việc tại Tòa Bạch Ốc thời ông Richard Nixon, trong tác phẩm: "The China Card"(Con Bài Trung Quốc) sách do nhà xuất bản Simon and Schuster ấn hành năm 1986 đã tiết lộ trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Richard Nixon với Mao Trạch Đông tại Nhân Dân Đại Sảnh Đường ở Bắc Kinh ngày 10 tháng 2 năm 1972 họ Mao đã nói với ông Nixon với giọng gay gắt rằng: "Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực Đông Nam Á, chúng tôi phải tạo ảnh hưởng và quy họ vào một mối dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc." Câu nói này của Mao Trạch Đông được đàn em thực hiện như trong cuốn: "Maois'm and Heir"( Chủ Nghĩa Mao và Những Người Thừa Kế ) đó là kết nạp chư hầu. Việt Nam đứng đầu số chư hầu đó và Việt Nam hiện nay đang trong thế "Gọng Kềm" của Trung Cộng khó chống đỡ nổi nếu không tạo được thế đoàn kết toàn dân thành một khối duy nhất để chống đỡ trong tương lai không xa trước tham vọng bá quyền của đàn anh Trung Cộng.