Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

TÍNH SỔ CUỐI NĂM 2010...

+Năm 2010 là năm khí hậu biến đổi Địa cầu bị hâm nóng và các tảng băng tan rã tạo nên lũ lụt khắp nơi.
+Hệ lụy của vụ khủng hoảng Tài Chánh Thế Giới năm 2008 Hoa Kỳ chưa hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp vẫn 10% toàn Liên Bang.

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

Năm 2010 là năm có nhiều sự kiện trong đó việc khí hậu biến đổi đã làm hâm nóng Địa Cầu, nhiều tảng băng tại Bắc Băng Dương tan rã đã tạo nên bão lụt khắp nơi, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề và kéo dài nhiều ngày tại các Tỉnh Miền Trung với số người chết lên đến gần 200 người. Nhà cầm quyền CSVN hầu như bất lực trước thiên tai phải kêu gọi Thế Giới trợ giúp cứu trợ. Việt Nam vẫn là Quốc Gia bị Thế Giới lên án vì chà đạp Nhân Quyền, tước đoạt các quyền căn bản khác như Tự do Ngôn Luận, Tự do Thông Tin Báo Chí, Tự do Tôn Giáo. Tệ nạn cướp đất của dân bán lại cho ngoại nhân xây dựng cơ sở Công Nghiệp, Khách Sạn 5 sao đã tạo nên một thảm họa cho dân chúng và nhà cầm quyền làm ngơ trước thảm trạng này. Công an là bộ máy cai trị hiện nay được nhà cầm quyền bao che. Năm 2010 có đến 15 vụ Công An đánh chết người mà không bị đưa ra Tòa xét xử. Bản Phúc Trình của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố về những vi phạm Tự Do Tôn Giáo, Nhân Quyền trên Thế Giới, trong đó Việt Nam bị chỉ trích là chưa có tiến bộ về Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo. Bộ máy Công an trị tiếp tục truy lùng bắt bớ giam cầm và kết án những người bất đồng chính kiến trong số này có Luật Gia Cù Huy Hà Vũ bị Nguyễn Tấn Dũng trả thù vì đã đâm đơn kiện ông ta vụ Bauxite, bán đất rừng.
Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN họp khoáng đại soạn thảo Cương Lĩnh Đại Hội XI, đã tuyển chọn một số Ủy Viên Trung Ương Đảng vào các chức vụ cầm đầu Đảng, Nhà Nước và Chánh Phủ trong năm năm tới (2011-2016). Nguyễn Phú Trọng (Chủ tịch Quốc Hội) thay Nông Đức Mạnh giữ chức Tổng Bí Thư, Trương Tấn Sang, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng thay Nguyễn Minh Triết giữ chức Chủ Tịch nhà Nước, Phạm Quang Nghị, Ủy Viên Thường Trực Bộ Chính Trị giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội. Nguyễn Tấn Dũng được hội nghị tiền Đại Hội XI đề nghị lưu nhiệm thêm nhiệm kỳ 5 năm. Vấn đề nhân sự do Hội Nghị tiền Đại Hội Đảng sắp xếp đã gây bất bình trong hàng ngũ Đảng Viên Cao Cấp. Đồng thời với Hội Nghị tiền Đại Hội Đảng lần chứ XI, một cuộc Hội Luận đã diễn ra tại Hà Nội ngày 18 tháng 12 năm 2010 quy tụ hơn 20 nhà Cách Mạng lão thành, Ủy Viên Trung Ương Đảng bác bỏ Cương Lĩnh do Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Soạn Thảo. Mở đầu Cương Lĩnh nêu lên: "Việt Nam tiếp tục xây dựng một xã hội công bằng tự do dân chủ, các quyền căn bản của công dân được Hiến Pháp bảo đảm và Luật pháp tôn trọng tuyệt đối..."(?) Về đường hướng Kinh Tế Cương Lĩnh nêu lên: "Việt Nam tiếp tục xây dựng và phát triển Kinh Tế Thị Trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa để đi lên Chủ Nghĩa Cộng Sản Tiến Bộ và Văn Minh theo tư tưởng Hồ Chí Minh.."(?).
Ngôn ngữ ghi trong Cương Lĩnh Chính Trị Đại Hội Đảng Thứ XI, theo giáo sư Trần Phương phát biểu tại cuộc Hội Luận ngày 18 tháng 12 năm 2010 tại Hà Nội là loại "Sáo Ngữ" trống rỗng không chứa đựng được gì, không nói lên được nguyện vọng của nhân dân hiện nay. Giáo sư Trần Phương từng là Phó Thủ Tướng dưới thời Phan Văn Khải, ông phủ định giá trị nhân bản của Chủ Nghĩa Cộng Sản và phê phán Bộ Chính Trị rằng: "Họ nói về Kinh Tế Thị Trường theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nhưng lại không biết cái đó là cái gì? Đi lên phương hướng nào? Họ dẫn dắt nhân dân đi đến đâu? Giáo sư Trần Phương còn trích dẫn lời phát biểu của Nông Đức Mạnh tại Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng soạn thảo Cương Lĩnh Chính Trị cho Đại Hội Đảng kỳ XI và ông cho rằng chính đồng chí Nông Đức Mạnh cũng không hiểu những gì ông ta phát biểu, ngôn ngữ đó xa rời quần chúng. Giáo sư Trần Phương nhấn mạnh rằng: "Đảng CSVN không còn đại diện cho giới Công, Nông nữa mà là biến dạng trở thành một tổ chức gây nhiều tội ác. Có mặt tại cuộc Hội Luận Chính Trị này còn có ông Nguyễn Trung, nguyên Đại Sứ Việt Nam tại Thái Lan, bà Dương Thu Hương, nguyên phó Thống Đốc Ngân hàng nhà nước, Giáo sư Võ Đại Thước, Cựu Trung Tướng Đồng Sỹ Nguyên và nhiều Ủy Viên lão thành Trung Ương Đảng từng là Ủy Viên Bộ Chính Trị đều lên tiếng phủ nhận giá trị Chủ Nghĩa Cộng Sản và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Năm 2010 là năm tai họa đến với dân chúng Haiti do động đất tại Porteau Princess Haiti làm thiệt mạng 150,000 người gây thương tích cho 250,000 người và hơn 3 triệu người không nhà cửa lâm vào cảnh màng trời chiếu đất. Nhưng nguy hiểm hơn là bệnh dịch tả xuất hiện làm 640 người chết, hơn 6000 người phải nhập viện. Cựu Tổng Thống Mỹ Bill Clinton được chánh phủ Obama cử đến Haiti tìm cách giúp đỡ Quốc Gia này trong thiên tai. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Banki Moon cũng có mặt điều động lực lượng Liên Hiệp Quốc cứu trợ. Sau vụ động đất tại Haiti đến động đất tại Indonesia và núi lửa tại đây bắt đầu phun lửa sau hơn 60 năm nằm im lìm. Thiên nhiên còn tạo nên một biến động khác, đó là băng giá bao trùm các tiểu bang miền Đông Hoa Kỳ và kèo dài trong nửa tháng. Nước Pháp bước vào những cơn sóng biều tình, đình công kéo dài hơn hai tháng làm tê liệt mọi hoạt động của nước Pháp. Lần đầu tiên trong lịch sử khai thác hầm mỏ, chính phủ Chí Lợi đã cứu sống 33 thợ khai thác mỏ đồng sau 69 ngày bị kẹt dưới độ sâu 700 thước sau khi một đường hầm bị sập. Đối với Trung Cộng thì việc cứu sống các thợ mỏ khai thác than đá không cho là quan trọng cho nên hằng năm có đến hàng ngàn thợ mỏ chết dưới các đường hầm khai thác than đá.
Đầu năm 2010, Hải Quân Trung Cộng hung hăng đâm chìm nhiều tàu đánh cá của ngư phủ Việt Nam và nhà cầm quyền CSVN không dám lên tiếng mà chỉ nói rằng "Tàu lạ đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam"(?). Tờ Nhật Báo của Quân Đội Trung Cộng phát hành bằng Anh Ngữ là tờ Global Times có luận điệu hung hăng nhất, hô hào Quân Đội: hãy bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải. Hãy chống lại kẻ thù âm mưu tranh chấp lãnh hải với Nhà Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa(?). Nhưng luận điệu hung hăng này bổng nhiên im bặt sau tháng 7 năm 2010, khi Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố cương quyết tại Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng mở rộng tại Hà Nội rằng: "Hoa Kỳ có nhiều quyền lợi Kinh Tế, Chính Trị tại Châu Á cần phải bảo vệ. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hiện diện tại vùng này và có trách nhiệm bảo vệ các đồng minh của Hoa Kỳ. Biển Đông (East Sea) là tuyến hải trình lưu thông tự do không có bất cứ nước nào có quyền ngăn cấm tàu bè lưu thông qua tuyến hàng hải này. Ngoài ra, có mặt tại Hội Nghị này Đô Đốc Robert Mullen, Tư Lệnh Hạm Đội 7 Thái Bình Dương cũng tuyên bố rằng: Hạm Đội 7 Thái Bình Dương sẽ bảo vệ tuyến hàng hải biển Đông để tàu bè các nước trong khu vực Đông Nam Á tự do lưu thông.
Sau hơn 10 năm bị Quản thúc tại gia, bà Aung San Suu Ski được trả tự do sau cuộc bầu cử của nhóm Tướng lãnh cầm quyền tại Miến Điện. Khôi nguyên giải Nobel hòa bình năm 1991 bị cấm hoạt động chính trị. Tuy nhiên bà Aung San tuyên bố rằng: sẽ không ngưng hoạt động chính trị và đang củng cố lại Đảng Dân Chủ và Dân Tộc Miến. Giải khôi nguyên Hòa bình năm 2010 về tay Giáo sư Lưu Hiểu Ba (Tác giả bản Hiến Chương 08), Tự Do Dân Chủ cho Trung Quốc không được nhà cầm quyền Bắc Kinh cho đến đến Na Uy nhận giải thướng và bị kết án 13 năm tù giam. Bắc Kinh lại chơi trò trẻ con lập ra Giải Thưởng Hòa Bình "Khổng Phu Tử" trao cho ông Liên Chiến, lãnh tụ Quốc Dân Đảng Đài Loan, nhưng ông này không dám nhận. Sau những cuộc biểu tình đẫm máu Bangkok Thái Lan trở lại bình thường với cái giá dân chúng Thái Lan phải trả là: 160 người chết, 1500 người còn bị giam cầm chờ ngày ra tòa. Chiếc ghế Thủ Tướng của ông Abexit dường như không vững chắc, đang lung lay chờ đổ.
Ảnh hưởng của vụ suy thoái Kinh Tế, Tài Chánh Thế Giới năm 2008 Hoa Kỳ vẫn chưa hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp. Hiện nay toàn Liên Bang là 10% có nghĩa là 10 triệu người Mỹ thất nghiệp. Riêng tại Tiểu Bang Cali tỷ lệ thất nghiệp là 13,5%. Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Quốc Hội Mỹ đã đưa Đảng Cộng Hòa trở lại thế thượng phong với 280 Dân Biểu chiếm đa số tại Hạ Viện, điều này sẽ tạo khó khăn cho Tổng Thống Barack Obama trong việc hoạch định chính sách Quốc Gia. Cộng Đồng Việt Nam qua cuộc bầu cử này vắng bóng từ Hạ Viện Tiểu Bang đến Hạ Viện Liên Bang. Hai cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hản chỉ mới giảm cường độ chứ chưa có dấu hiệu kết thúc, mặc dù Tổng Thống Obama đưa ra thời điểm rút quân là năm 2011 tại Iraq, năm 2012 tại A Phú Hản. Quân Taliban càng ngày càng được củng cố và ác mộng khủng bố vẫn còn ám ảnh người dân Mỹ và Âu Châu sau khi các cơ quan An Ninh Bỉ, Anh, Tây Ban Nha và Mỹ khám phá và bắt giam một số phần tử khủng bố công dân Mỹ gốc Pakistan. Công dân Bỉ, công dân Anh gốc Nigeria, gốc Somalia. Kim Chánh Nhất phong con trai út 27 tuổi hàng Đại Tướng 4 sao và Kim Jong Un đã thử tài lãnh đạo bằng cách ra lệnh Quân Đội pháo hằng trăm quả đạn đại bác vào đảo JongJong. Quân đội Nam Hàn được đặt trong tình trạng tác chiến qua 4 cuộc tập trận bắn đạn thật sát biên giới Bàn Môn Điếm. Nhật và Trung Cộng đụng độ qua vụ tàu đánh cá Trung Cộng đâm thẳng vào hai chiến hạm Nhật. Vụ tranh chấp hải đảo Điếu Ngư giữa Nhật và Trung Cộng chưa kết thúc. Vụ Nam Bắc Triều Tiên vẫn chưa có hồi kết. Cựu sĩ quan Tình Báo Nga KGB Vladimir Putin muốn áp đặt một chế độ độc tài độc đoán tại Liên Bang Nga qua vụ kết án thêm 5 năm tỷ phú dầu hỏa Mikhail Krolsky đối thủ chính trị của Thủ Tướng Nga Vladimir Putin