Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

WHITEOUT 

 

Carrie Stetko : Kate Beckinsale 

Delfy : Columbus Short

Dr. John Fury: Tom Skerritt

Robert Pryce: Gabriel Macht

Directed by Dominic Sena

 

Nguyễngọchấn

 

Whiteout là cuốn phim hình sự, trinh thám diễn ra hoàn toàn tại Nam cực. Đạo diễn Dominic Sena mở đầu câu chuyện bằng một chuyến bay chuyển vận hàng hoá của Nga Sô vào năm 1957. Phi hành đoàn gồm 5 người. Hàng hoá là một kiện hàng bí mật. Khi chiếc máy bay đến vùng Nam cực thì phi hành đoàn thanh toán lẫn nhau bắn phá lung tung và tất cả đều chết. Chiếc máy bay mất thăng bằng rơi xuống  tuyết. Gần đó, trại Amundsen Scott, một căn cứ phi quân sự, nghiên cưú khoa học của Mỹ với hàng trăm nhân viên hoạt động nhộn nhịp.

Dominic giới thiệu nhân vật nữ, cảnh sát liên bang Carrie Stetko (Kate Beckinsale) rất hấp dẫn. Trái với không khí lạnh bên ngoài,  - 97 độ, sức gió thổi 100 dậm một giờ. Nữ cảnh sát liên bang về phòng riêng của mình, đi một đường thoát y. Ai cũng biết họ đang ở xứ lạnh nhất địa cầu, khán giả rất thông cảm, kiên nhẫn chờ Carrie cởi 6, 7 lớp xiêm y mới tới mảnh vải cuối cùng,  cô quay lưng bước vào nhà tắm. Bông sen rưới đều lên mình nàng một luồng nước ấm. Thân mình trần trụi của Carrie qua lớp kiếng mờ, làm cho khán giả tăng nhịp đập con tim lên tới độ xé toang lồng ngực.

Có tiếng gõ cửa. Carrie thản nhiên trả lời “coming”. Chúng ta thấy một thanh niên da mầu bước vào phòng. Cô nàng đã quấn vào mình tấm khăn choàng phủ kín người. Delfy (Columbus Short), người phụ tá cũng là phi công riêng của toán cảnh sát: “We get to go”, “Phòng kiểm báo cho biết họ phát hiện một xác người phiá ngoài trại”.  Carrie vội vã mặc 4, 5 lớp áo bước ra hangar.

Ngoài trời gió tuyết rít lên từng hồi át đi tiếng nói của “Doc”, John Fury (Tom Skirritt), vị bác sĩ làm việc 7 năm ở đây, đang huấn luyện cho mấy nhân viên mới tới  căn cứ Amundsen Scott. “Doc” chào đón Carrie và nhắc lại tọa độ nơi phát hiện xác người.

Delfy chở Carrie tới hiện trường rồi phụ di chuyển xác về phòng thí nghiệm.  Doc John Fury giảo nghiệm thi thể nạn  nhân. Họ nhận ra đây là một khoa học gia  người Anh trên đường đi khảo sát Nam cực đã ghe vào căn cứ. Nạn nhân có thể đã chết, xác bị liệng từ máy bay xuống. Dưới bắp chân và bụng có những vết mổ lớn và khâu thô sơ. Việc giảo nghiệm sẽ kéo dài nhiều ngày.  Carrie phải trả một giá quá đắt cho vụ việc này. Trong lúc vận chuyển xác nạn nhân, Carrie phải tiếp giáp quá lâu ngoài tuyết khiến cho bàn tay của cô bị chết cóng, phải cắt mất hai ngón bàn tay trái. Bác sĩ  John Fury đích thân cắt những ngón tay đã chết, giải phẫu và khâu vá cẩn thận cho Carrie.

Hôm sau Robert Pryce (Gabriel Macht) xuất hiện, anh là nhân viên điều tra của tổ chức Liên Hiệp Quốc đến tìm hiểu về cái chết của khoa học gia này. Carrie sẵn sàng hợp tác, chia sẻ những tài liệu cô thu thập được. Pryce, Carrie và Delfy cần trở lại hiện trường để thu thập thêm dữ kiện. Phòng kiểm lưu báo động một trận bão lớn đang di chuyển về khu vực, máy bay hạ cánh tại một trạm rồi lấy xe cưỡu tuyết tới hiện trường.

Máy dò kim loại của Carrie nhận được tín hiệu rất mạnh gần nơi tìm được xác chết. Tới trọng tâm tín hiệu Carrie lọt vào một lỗ hổng, bị hút vào lòng tuyết. Hai người bạn đồng hành vội vã chạy tới, phát hiện ra Carrie bị rơi xuống lỗ hổng sâu trong lòng tuyết. Ba người cùng đu giây xuống. Quan sát  chung quanh hầm họ thấy một cách cửa lớn của phi cơ bị vùi từ lâu. Mở cửa vào phi cơ họ nhìn thấy 4, 5 xác chết và những dấu vết thanh toán lẫn nhau. Ba nhà điều tra chú ý tới một thùng sắt kiên cố đã mở khoá. Thùng chưá hàng được chuẩn bị rất kiên cố chứng tỏ món hàng rất quan trọng, có thể là đầu đạn nguyên tử chẳng hạn.

Trong lúc đang quan sát chiếc máy bay thì bão tuyết rầm rầm kéo tới san bằng lỗ hổng bít lối lên mặt đất. Không khí còn lại trong tầu chẳng còn bao lâu họ phải tìm cách mưu sinh thoát hiểm. Robert Pryce nghĩ ra sáng kiến. Trên máy bay luôn luôn có hệ thống cơ khí trổ nóc phi cơ khi bị vùi dưới nước hay trong tuyết. Máy bay bị rớt khá lâu, hệ thống điện dự trữ đã cạn vì là một cuốn phim trinh thám của Mỹ,  nhân vật trong phim có thể làm những chuyện không tưởng tượng nổi. Họ dùng cục “pin” lấy từ máy truyền tin chấm vào hai cực hệ thống phá nắp máy bay, “thế mà thành công”, chiếc nắp trên nóc máy bay văng ra, xuyên qua mấy chục feet tuyết, đã đóng băng mở đường cho ba người ra về thư thới hân hoan. (Dóc ơi là dóc).

Phái đoàn thoát chết trở về. Camp Amundsen đang chuẩn bị di tản chiến thuật. Trận bão kinh hoàng sẽ quét ngang khu vực này,  nếu các công sự không bị phá hủy thì căn cứ sẽ bị vùi sâu dưới lớp tuyết. Cuộc di tản cố nán lại ít phút chờ phái đoàn điều tra về tới sẽ bỏ ngỏ căn cứ. Carrie từ chối không di tản, dù biết rằng họ sẽ phải chôn chân ở Nam cực suốt mùa đông kéo dài 6 tháng.

Nghi vấn đưa ra, hàng trong máy bay Nga sô là gì ? Ai là người biết và lấy đi những kiện hàng này? Ảnh hưởng của số hàng hoá sẽ ra sao? Ba người đồng lòng ở lại phải đối phó với sự nguy hiểm  bởi thời tiết khắc nghiệt, và cũng có thể khải chạm trán kẻ thù chưa biết thuộc thành phần nào. Nên nhớ rằng, thời điểm 1957 liên bang Sô Viết còn khá mạnh và họ có khả năng nguyên tử tương đương với Mỹ.

Carrie ráp từng mảnh vụn của bàn cờ lại, lục soát moị nơi khả nghi. Họ lặn lội xuyên qua nhiều ngõ ngách. Di chuyển tại đây họ phải phải móc khóa vào hệ thống giây cable, lần đi từng bước, giữa các building để không bị gió thối vào vô cực. Vài nhân sự khả nghi dẫn Carrie và Pryce đến phi trường, ở đó họ tìm được túi đựng và mấy ống kim loại. Họ vượt qua moị khó khăn nguy hiểm để chiếm được cái túi đựng mấy ống, dấu trong kho nhà chưá, tương tự như  bị mất từ máy bay Nga. Họ hồi hộp mở ra, trong đó chỉ toàn là kẹo chocolate. Carrie và Pryce nản lòng tìm đường trở lại building chính.

Trong lúc bối rối Carrie hình dung lại những dữ kiện tử đầu, nhớ ra thi thể khoa học gia còn  lưu trữ trong phòng giảo nghiệm. Cô mò vào phòng ướp xác, cắt mở những vết khâu trên thi thể nạn nhân, lùa tay vào thi hài người chết lôi ra mấy cái túi nylon, bên trong là những cục kim cương to tổ chảng. Khám phá của Carrie làm cho nàng vừa mừng vừa sững sờ. Từ ngày tình nguyện đến vùng Nam cực, Doc là người bạn thân và tin tưởng nhất của nàng, giờ đây Doc lại chính là người nghi phạm số một. Carrie phải xử trí với Doc ra sao?.

Trong lúc bối rối, lưỡng lự, Doc bất thần xuất hiện bình thản nói như ru ngủ: “Tôi làm việc suốt đời, nhất là 7 năm tại nơi tận cùng loài người cuối cùng được gì?”. Sự việc đưa đầy tới tay chẳng lẽ mình từ chối.

Carrie móc súng nhắm giữa trán Doc:

-You are under arrested.

-So what, you turn me in then what can you do to clean up this world? Cô đã từng bị partner phản bội, gần mất mạng rồi tự mình hành hạ thân xác bằng cách bỏ trốn xuống vùng địa ngục này. Đó có phải là sự chọn lựa của một người thông minh như cô không ?

Cuốn phim Whiteout bỏ ngỏ ở đó để dành sự suy diễn cho mỗi khán giả.