Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

"THE QUEEN"

NỮ HOÀNG ANH

 

Elizabeth II: Helen Mirren

Tony Blair: Michael Sheen

Prince Philip: James Cromwell

Queen Mother: Sylvia Syms

Cherie Blair: Helen McCrory

Directed by Stephen Frears

 

Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị là biểu tượng của nền Quân Chủ cuối cùng của Anh quốc.  Phim The Queen đưa chúng ta trở lại thời điểm 1997 khi Hoàng gia đang phải đương đầu với những chuyện tai tiếng lăng nhăng. Thái tử Charles thú nhận yêu một phụ nữ từ lâu tạo mâu thuẫn với vợ chính thức là công nương Diana. Trong khi ấy công nương Diana,  tuy không thuộc dòng dõi quí tộc nhưng bà đã một bước nhẩy lên ngôi vị Công Nương như một vì sao toả sáng, làm lu mờ đi hình ảnh Nữ Hoàng đương thời. Vì một lý do nào đó thái tử Charles sẽ không lên ngôi, mà, người kế vị Anh  Hoàng chính là Thái tử Williams, như vậy công nương Diana đang trên đường trở thành mẫu hậu thần dân Anh.

Trước tin đồn ngoại tình của thái tử Charle, thay vì phản ứng mạnh,  Công nương Diana dồn hết thời gian và nỗ lực vào việc chinh phục thiên hạ qua các công tác từ thiện. Bà đi khắp nơi, dùng danh nghĩa Hoàng Gia đi an ủi người già khó, ốm đau bệnh tật, trìu mến bồng ẵm những trẻ mồ côi Nam Phi, dơ dáy, ghẻ lở. Hình ảnh biểu diễn của công nương Diana xuất hiện trên hầu hết các tạp chí, chiếm ngự trái tim của hàng triệu người khắp thế giới.

Mối giao hảo giữa nữ Hoàng (Helen Mirren) và công nương Diana rất chừng mực nếu không noí là lạnh lùng. Nhưng, những xung khắc trong Hoàng gia được bưng bít, kiểm soát chặt chẽ rất ít khi lọt ra ngoài. Thế rồi khi Diana không chiụ đựng nổi nữa, nàng phải buông xuôi, chính thức ra toà li dị với Thái tử Charles. Sau đó không còn được sự bảo mật của Hoàng gia, báo chi bắt đầu phanh phui những chuyện tình của công nương với vị sĩ quan ngự lâm quân này, với chàng công tử kỵ mã khác và cuối cùng Diana không còn che dấu cuộc giao du tình ái với chàng kép playboy tỷ phú  Dodi Fayed. Hình ảnh không che đậy của Diana và Dodi xuất hiện trên nhiều mặt báo và trở thành đề tài săn hình cho giới nhiếp ảnh gia chụp lén khắp thế giới.

Hoàng gia bực mình trước những tin nóng bỏng của Diana, họ coi như một sự xỉ nhục cho Hoàng tộc, vì, một ngày nào đó người thiếu phụ này sẽ trở thành mẹ Hoàng Đế nước Anh. Đồng thời, chính trường Luân đôn cũng có nhiều thay đổi, một chính khách chưa mấy tên tuổi, thuộc đảng Lao động bỗng dưng được đắc cử vẻ vang vào chức Thủ Tướng thay thế bà Magaret Thatcher. Tony Blair (Michael Sheen) tuy thắng thế với chức vụ Thủ Tướng nhưng cũng tỏ vẻ cung kính trước nữ Hoàng Elizabeth. Trong phần mở đầu, đạo diễn Stephen Frears dựng cảnh cuộc yết kiến Nữ Hoàng lần đầu của Thủ tướng Blair; Đạo diễn cho thấy rõ hai vợ chồng ông Blair rụt rè, vụng về trước vẻ tự  tin của nữ Hoàng. Bà Elizabeth cũng không che dấu được những suy tư khi phải đương đầu với người thực sự nắm quyền hành pháp nước Anh.

Tuần trăng mật giữa Thủ Tướng và Nữ Hoàng vẫn chưa êm thắm hẳn thì đùng một cái, vào một đêm cuối tháng Tám, năm 1997, đổng lý Hoàng gia báo tin công nương Diana bị tai nạn xe hơi bên Pháp quốc, người tình đồng hành Dodi Fayed chết tại chỗ. Vài phút sau truyền hình khắp thế giới đã loan tin công nương Diana vừa trút hơi thở cuối cùng trên đường tới bệnh viện.

Tin  không lành đến, nữ Hoàng Elizabeth bàng hoàng, sau một phút trầm ngâm bà thở dài, nhẹ nhàng với Hoàng Tế Philips (Stephen Frears ): “Thật là tai họa cho dòng tộc này, nhưng đây là chuyện riêng tư của họ, mình chẳng còn gì phải bàn”. Bộ ba Mẫu hậu (Sylvia Syms), Hoàng Tế và Nữ Hoàng Elizabeth bàn cãi triền miên và cùng đi đến quyết định giữ im lặng.

Cái chết của công nương Diana được giới truyền thông khắp thế giới khai thác triệt để., Các đài truyền hình khắp thế giới đem trọn bộ hình ảnh, tài liệu về Diana ra chiếu. Từ thuở thiếu thời, Diana xinh đẹp, quí phái đến đám cưới Hoàng gia vĩ đại nhất của thế kỷ, rồi những hình ảnh từ thiện của công nương Diana,với tấm lòng nhân đạo tuyệt vời. Truyền hình thêm mắm muối, hành tiêu tỏi ớt. Họ cũng  phanh phui ra thái tử Charle ăn chè với người phụ nữ già, xấu xí hơn Diana, và cuối cùng, Diana trả bỏ vương miện để sống cho mình rồi đưa đẩy nàng vào mối tình vương giả với chàng tỷ phú Dodi và kết thúc bằng cái chết thảm.

Tin tức về Diana tràn ngập các hệ thống truyền hình. Dân chúng thương cảm cho công nương, người ái mộ khắp thế giới nô nức đem hoa tươi, nến, thiệp đến bầy trước cổng điện Buckingham. Thoạt đầu chỉ một khoảnh trước cổng, một ngày sau khối  lượng hoa tràn ra hết  quảng trường và công viên tiền diện.

Thủ tướng Tony Blair vào yết kiến Nữ Hoàng, bàn chuyện tang lễ. Nữ Hoàng lạnh lùng: “Cô ấy không còn là một thành viên của Hoàng tộc, chúng tôi không có gì phải bàn”. Trên đường về Tony Blair bị lực lượng truyền thông  bao vây, yêu cầu ông phát biểu về cái chết và tang lễ Công nương Diana. Bị hỏi gấp, Thủ tướng Blair phát biểu: “Công nương Diana là thiên thần của nhân loại, phải được tiếc thương và tiễn đưa bởi toàn thể nhân loại”.

Viện vào lời phát biều của Thủ tướng  báo chí truyền thanh truyền hình đặt vấn đề với Hoàng gia. Tựa chính trên các báo lớn nêu câu hỏi: “Hoàng tộc đi đâu ? sao chưa lên tiếng ?”. Mỗi ngày tuỳ viên báo chí mang vào cho Nữ Hoàng hàng đống báo. Truyền hình khắp các băng tần đều đồng loạt trực thoại với Hoàng gia. Nữ hoàng Elizabeth bối rối. Bên cạnh bà Hoàng Tế Philips và Mẫu Hậu vẫn khăng khăng một mực: “Nó đã ly dị Charles rồi, mình không có bổn phận gì !”. Trong khi ấy qua khung cửa sổ từ điện Buckingham nhìn xuống, biển hoa và rừng người tràn ngập suốt ngày đêm. Nữ Hoàng phải tìm quên vào những chuyến đi dạo, thơ thẩn một mình trong rừng. Hoàng Tế dắt hai cháu nội đi săn bắn như không có chuyện gì xẩy ra, mặc dù ba cha con Charles đã gục vào nhau thương tiếc bà mẹ chết sớm.

Không tránh được thực tế, sau nhiều lần từ chối, cuối cùng Nữ Hoàng phải nhận lời tiếp Thủ Tướng Tony Blair. Trong cuộc tiếp xúc chính thức, Thủ tướng Blair thẳng thắn loan báo: ”Sự im lặng trong mấy ngày qua đã làm tổn thương thanh danh Hoàng Gia”. Muốn cưú vãn tình thế, Nhân danh Thủ Tướng ông Blair  yêu cầu Nữ Hoàng phải thi hành 4 điều ngay tức khắc:

1. Tỏ lòng tiếc thương Công Nương trước công chúng.

2. Treo cờ rũ trên đỉnh điện Buckingham.

3. Nữ Hoàng phát biểu bày tỏ về cái chết của công Nương.

4. Tuyên bố nghi thức tang lễ.

Cả bốn điểm đều ngoài ý muốn của Nữ Hoàng, những cận thân của bà cực lực phản đối, nhưng trước áp lực giới truyền thông dại chúng, từng phút từng giây khiến cho bà Nữ Hoàng càng thêm bối rối, cuối cùng Nữ Hoàng Elizabeth phải nhượng bộ trước sức mạnh của quần chúng. Bà thi hành đủ bốn điều ông Blair yêu cầu khi lòng bà không chút xúc động.

Nữ tài tử Helen Mirren thủ diễn vai Nữ Hoàng Elizabeth thật xuất sắc. Khán giả nhìn thấy tâm trạng của bà biến đổi từng giai đọan. Những lúc bối rối khi hé màn nhìn xuống biển người; Những đối thoại với Hoàng Tế Philips và Mẹ; Tâm trạng hoảng hốt khi  thơ thẩn lái xe không biết đi về đâu, nét cương nghị, diễn tả nội tâm không một lần nhỏ lệ.

Helen Mirren đã đọat nhiều giải thưởng qua vai trò Nữ Hoàng, và quan trọng hơn hết sẽ là,  và nhất định bà sẽ nhận tượng vàng Oscar năm 2007 nay mai./cnn