Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

The Help

 

Skeeter Phelan: Emma Stone
Aibileen Clark: Viola Davis
Minny Jackson: Octavia Spencer 

Hilly Holbrook: Bryce Dallas Howard
Celia Foote: Jessica Chastain
Charlotte Phelan: Allison Janney
Jolene French: Anna Camp
Constantine Jefferson: Cicely Tyson
Mrs. Walters: Sissy Spacek
Elaine Stein: Mary Steenburgen
Đạo diễn Tate Taylor,


Bài Nguyễngọchấn

Hình Dreamwork

 

Đến nay, thế kỷ thứ 21, có người Mỹ gốc Phi Châu đã lên làm tổng thống Hiệp Chủng quốc, oai nghi, lẫm liệt, thế nhưng người ta vẫn chưa quên nhắc đến chuyện kỳ thị chủng tộc hàng thế kỷ trước. Cuốn phim “The Help” dựa theo tiểu thuyết bán chạy nhất mà tác giả Kathryn Stocketts đưa chúng ta trở lại thời thập niên 1960.
Chuyện xẩy ra ở Mississippi nơi nạn kỳ thị mầu da của người Mỹ đậm nét nhất. Ở Jackson vào thời điểm này người da mầu bị đối xử quá tệ, họ chỉ được làm những việc thấp kém, đầy tớ, con sen, vú em. Chính quyền địa phương còn đưa ra them những luật lệ riêng, nghiêm khắc hơn mà hình phạt là những trận đòn dã man cũng như bắn giết vô tội vạ. Chủ nhân Mỹ trắng cần nhân công da mầu làm việc nhà và hầu hạ con cái của họ từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chúng lớn lên, là trở thành ông, bà chủ mới hà khắc hơn.


Skeeter xin được việc ở tờ nhật báo địa phương, phụ trách mục gỡ rối tơ lòng. Cô đọc hàng ngàn bức thơ, thắc mắc từ độc giả, đa số là những da màu, họ than vãn về chủ nhân của họ. Họ không xưng danh và không dám nêu tên chủ. Làm việc này gợi ý cho Skeeter viết lên những điều bất công trong xã hội, dưới cái nhìn của những người giúp việc.
Skeeter liên lạc với bà Eileen Stein (Mary Steenberger), giám đốc nhà xuất bản lớn ở New York, bà Eileen đánh hơi được đề tài ăn khách.Thời bấy giờ phong trào tranh đấu nhân quyền đang bùng phát, quốc hội có khuynh hướng muốn thay đổi. Bà Eileen khuyến khích Skeeter góp nhặt tài liệu từ nhiều người  trong cuộc.
Skeeter gợi ý với hai người giúp việc cho các bà chi. Tất cả đều thụt lùi, họ biết trước hậu quả nếu những lời phàn nàn đến tai chủ. Aibileen Clark (Viola Davis) thoạt đầu rất e dè, sợ hãi vì chị đã mất đưá con khi nó mới vào đại học.  Skeeter khuyến khích, Albileen lén kể trong nước mắt về thằng con, chỉ phàn nàn về một chuyện bất công. Chẳng bao lâu con trai yêu quí, niềm hy vọng của  chị bị mấy thanh niên Mỹ trắng tông xe rồi kéo về, liệng gần nhà. Thằng nhỏ chết trên tay chị.

Những ngày sau Skeeter phải đợi đến khi Aibileen làm hết việc, cô đến tận nhà ngồi nghe chị ta kể và viết lại. Suốt đời chị theo hầu hạ cho con nhỏ gia đình Mỹ trắng. Aibileen rất thích công việc này và cũng được đáp lại bằng tình thương của những đưá trẻ tử tế, nhưng, cũng không tránh khỏi vài đưá, khi lớn lên trở thành chủ mới, ngỗ nghịch và bạc đại mẹ nuôi chúng.
Nhân vật thứ hai, Minny Jackson (Octavia Spencer) mang đến cho Skeeter vài mẩu chuyện lý thú. Chị làm bếp cho Hilly Holbrook (Bryce Dallas Howard). Bà này có tham vọng trở thành lãnh tụ của các bà mệnh phụ. Minny rất thẳng tính đôi khi phát biểu làm phật lòng Hilly, chị ta bị đuổi. Ít lâu sau, Celia Foote (Jessica Chastain), một cô gái tóc hung nhờ chị đến giúp việc. Celia làm vợ bé cho một thương gia khá giầu. Vì ghen tức cả đám mệnh phụ khác khinh mạt Celia là hạng “rác rưởi”, trash, chẳng biết làm ăn gì.
Celia nhờ Minny đến làm từ 9 giờ sáng tới 4 giờ chiều, tuyệt đối chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian chồng chị không có nhà. Minny dạy cho Celia dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và cách cư xử với chồng. Minny hết lòng truyền nghề cho Celia và ngược lại, cô chủ không coi Minny như người đầy tớ mà đối xử như bậc thày. Cô ngồi ăn chung bàn và ưu đãi, để cho Minny dùng chung nhà cầu trong nhà, thay vì phải chạy ra ngoài đồng làm việc vệ sinh.

Có một chuyện Minny bắt buộc Skeeter phải viết vào trang sách của cô, nếu không, bà sẽ bỏ cuộc và rút lại tất cả những điều đã kể. Một hôm Minny ghé nhà Hilly, thăm bà Walter (Sissy Spacek), mẹ ruột của Hilly. Minny mang biếu ổ bánh chị làm đặc biệt cho bà chủ cũ. Hilly ăn thử, khen ngon và thấy có mùi vị lạ. Hỏi làm bằng gì thì Minny  nói, đây là loại bánh đặc biệt dành cho đưá con, đang có ý định tống mẹ nó vào viện dưỡng lão, để rảnh tay làm việc “thiện”. Bánh này làm bằng phân của chị ấy. Nghe xong Hilly ói ra tới mật xanh, trong khi bà mẹ cười rớt cả hàm răng giả.
Skeeter viết được đủ số trang sách, gởi bản thảo lên cho bà  Elain đọc thử. Về nội dung, bà khen hay nhưng không có giá trị đại chúng. Phải có chuyện của vài chục người nữa mới trung thực và xúc động. Thời gian chỉ còn vài tuần. Bà muốn sách phải sẵn sàng trứớc khi có cuộc tuần hành của hàng triệu người theo ủng hộ mục sư Martin Luther King. Nếu trễ thì cơ hội không còn nữa. Skeeter đã thuyết phục hàng chục người nhưng họ đều lánh xa. Một biến cố quan trọng xẩy ra đã giúp Skeeter hoàn thành cuốn sách đúng kỳ hạn.
Mabel làm công cho Jolene French, một gia đình Mỹ trắng rất lâu. Khi con trai chị được nhận vào đại học, cần đóng mấy ngàn tiền học phí. Mabel nài xin ông bà chủ cho vay, chi sẽ làm không công suốt đời cho gia đình, để trừ vào tiền nợ. Vợ chồng đều từ chối. Mấy ngày sau, khi quét dọn nhà cửa, Mabel lượm được cái nhẫn của Jolene rơi dưới sàn nhà. Cần tiền, Mabel lượm về, mang ra tiệm cầm đồ lấy tiền đóng học cho con. Jolene biết, báo cảnh sát đến bao vây nhà Mabel  trước sự chứng kiến của hàng xóm. Mabel bị mấy người cảnh sát Mỹ trắng đập cho một trận tơi bời truớc mắt dân làng rồi mới đem về bóp nhốt. Biến cố diễn ra như một giọt cuối cùng làm tràn ly nước.

Skeeter đang thối chí, định bỏ cuộc thì có người nhắn cô lại nhà Aibileen gấp. Mở cửa, bước vô căn nhà ọp ẹp moị ngày, mắt Skeeter muốn nổ tung vì hàng chục người da đen ngồi sẵn sàng kể hết những chuyện cơ khổ của từng người. Skeeter ghi chép lia lịa và tức tốc hoàn thành bản thảo “The Help”, gởi lên nhà xuất bản.
Ba ngày sau cuốn sách “The Help” được tung ra đúng lúc hơn 1 triệu người cả trắng lẫn đen, đi tuần hành mấy trăm dậm, lên biểu tình tại Washington DC. Chỉ một ngày, cuốn sách phá moị kỷ lục best-seller, bán hàng triệu cuốn.

“The Help” gây điên loạn cho Hilly và những bà chủ “Thổ tả”, nhất là chuyện ổ bánh do Minny làm cho bà. Chương cuối cùng, Skeeter dành riêng nói về bà vú nuôi chính cô. Bà mẹ Phelan kể lại. Khi Skeeter lên đại học, bà  vú Constantine phần vì nhớ cô bé, phần vì già, lẫn, làm đâu quên đó, buộc lòng bà Phelan phải cho Constantine nghỉ và thuê con gái bà vào thế chỗ mẹ. Bà Phelan dặn con gái một tuần sau hãy đến nhận việc. Cô ấy mau mắn, đến trước khi  cho mẹ cô nghỉ. Bà Constantine đau khổ, con gái bà ê chề. Hai mẹ con lủi thủi dắt  nhau đi luôn. Bà Phelan có nhờ người đi tìm bà Constantine mấy lần, nhưng lần cuối, bà được tin, bà Constantine đã chết trong nhà thương thí. Bà Phelan kể lại với tất cả sự hối hận tột cùng cho đến khi bà nhắm mắt.