Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

TAKEN 96 HOURS TO SAVE

HIS DAUGHTER

 

Bryan Mills: Liam Neeson

Kim: Maggie Grace

Lenore: Famke Janssen

Amanda: Katie Cassidy

St. Clair: Gerard Watkins

Directed by Pierre Morel

 

Nguyễngọchấn

 

Roger Ebert, nhà phê bình điện ảnh lừng danh viết: “Nếu cơ quan CIA của Mỹ có được một người như Bryan Mills trong phim “Taken” thì cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã kết thúc từ năm 2001 và, Mỹ đã không sa lầy tại Afghanistan cho đến nay”.

Chưa bao giờ tôi thấy lời phê chí lí như trên về loại phim người hùng Hollywood. Trong cuốn phim sinh động mới nhất “Taken” chúng ta sẽ chứng kiến, điệp viên  Bryan Mills (Liam Neeson) muá gậy rừng hoang giữa thủ đô Pháp quốc như chỗ không người; Chiến đấu với cả một tập đoàn buôn gái mãi dâm gốc Albany; Thanh toán bọn bán ma tuý; Xử tử vua dầu lửa Trung Đông; Phá huỷ mấy chục building, hàng trăm xe cộ, tầu bè; Loại hàng chục cảnh sát Pháp ra khỏi vòng chiến rồi ung dung bay về Mỹ như đi du ngoạn từ Hawaii về Los Angeles. Quả làm một thành tích “dóc tổ” mà bất cứ khán giả nào xem cũng phải cười khẩy.

Bryan Mills (Liam Neeson), chàng điệp viên của cơ quan tình báo trung ương Mỹ về hưu sau 15 năm làm nghĩa vụ mà chàng gọi là “Preventer”, người đề phòng chuyện xấu có thể xẩy ra. Chàng đã hy sinh trọn tuổi thanh xuân, kể cả đời sống gia đình cho tổ quốc. Giờ đây, về   sống tại Los Angeles, Bryan chỉ mong được nối lại tình phụ tử với cô con gái 17 tuổi, Kim (Margie Grace), hiện đang sống với mẹ và cha ghẻ.

Lenore (Famke Jenssen), vợ cũ của Bryan chịu không nổi cuộc sống đầy bí ẩn của người chồng CIA, đâm đơn li dị, mang con gái sang thuyền khác, tái giá với một tỷ phú danh tiếng ở Beverly Hills. Cuộc sống chênh lệch hiện tại làm cho Bryan đầy mặc cảm với con gái. Ngày sinh nhật thứ 17 của Kim, tại biệt thự ở Beverly Hills, Bryan mang quà tới Birthday party cho con gái. Bố ruột khiêm nhường tặng con cái máy hát karaoke, mua ngoài chợ trời. Cô bé mừng rỡ cám ơn bố. Sau đó, cha ghẻ xuất hiện, tặng cho Kim con ngưạ ô, ông đặt cấy giống từ Ai cập trị giá một triệu đồng. Kim sung sướng tuyệt vời, nhẩy phóc lên lưng ngựa chạy một vòng trong sân nhà bỏ mặc Bryan lặng lẽ ra về.

Về đến nhà Bryan được mấy người bạn cũ mời tham dự việc làm part times security cho live show ca nhạc.  Nữ ca sĩ Chelsey đang là  thần tượng của giới trẻ, show nhạc của cô thu hút hàng chục ngàn khán giả. Cuối show trên đường ra xe, đoàn hộ tống bị hàng ngàn khán giả xô lấn, sập rào cản, nhào vô giẳng co, xé rách áo quần Chelsey. Cô bé kinh hoàng trước đám đông. Bryan gạt văng đám thanh thiếu niên điên cuồng, bồng Chelsey chạy lên xe limo, che chở cô ca sĩ thoát khỏi đám khán giả hỗn loạn. Trong xe, Chelsey ngả vào vai Bryan tìm sự che chở ở người đàn ông đứng tuổi. Về tới nhà Chelsey ra tận cửa cám ơn người đã cưú cô. Chelsey hỏi Bryan cần gì xin cho biết. Bryan ngập ngừng: “Tôi có đưá con gái rất thích thành ca sĩ, xin cô một lời khuyên”. Chelsey lạnh lùng: “Hãy khuyên con ông đi học, làm một nghề khác an toàn hơn”. Chelsey đưa cho Bryan cái danh thiếp có số cell phone riêng để Kim noí chuyện với cô.

Sáng hôm sau, Kim mời bố ra quán uống cà phê. Bryan hỏi đi hỏi lại mấy lần. Kim nhắc lại: “chỉ có hai cha con”. Anh mừng rỡ nghĩ là con gái đã biết lòng thương của bố nên muốn có cơ hội gần gũi tâm sự. Đến quán cà phê, Bryan ngạc nhiên vì có sự hiện diện của  Lenore. Trả lời cho sự ngạc nhiên, bà mẹ cho biết: Nhân dịp sinh nhật, bố ghẻ cho Kim chuyến du ngoạn sang Paris với một cô bạn gái. Vì Kim còn trong tuổi vị thành niên nên cần có giấy ưng thuận của cha ruột. Bryan nghiêm nghị từ chối lời xin của con gái. Ông không đồng ý cho hai cô gái trẻ đi Pháp mà không có người lớn trông coi. Hết Kim nài nỉ đến mẹ Lenore dọa sẽ mất con, Bryan lặng lẽ bỏ ra về.

Trong khi ấy, Bryan thăm dò bạn đồng nghiệp về tình hình tình báo ở Paris. Thấy không có chuyện cần báo động ông mới đến gặp con gái vào sáng hôm sau mang theo tờ giấy phép. Bryan ra ba điều kiện: Phải goị điện thoại cho bố ngay khi đặt chân tới phi trường Paris. Phải Liên lạc với bố mỗi khi đến một địa điểm mới.  Phải dùng điện thoại bố đưa, đó là cái điện thoại của CIA có thể goị từ bất cứ nơi nào, đến bất cứ địa danh nào khắp thế giới. Kim mừng rỡ chấp nhận moị điều kiện của Bryan.

Tới phi trường Los Angeles, trong lúc Kim líu lo với cô bạn, Bryan lục vé máy bay và bản đồ hành trình, ông mới biết cô bé không chỉ đến Paris mà còn bay đi mấy địa điểm khác khắp Âu Châu theo chân đoàn hát nhạc trẻ gì đó. Bryan phản đối nhưng quá trễ vì đã đến giờ lên máy bay và mẹ Kim cũng nhẩy vào can thiệp: “Đừng làm khó dễ cho con nó mất vui”.

Kim và Amanda (Katie Cassidy) tới Paris là quên hết lời hưá. Amanda thuộc loại gái mới bạo dạn và chiụ chơi bá cháy. Cô bé chẳng có bà con ở Pháp mà chỉ là người bạn xa giới thiệu đến một apartment hạng sang trên đường Paradise. Từ phi trường Amanda nhận lời rủ rê của một thanh niên cùng đi chung xe về nhà trọ. Căn nhà khá rộng và đầy đủ tiện nghi, Amanda liú lo nghe nhạc đùng đùng, nhẩy nhót linh tinh. Kim quên gọi phone cho bố. Cô bé phải sang phòng bên cạnh, đóng cửa lại gọi cho Bryan.  Ông bố khó chiụ nhưng cũng chấp nhận nghe con kể chuyện  hấp dẫn ở kinh đô ánh sáng nước Pháp.

Bất chợt, trong lúc đang noí điện thoại với bố Kim nhìn qua cửa kiếng, cô  thấy mấy người lạ đột nhập phòng Amanda. Kim ú ớ, la lên. Bryan ra lệnh cho Kim về ngay phòng ngủ của mình, khoá trái cửa lại, chui xuống gầm giường, giữ điện thoại liên lạc để bố nghe tiếng noí phiá bên kia. Kim làm theo, nhưng kẻ gian có chià khoá, chúng mở cửa vào phòng la lối om sòm. Cô bé trốn dưới gầm giường nín thở. Đầu giây bên kia Bryan nghe từng tiếng mở khoá, tiếng la lối của quân gian mà không phải là tiếng Pháp. Chưa kịp nói gì với con thì Bryan đã nghe tiếng Kim thét lên. Mấy tên lạ mặt nắm chân cô lôi ra khỏi gầm giường, lôi kéo cô bé đi mất tiêu.

Bryan như người điên trước cảnh con gái anh bị bắt cóc cách xa mấy ngàn dậm. Anh nhờ các bạn dùng tất cả kỹ thuật tình báo CIA để truy tầm tung tích bọn bắt cóc Kim và Amanda. Chỉ trong  giây lát  nguồn tin từ CIA khiến cho Bryan và bà vợ cũ kinh hoàng:

Tiếng nói qua điện thoại tố cáo bọn bắt cóc Kim là di dân Albany. Tổ chức này chuyên dụ dỗ, bắt cóc thiếu nữ tây phương. Trong vòng 96 giờ đồng hồ, các thiếu nữ sẽ được chính cho ghiền ma tuý, đem bán đấu giá cho các thương gia Trung Đông mua về nước. Hưởng thụ xong chúng đem bán cho các động mãi dâm khắp thế giới.

Trước tin kinh hoàng đó, Bryan không thể nằm yên, anh tức tốc lên đường bay sang Paris với những trang bị cao cấp nhất của ngành tình báo. Máy thu âm qua điện thoại, Bryan phân tích cho biết tiếng nói người la hét, địa điểm, giờ bắt cóc Kim.

Mấy tiếng đồng hồ sau Bryan đã có mặt tại phi trường Paris, theo dõi tên “Peter”, đang dụ dỗ cô gái khác lên xe hắn về apartment. Peter chỉ là đầu mối đưa anh tới building nhà trọ. Âm thanh điện đàm dẫn Bryan vào tầng lầu, phòng ngủ và cuối cùng tìm thấy cái điện thoại của anh, bể nát dưới gầm giường. Bryan lấy được cái SIM và từ đó, in ra những tấm hình Kim chụp và phản chiếu những người khả ngi chung quanh.

Bryan đã hoạt động tại Paris một nhiệm kỳ và cộng tác với nhân viên tình báo đồng chí người Pháp Jean Claude. Bryan nhờ anh giúp nhưng Jean cho biết anh mới được thăng chức nên anh cần củng cố địa vị lớn, không thể tham gia chuyện  gia đình cỏn con. Jean là thanh tra cảnh sát  quận 15 Paris, từ chối giúp Bryan  lại còn cho nhân viên theo dõi và ngăn cản Bryan làm lớn chuyện.

Bryan chỉ có một số thời gian nhất định anh bắt buộc phải hành động một mình. Từ những dữ kiện CIA cung cấp, Bryan đột nhập động mãi dâm của di dân Albany. Đi từng phòng chưá gái điếm; Hàng chục cô gái bị ma tuý hành và khách mua hoa dập vùi. Bryan không thấy con gái mình mà chỉ thấy cái áo Jacket của Kim trong phòng một cô gái điếm mềm nhũn. Bryan bị phát hiện, anh vưà bắn hạ hàng chục tay súng thiện xạ, vừa bồng cô gái say khướt thoát ra khỏi khu vực.

Đưa cô gái điếm về phòng ngủ, Bryan dùng kỹ thuật dược khoa (?) pha chế thuốc giải ma tuý để cô gái tỉnh táo trả lời câu hỏi của anh. Ai cho cô cái áo Jaket? Cô gái khai tên chỗ ở nọ, chỗ kia. Từ tên này dẫn tới tổ chức chứng minh thanh tra Jean Claude từng nhận tiền hối lộ của tổ chức mãi dâm. Phăng dần từng chặng đường, dẫn tới tên đầu sỏ của tổ chức là St. Clair (Gerald Watkins). Tổ chức  đang có cuộc bán đấu giá mấy cô gái Tây phương mới bắt cho các đại gia Trung Đông.

Bryan thay hình đổi dạng nhiều lần để lọt vào thương trường bán người. Anh chứng kiến cảnh các đại gia mua gái. Chặng cuối Bryan giả dạng nhân viên phục vụ bưng rượu vào phòng St. Clair đúng lúc bọn chúng mang Kim ra bán. St. Clair bị súng Bryan kê vào ót bắt trả giá cao nhất để mua cho bằng được Kim. Bán xong Kim được giao hàng cho chủ nhân của trên chiếc du thuyền sang trọng. Bryan  đuổi theo chiếu tầu chở Kim khi tầu gần ra cửa biển. Bryan nhẩy từ ngọn cầu xuống khoang chiếc du thuyền, bắn tỉa từng tên. Cuối cùng bắn chết tên xì thẩu Trung Đông chủ nhân mới của Kim.

96 giờ sau giải thoát con khỏi động mãi dâm và giải ma tuý cho Kim. Cuối cùng, Bryan đụng độ với lực lượng cảnh sát của thanh tra Jean Claude. với Nhiều phản ứng rất táo bạo nhưng chàng điệp viên Bryan Mills của xứ cờ Hoa “vô tư” đưa con gái lên máy từ phi trường Charle De-Gaule bay về Los Angeles.

Buổi tối hôm ấy, Bryan đưa con gái tới gặp Chelsey. Cô ca sĩ thượng thặng mời Kim vào phòng thu âm và trao cô bé cho tay phù thuỷ sản xuất đĩa nhạc. Cuốn phim dừng lại ở đó, không biết giờ này, con gái ông CIA Bryan đã thành ca sĩ chưa?/cnn/