Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

"INVICTUS"

 

Francois: Matt Damon

Nelson Mandela: Morgan Freeman

Tony: Jason Tshabalala

Francois' father: Patrick Lyster

Mary: Leleti Khumalo

Directed by Clint Eastwood

 

Bài Nguyễngọchấn

Hình Warner Bros.

 

Đạo diễn Clint Eastwood vưà tung ra cuốn phim đặc biệt nói về một giai thoại cuộc đời Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela.  Đóng vai vị tổng thống lạ lung này là Morgan Freeman, người rất ngưỡng mộ ông Nelson Mandela và bạn thâm niên của đạo diễn Clint Eastwood.

Như chúng ta đã biết ông Nelson Mandela  là nạn nhân của sự kỳ thị mầu da lâu đời nhất tại Nam Phi. Là một luật sư  đấu tranh cho sự bình đẳng giữa con người, chỉ vì mầu da, kẻ cầm quyền thiểu số da trắng đã nhốt ông vào tù suốt 24 năm. Ông Mandela phải làm lao động khổ sai, đập đá suốt ngày tại công trường, chiều về, bị nhốt riêng trong từng phòng giam rộng 4 X 8 ft, chỉ rộng  bằng một tấm ván ép. Trước cao trào đấu tranh bùng phát, ông Nelson Mandela được thả năm 1990. Một năm sau, từ một tội phạm, ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng thống đầu tiên nước cộng hoà Nam Phi từ năm 1991.

Đạo diễn Clint Eastwood chỉ nhấn mạnh một phần cuộc đời đầy chông gai của ông Nelson tạo nên cuốn phim “Invictus“, tiếng Latin nghĩa là “bất khuất”. Morgan  Freeman vóc dáng khắc khổ, nước da thật giống ông Nelson Mandela. Cuộc đổi đời với nhiều thử thách và khó khăn nhưng vị tổng thống mới này đã lèo lái con thuyền với 43 triệu người mà đa số là dân da mầu qua khỏi sự khó khăn để có một Nam Phi tương đối ổn định.

Ông đề ra cương lĩnh xoá bỏ hận thù để cùng sống chung hoà bình  sau bao nhiêu thế hệ thù nghịch. Giới chính quyền cũ vẫn sặc mùi kỳ thị, khinh miệt cả với vị tổng thống nhưng ông Nelson Mandela đi từng bước cố san bằng cách biệt.

Tổng thống bổ nhiệm thành phần nội các gồm đủ mầu da, điển hình là chuyện ông Mandela quyết định dùng lại trọn vẹn toán cận vệ của chế độ cũ dù bị sự phản đối mãnh liệt. Tony, một đồng chí gần gũi với ông trong cuộc đấu tranh, nay là chánh sở bảo vệ yếu nhân gọi họ là bọn chó săn đã giết hại biết bao nhiêu đồng chí của ông. Ông Mandela ôn tồn noí, trước kia họ là kẻ thù của chúng ta, nay tất cả đều là công dân Cộng Hoà Nam Phi.

Mặt ngoại giao là quan trọng hàng đầu, ông nối kết với tất cả các cường quốc và đệ tam quốc gia tìm sự ủng hộ của họ. Để tạo sự đoàn kết ông Mandela cần phải chinh phục lòng dân. Điều này không phải dễ vì sự thù hận đã kéo dài nhiều thế kỷ. Nạn  kỳ thị là hố sâu ngăn cách giữa hai thành phần cai trị và bị trị.

Ở Nam Phi từ bao nhiêu thế hệ, tất cả moị chuyện đều phân chia theo thành phần trắng đen. Trong sinh hoạt thể thao, 95 phần trăm dân chúng hâm mộ bóng tròn, chỉ có 5 phần trăm dân da trắng chơi banh rugby, loại banh bầu dục vưà chuyền bằng tay vừa đá qua xà ngang như foot ball. Tổng thống Mandela muốn tận dụng bộ môn rugby vừa để tạo tinh thần đoàn kết quốc gia, vừa tạo tiếng vang trên thế giới.

Đội banh Spingboks của Nam Phi đứng tận cùng bảng sắp hạng banh rugby. Cầu thủ toàn là da trắng chỉ có một người da mầu. Một hôm đích thân tổng thống Nelson Mandela mời Francois (Matt Damon), captain, thủ quân đội Springboks vào dinh nói chuyện. Anh rất ngạc nhiên,  chẳng biết có chuyện gì để nói chuyện với  ông Mandela. Gia đình Francois thuộc thành phần kỳ thị ra mặt. Sau cuộc tiếp xúc anh hoàn toàn thay đổi quan điểm về ông tổng thống da mầu này. Câu chuyện chỉ xoay quanh banh rugby.

Ông hỏi có cách nào động viên tinh thần đội Springboks ? Thật sự Francois chẳng biết làm gì và không kỳ vọng ở đồng đội của anh. Ông Mandela kể qua chuyện 24 năm ngồi tù của ông. Mỗi ngày sau 10 tiếng đồng hồ làm lao động, đập đá, mệt nhoài trở về căn phòng biệt giam nhỏ hẹp. Thoạt đầu ông chỉ muốn lăn kềnh ra sàn ciment ngủ vùi, chờ ngày xuôi tay nhắm mắt. Nhưng nghĩ tới tác giả William Earnest Henley, ông này bị hư hoại nửa phần thân thể nhưng, với ý chí bất khuất ông đã vượt qua mọi khó khăn thể chất để trở thành nhà văn, nhà thơ lừng lẫy.

Ông Mandela đọc làu làu bài Invictus, “bài thơ bất khuất “, như bản kinh nhật tụng để nuôi dưỡng tinh thần ông sống bình thản, sống khỏe chờ ngày ra khỏi nhà tù. Bài thơ dài có bốn câu rất đáng nhớ: “It matters not how strait the gate; How charged with punishments the scroll. I am the master of my fate, I am the captain of my soul.” Không cần biết cổng nhà tù thẳng ra sao;  Dù hình phạt cuốn xoáy cuộc đời thế nào; Ta vẫn là người  tự chủ lòng  tin; Tôi vẫn làm chủ động linh hồn mình”.

Francois kể chuyện gặp ông Mandela với với vẻ ngưỡng mộ, đồng đội coi như anh đã bị bùa mê thuốc lú. Gia đình anh nghe với đầy vẻ nghi vấn, Mandela muốn gì?

Trong khi ấy tổng thống Mandela tham khảo với bộ trưởng thanh niên để tìm hiểu thực lực đội bóng Springboks. Anh thể tháo gia hàng đầu Nam Phi thành thật khai báo; Trong số 150 đội rugby hiện nay, đội nhà không có chút triển vọng nào vì dân Nam Phi không care về banh rugby. Họ lạc lõng ngay trên quê hương họ.

3 tháng nữa giải vô địch rugby thế giới sẽ diễn ra tại sân Johannesburg, dân chúng thờ ơ vì không phải là môn thể thao của họ mà lại tiêu biểu cho sự kỳ thị trong quá khứ. Mandela đề nghị đội Springboks đi ra làm quen với dân chúng, sau mỗi buổi tập dượt  xe bus chở đội banh tới các sân vận động địa phương, cầu thủ tập cho thanh thiếu niên chơi banh rugby. Đài truyền hình, báo chí phổ biến tin tức. Cầu thủ thân thiện với khán gỉa mộ điệu. Dân chúng bắt đầu reo hò, cổ võ khi cầu thủ tập chạy qua phố phường của họ.

Để khích lệ tinh thần, đích thân tổng thống Mandela điều đình, đưa phái đoàn cầu thủ ra thăm đảo Robben, nơi có trại giam ông hơn hai mươi năm. Cầu thủ đi tham quan từng trại biệt giam, nơi tù nhân làm lao động khổ sai. Francois vào phòng giam ông Mandela, anh mang theo bài thơ “Invictus” đích thân tổng thống Mandela viết tặng. Phòng giam ông nhỏ thật, chiều dài được hai sải tay, chiều ngang đúng một sải. Francois ngồi lên chiếc ghế nhìn qua song sắt, đọc bài thơ của Williams Henry là anh hình dung ta người tù Mandela vác buá đập từng mảng núi đá suốt bao năm. Anh thấy hăng hái hơn, vì khi Mandela làm chủ căn phòng này ông hoàn toàn không có một tia hy vọng nào. Còn anh, giờ đây đang được sự thương mến, hậu thuẫn, kỳ vọng của moị người, đó là danh dự quốc gia mà biên giới không dừng lại ở mầu da nữa.

Một tuần trước ngày mở màn giải vô địch, các cầu thủ được đưa tới trại biệt lập để tập trung huấn luyện. Nói chung tinh thần mọị người rất phấn khởi tất cả đã sẵn sàng làm rạng danh Nam Phi. Trong lúc đang ráo riết tập tành, trực thăng đưa tổng thống Mandela đến tận sân banh, ông bắt tay hỏi han từng người. Ông đã làm homeworks, với mỗi cầu thủ, ông đều goị tên từng người, hỏi thăm gia cảnh, tên tuổi mỗi đưa con. Ông cũng hỏi thăm sức khỏe từng cầu thủ có những thương tật ra sao đã lành chưa ? Như vậy bảo sao họ không cảm động, xiêu lòng trước yếu điểm tâm lý này.

Đến ngày thi đấu, các trận mở màn, vòng loại, bán kết đội Springboks đều chiến thắng vẻ vang đưa họ vào chung kết với đội đương kim vô địch chưa từng thất bại. Đội Ái Nhĩ Lan với một dàn cầu thủ toàn là da đen trong lúc đội tuyển Nam Phi  lại toàn là da trắng chỉ có một cầu thủ da đen.

Đội Ái Nhĩ Lan vừa kinh nghiệm vừa khinh định giao đấu táo bạo để  cướp tinh thần Springboks. Tổng thống Mandela ngồi trên khán đài cũng cảm thấy lo ngại cho đội nhà. Trước giờ giao đấu ông còn hỏi Bộ trưởng thanh niên: “Cơ hội đoạt chức vô địch của hội nhà có không?”. Ông bộ trưởng gãi đầu gãi tai, lắc đầu: “Chỉ trông chờ phép lạ”.

Nửa trận đầu đội Nam Phi thua te tua, cầu thủ bầm dập mất tinh thần. Giờ giải lao, Francois khích lệ anh em  bằng cuộc tranh đấu gay go hơn của ông Mandela. Vì danh dự quốc gia Nam Phi, anh yêu cầu moị người hãy cố gắng làm món quà cho Tổng thống và đem danh dự về cho Cộng Hoà Nam Phi.

Trở lại sân,  đội Springboks đổi chiến thuật, chọc tức khiêu khích cầu thủ Ái nhĩ lan. Trong khi dàn phòng thủ ngăn làm hàng rào cản, chiụ đựng thì dàn công lanh lẹ chuyển banh có kỹ thuật. Lúc hết giờ hai hội đã huề nhau. Đội Ái nhĩ Lan bị ngựa về ngược, tan rã hàng phòng thủ, Springboks thừa thắng xông lên chiến thắng với tỷ lệ khít khao trong 20 phút  đá thêm.  Cầu trường vỡ toang với tiếng thét gào của 65 ngàn khán giả. Hàng chục triệu người khắp thế giới kinh ngạc trước chiến thắng bất ngờ của đội tuyển underdog Springboks.

Người vui mừng nhất chính là tổng thống Nelson Mandela, ông lịm đi vì  chiến thắng trên cầu trường nhưng đó chính là chiến thắng giữa  lòng dân, trắng đen cùng hát mừng chiến thắng Cộng hoà Nam Phi mở đầu một kỷ nguyên đoàn kết.