Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

'GRAN TORINO'

 

Clint Eastwood: Walt Kowalski  

Bee Vang:  Thao Lor                   

Ahney Her: Sue Lor  

Christopher Carley: Father Janovich   

Directed by Eastwood

 

Nguyễngọchấn

 

“Gran Torino” cuốn phim mới nhất của đạo diễn và nhà sản xuất Clint Eastwood. Eastwood là thần tượng của giới trẻ hơn 4 thập niên qua từ phim cowboy đến hoạt động chống tội ác. Cuốn phim “Gran Torino” lấy tên chiếc xe Ford rất xịn vào thập niên 1960. Nội dung có liên quan tới cộng đồng Á Châu ở Hoa kỳ. Chúng ta phải cám ơn ông vì đã không chọn dân Việt Nam cho nội dung phim xoay quanh những chuyện xấu trong cộng đồng Hmong ở Detroit.

Trong vai cưụ chiến binh chiến tranh Bắc Hàn, Walt Kowalski (Clint Eastwood), cũng đã về hưu nghề làm xe hơi ở Detroit, sống cô độc trong khu  nhà nghèo. Con cháu ông làm ăn khá nhưng ít thân thiết với ông ngoại trừ vợ chồng người con cả đến khuyên ông nên dọn vào viện dưỡng lão, để lại căn nhà cho họ quản chế.

Ông Kowalski sống giữa cộng đồng tị nạn người Hmong nhưng không thân thiện với lối xóm. Suốt ngày, một mình làm việc vặt trong nhà rồi ra ngồi ngoài hiên uống bia nhìn trời hiu quạnh. Nhà bên cạnh thì tấp nập người Hmong qua lại ăn nhậu líu lo làm cho ông khó chiụ.

Như moị ngày, hôm ấy ông Kowalski ngồi uống bia trước cửa, chú bé teenager, Thao Lor (Bee Vang) đi học về, bị một đám du đãng đồng hương kè xe vào lề tấn công chích tàn thuốc vào mặt. Ông Kowalski xách khẩu shotgun ra lệnh cho bọn du đã xéo, giải thoát cho Thao. Một phút sau cả gia đình Thao rồi hàng xóm láng diềng mang thịt thà cá mú, lễ vật sang tạ ơn, để đầy trong ngõ ngoài sân nhà ông. Kowalski không nhận mà xua đuổi họ. Mẹ Thảo và cô chị Sue Lor (Ahney Her) mang lễ vật sang nhà ông. Walt cũng lạnh lùng không nhận mà còn mời họ ra khỏi lằn ranh nhà ông.

Tối hôm ấy thấy động, ông Kowalski xách súng xuống, bắt gặp Thảo lẻn vào garage nhà ông. Ông dọa bắn, chú bé hoảng   hồn chạy về nhà. Sáng hôm sau Sue và mẹ dẫn Thao sang nhà ông để xin lỗi. Chú bé khai bọn du đãng ép nó vào băng đảng Hmong. Để làm thủ tục gia nhập, Thao phải ăn cắp chiếc xe “Gran Torino” của ông làm của lễ cho băng nhóm. Cũng may mà ông bắt gặp nếu không Thao đã làm chuyện điên rồ nhất. Để tạ lỗi, gia đình Lor xin ông cho Thao làm việc không công cho ông một tuần lễ. Ông có thể sai nó làm bất cứ việc gì. Ông Kowalski không cần mà Thao cũng chẳng biết làm cái gì, nhưng hàng xóm năn nỉ quá ông sai Thảo sơn phết, sửa chữa nhà cửa, dọn dẹp rác rưởi cho mấy gia đình Hmong chung quanh khu vực. Sau một tuần lễ hình ảnh khu nhà tương đối sạch sẽ hơn.

Ông Kowalski mềm mỏng đôi chút với Thảo và dạy chú bé những việc làm lặt vặt trong nhà. Sau mấy ngày ông còn mua dụng cụ, cho mượn đồ nghề và  xin việc làm xây cất cho Thảo. Nhân dịp lễ sắc tộc, Sue mời Kowalski sang nhà ăn tiệc, giới thiệu ông với nhiều dân Hmong khác, họ cố gây thiện cảm nhưng ông Kowalski chỉ ù ơ ví dầu lấy lệ.

Thảo đi làm được vài ngày thì bị bọn du đãng chặn đường đánh cho một trận và tước hết đồ nghề. Ông Kowalski đến tận sào huyệt bọn Hmong, lôi cổ thằng đầu đàn ra đường đánh cho một trận. Ngày hôm sau bọn chúng trả thù, lái xe qua, nã súng bắn nát nhà, Thảo bị thương. Trong khi đó Sue rũ rượi trên đường đi làm về, mặt mũi cô bị bầm dập, quần áo rách tả tơi. Sue khai bị bọn du đãng bề hội đồng và đánh đập dã man đến té xìủ.

Trước tình cảnh bi thảm ấy dân Hmong quá khiếp sợ. Dù có ông Kowalski và cha sở Janovich (Christopher Carley) khuyến khích nhưng  không ai dám đứng ra tố cáo, họ âm thầm chiụ đựng để bọn du đãng đồng hương tiếp tục uy hiếp cộng đồng Hmong. Nhà chức trách địa phương rất muốn thanh toán bọn tội phạm này nhưng không có người tố cáo, không ai dám ra làm nhân chứng trước toà họ cũng đành bó tay.

Thảo nuôi ý trả thù, nhưng còn  non trẻ quá ông Kowalski quyết định hành động một mình. Ông chuẩn bị súng ống và một mình trở lại sào huyệt bọn du đãng. Nửa khuya, ông Kowalski đứng giữa đường, trước cửa nhà bọn chúng kêu goị, khiêu khích. Mười mấy tên du đãng Hmong súng ống ào ạt xông ra. Ông lớn tiếng tố cáo tội trạng bọn chúng, cướp của, hãm hiếp, bắn giết đồng hương của chúng. Dân chung quanh ra chứng kiến cảnh căng thẳng sắp diễn ra. Ông Kowalski đến với hai tay không, khi tố cáo xong ông ôn tồn lấy thuốc lá đưa lên môi và thò tay vào túi áo trong. Bọn du đãng tưởng ông móc súng hàng loạt nhả đạn bắn vào người ông. Ông Kowalski  ngã xuống trong khi bàn tay ông thò vào túi lấy cái hộp quẹt.

Cảnh giết người có sự chứng kiến của tất cả moị người. Lực lượng cảnh sát ào ạt bao vây bắt trọng ổ bọn du đãng Hmong. Ông Kowalski đến với hai tay không vũ khí. Tất nhiên dân chúng chứng kiến từ đầu phải khai những chuyện mắt thấy tai nghe và từ đó họ không còn bị đe dọa nữa nên tố cáo luôn những hành vi phạm pháp từ bấy lâu nay.

Ông Kowalski đã chuẩn bị cái chết với tờ di chúc khá lạ. Tại văn phòng chưởng khế: Nhà cửa ông tặng hết cho cơ quan từ thiện. Cái xe “Gran Torino” ông để lại cho chú bé Hmong hàng xóm tên Thảo Lor. Con cháu ông ra về hậm hực vì chẳng được một xu.

Cuốn phim kết thúc thật ảm đạm với cái chết của nhân vật chính. Các nhà phê bình chia thành hai phe, phiá chê cho là kết cuộc vô duyên, cái chết của ông Kowalski thật lãng xẹc trong khi có thiếu gì phương cách khác. Người bênh thì ca ngợi ông Kowalski hy sinh cao cả. Trong phim ông Kowalski  đang bệnh nặng với chứng ho ra máu; đằng nào ông cũng chết nên ông dùng cái chết kiểu này để loại những cặn bã ra khỏi xã hội. Tùy theo nhãn quan của khán giả, cuốn phim Gran Torino vừa là chuyện giải trí vưà là đề tài cho chúng ta suy gẫm.