Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

"BLOOD DIAMOND"

“HUYẾT NGỌC”

 

Danny Archer: Leonardo DiCaprio

Solomon Vandy: Djimon Hounsou

Maddy Bowen: Jennifer Connelly

The Colonel: Arnold Vosloo

Đạo diễn: Edward Zwick.

 

Nguyễngọchấn

 

Tựa phim Blood Diamond = “huyết ngọc” mang hai nghĩa; ngoài đời nói về những hạt kim cương có vân đỏ như máu, rất hiếm quí trong giới kim hoàn. Nghiã riêng chuyện phim muốn cho chúng ta chú ý tới những viên đá quí các  mệnh phụ mang trên người là hậu quả một quá trình đẫm máu và nước mắt của nhiều người. Cuốn phim chú trọng tới một bộ tộc người Phi Châu hàng trăm người chết tức tưởi mỗi ngày để mang về những món nữ trang lóng lánh trên cổ, trên ngón tay các bà, họ kêu goị giới thương gia kim hoàn hãy ngăn chặn việc tìm kiếm, mua bán hàng bất chánh đổi bằng máu những người nô lệ.

Cuốn phim được dàn dựng với những cảnh hành động, căng thẳng từ đầu tới cuối. Leo DeCaprio chứng tỏ tài diễn xuất vượt trội  của anh sau mấy cuốn phim gần đây. Bên cạnh Leo,  Djimon Hounsou chàng tài tử chính hiệu Phi Châu rất xuất sắc  và đầy triển vọng ở mùa Oscar năm nay.

 

Mở đầu khán giả được đưa tới vùng Sierra Leone sát biên giới xứ Zimbabwe. Solomon Vandy (Djimon Hounsou) làm nghề đánh cá. Gia đình anh gồm vợ, con gái và Dia, đưá con trai 12 tuổi. Tuy chỉ là một gia đình chài lưới tầm thường nhưng Solomon đặt nhiều kỳ vọng vào đưá con trai. Anh muốn con mình sẽ trở thành bác sĩ vì thế, mỗi ngày Solomon phải đi bộ băng rừng 5 miles cùng con đến trường và chờ con học xong đồng hành với Dia về nhà.

Một hôm, trên đường về, sự kiện xẩy ra đã hoàn toàn thay đổi cuộc đời gia đình anh. Thời bấy giờ  Nam Phi có phiến loạn nổi lên đánh phá khắp nơi. Dưới danh nghĩa  Mặt Trận giải phóng Nam Phi nhóm phiến quân kết nạp thanh thiếu niên, huấn luyện kỹ thuật giết người rồi phát súng cho tụi trẻ đi giết người vô tội vạ. Cầm đầu nhóm phản loạn là tướng “xà vương” trông như tên ăn mày. Dưới trướng hắn có một đội ngũ đầu trộm đuôi cướp tàn ác vô cùng. Phụ tá cho xà vương là đại uý độc nhãn Poison (David Harewood).

 

Lấy danh nghĩa tài trợ cho quân đội giải phóng, Poison đặc trách việc khai thác hầm mỏ, hắn cần nhiều công nhân làm việc trong rừng. Quân đội Poison tuyển nhân bông bằng cách, đột kích vào các làng thôn, giết  đàn bà trẻ em, người già yếu, bắt theo những trai tráng khoẻ mạnh làm nô lệ. Thiếu niên từ tuổi 12 trở lên bị cưỡng bức nhập ngũ,  nhồi sọ trở thành các tên giết người không gớm tay.

Cha con Solomon đi học về đúng lúc Poison tới tấn công làng. Chúng bắn chết hàng trăm người, Solomon liều mình nhẩy vào báo động cho vợ con chạy trốn vào rừng. Nhưng anh không thoát, đại úy Poison bắt được một mớ trai làng. Hắn đích thân dùng mã tấu chặt đứt cánh tay mấy người để thị uy. Solomon gần bị chặt thì Poison nhìn ra tướng tá khoẻ mạnh liền tống cổ anh vào cũi chở tới mỏ làm việc.

Gọi là mỏ nhưng là vùng đất đá lộ thiên. Dân nô lệ bị bắt đào đất đá trên ruộng, mang xuống suối sàng sảy, nhặt từng hạt kim cương. Ai tìm được hạt nào phải đưa cho người giao liên mang nạp cho Poison. Có người nhặt được một hạt nhỏ, vưà bỏ vào miệng thì Poison trông thấy, hắn bắt anh lè ra và bắn chết ngay tại chỗ. Moị người kinh hãi không dám cục cựa.

Solomon khoẻ mạnh, đào sâu dưới đất sàng sẩy, đụng nhằm một cục kim cương đỏ, lớn bằng ngón tay cái. Solomon vội dấu dưới kẽ chân trong khi bị lột trần truồng để khám. Solomon giạ bộ xin đi cầu, vội đem đi chôn xuống chỗ kín. Poison nghi ngờ đuổi theo bắt Solomon nạp viên kim cương. Hắn đưa súng lên chuẩn bị siết cò thì quân đội quốc gia hành quân tới, bắt được một số quân phiến loạn và giải thoát một số nô lệ. Trong nhà giam, đại uý Poison tiếp tục tra hỏi Solomon, nhưng họ cùng ở trong tay chính quyền Zimbabwe nên Poison không làm gì được. Đối thoại giữa Poison và Solomon lọt vào tai Danny Archer.

Danny Archer (Leo DeCaprio) nguyên là một lính đánh thuê của lực lượng quân sự Zimbabwe. Nhờ tính láu cá anh đi lọt bất cứ cửa ải nào. Về sau anh trở thành người buôn lậu bất cứ thứ gì. Lần này Danny bị tù vì giả làm người chăn dê giữa vùng biên giới. Lính biên phòng nghi ngơ, khám xét từng con dê, lấy dao lột da một con vật, tịch thu được một nắm hột soàn dấu duới làn da con dê. Danny bị tống vào nhà giam vùng biên giới.

Trong khi chờ được bail ra, Danny lén nghe câu chuyện hạt kim cương máu đang nằm tay Solomon. Danny nhờ đồng bọn bảo lãnh Solomon ra khỏi khám và đeo sát anh ta với âm mưu chiếm đoạt hạt kim cương máu kia. Solomon cho biết anh đã dấu hạt huyết ngọc tại một địa điểm bí mật mà chỉ có một mình anh biết.

Danny toan tính đưa Solomon về tìm nhưng nơi ấy hiện dưới quyền kiểm soát của bọn phiến loạn. Muốn trở về đó anh phải vuợt qua nhiều cửa ải gian khó. Cơ hội đến, Danny làm quen với Maddy Bowen (Jennifer Connelly), phóng viên tuần báo Discovery. Cô đến Phi Châu để tìm hiểu những bí mật của nghề buôn bán kim cương. Maddy muốn khai thái việc làm ăn phi pháp độc ác của những người trong cuộc. Danny cho biết anh đã từng sống trong lòng Nam Phi, biết và chuyên nghề di chuyển kim cương lậu. Anh hưá cung cấp tất cả bí mật của ngành nghề này với điều kiện Maddy phải giúp đưa anh và Solomon trở lại Sierra Leone để tìm lại hột kim cương quí giá.

Họ nghéo tay và lên đường. Solomon cũng ra điều kiện, phải đưa anh đi tìm được vợ con trước rồi anh mới chiụ trở về chốn cũ. Nhờ Maddy là thành phần báo chí quốc tế, họ có thể lọt vào nhiều nơi cấm kỵ. Nhiều cuộc đụng độ với quân du kích diễn ra, đầy nguy hiểm, chết chóc và cuối cùng họ tới trại tị nạn ở vùng biên giới. Tại đây Solomon gặp lại vợ và con nhỏ nhưng, Dia, đưá con trai 12 tuổi của anh đã bị bọn phiến loạn bắt đi lính. Solomon như người điên dại, đó là động lực chính thúc đẩy anh hăng hái trở về vùng phiến loạn.

Hành trình đi tìm con cho Solomon đưa 3 người vào vùng cực kỳ nguy hiểm, vượt qua nhiều cạm bẫy để rôì đến phút  gặp mặt con. Solomon ngỡ ngàng. Dia, đưá con trai của anh đã là thành viên của quân phiến loạn. Dia bị đầu độc bằng ma tuý không nhìn nhận Solomon là bố mình. Nó còn kêu goị đồng bọn thẳng tay trừng trị tên phản bội dân tộc. Hàng chục tay súng sẵn sàng nhả đạn xử tội Solomon. Người đứng lên can ngăn chính là đại uý  Poison. Hắn ca ngợi tinh thần yêu dân tộc của Dia. Cuộc tái ngộ đầy ngỡ ngàng làm Solomon đau nhói. Tên chuá ngục đã hãm hại anh, giờ đây đã biến con trai anh trở thành kẻ sát nhân và có thể chính nó sẽ giết bố nó.

Dưới áp lực của hàng trăm tay súng, Poison bắt Solomon phải tự tay đào tìm viên kim cương cho hắn. Solomon đào lung tung một lúc khai có người đã lấy mấy. Poison không chấp nhận câu trả lời đơn giản đó, hắn chộp lấy Dia, kê súng vào đầu thằng nhỏ. Quá thương con Solomon năn nỉ xin cho  anh tiếp tục tìm. Một lát sau bắt buộc Solomon phải tìm ra viên kim cương, nạp cho đại uý Poison, đổi lấy tánh mạng thằng con Dia.

Trong lúc tình hình căng thẳng, Danny gọi máy truyền tin liên lạc với quân đội chính phủ. Vị chỉ huy là xếp cũ của anh cũng nghe noí tới viên kim cương máu. Anh khai đã nhìn thấy, yêu cầu quân đội tới thanh toán bọn phiến loạn để nhận chiến lợi phẩm. Đại quân kéo tới với trực thăng không yểm đánh phá tan tành khu hầm mỏ. Danny và Solomon giựt lại được viên kim cuơng trên xác tên đại uý thổ tả. Hai người dẫn Dia tìm đường chạy trốn. Quân phiến loạn rượt theo bắn Danny trọng thương.

Viên kim cương máu cứ tiếp tục đổi tay từ Poison sang Solomon rồi qua Danny. Đến đỉnh núi thì Danny kiệt lực đành phải trao trả cho Solomon cùng với số điện thoại liên lạc với cô phóng viên Maddy.

Một tuần sau ở Luân đôn, đại diện hãng kim hoàn danh tiếng nhất thế giới tiếp xúc với Solomon để trao tiền đổi lấy viên kim cương. Solomon không chiụ, điều kiện của anh khi thương lượng là, ngoài hàng triệu bảng Anh, họ phải mang vợ con anh sang đoàn tụ tại Anh Quốc. Với quyền năng của giới buôn bán kim hoàn mọi yêu cầu của Solomon được thoả mãn, anh nhận tiền và trao viên kim cương thực sự nhuốm máu vào tay nhà sưu tập kim hoàn lớn nhất thế giới.

Diễn tiến cuộc hành trình tìm viên ngọc quí được nhà báo Maddy Bowen ghi chép trọn vẹn vào ống kính, thiên phóng sự đầy máu và nước mắt, phơi bày trước công luận, từ cuộc đổi chác kim cương lấy vũ khí; Hình ảnh dân bị bắt làm nô le; Các cuộc thương lượng giữa phiến  quân với viên chức chính phủ,và, cuối cùng là, cảnh vượt biên giới, đưa hàng và đưa người lậu vào Anh Quốc. /cnn/