Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

AUSTRALIA

Lady Sarah: Nicole Kidman

Drover: Hugh Jackman

Nullah: Brandon Walters

Neil Fletcher: David Wenham

King Carney: Bryan Brown

Directed by Baz Luhrmann.

 

Nguyễngọchấn
 

Phim “Australia” đưa chúng ta về nước Úc nơi đất rộng người thưa, có những cánh đồng cỏ mênh mông, đến một địa danh mang tên “Faraway Downs” thuộc miền Bắc Úc. Thời bấy giờ Úc còn hoang sơ, các nhà tài phiệt từ Anh quốc đổ xô sang vùng Faraway Downs khai thác kỹ nghệ chăn nuôi.

Vào đầu thế kỷ 20 quân đội Đức Quốc Xã chinh phục, phá tan Âu châu, các nước cần thịt bò làm lương thực để nuôi quân và bồi dưỡng dân. Tại Anh quốc gia đình Ashley đã có nông trại ở Úc. Năm 1939 bà Lady Sarah Ashley (Nicole Kidman) được tin trang trại của gia đình đang bị phá phách, bà Sarah lên đường sang Úc thăm chồng. Đến nơi Lady Sarah mới hay chồng bà đã bị tử nạn. Chuyến đi thăm chồng của bà Sarah không còn là cuộc du ngoạn vương giả nhưng Sharah Ashley phải bắt tay vào một thực tế phũ phàng.

Đón tiếp bà tại bến tầu là Drover (Hugh Jackman), một thanh niên nghề chính là cowboy, nghề phụ là tài xế chiếc xe thổ mộ của côngty Ashley. Sarah mang theo hàng chục chiếc vali chưá quần áo giầy vớ, nón nữ trang và đủ thứ dụng cụ đàn bà lỉnh kỉnh. Drover chất hết đống  y trang lên chiếc xe chất đầy đồ ăn, phân bón, dụng cụ nông trại. Dọc đường quần áo của bà Sarah bay vướng vãi theo gió chiều. Trên mui xe còn chở mấy anh thổ dân người Úc đen đủi, đóng khố bằng lá chuối mo cau, không che hết “khúc nam nhi trái” của họ.

Đi hết một ngày đường mới tới, bà Sarah hỡi ơi trước khung cảnh hoang tàn của hãng. Ngoài Drover là người Âu châu, ông Tầu phù làm bếp còn lại toàn thể nhân viên là giống thổ dân. Trong đám người bản xứ có chú bé  Nullah (Brandon Walters), chẳng biết cha mẹ là ai nhưng đã  được sinh ra và lớn lên từ nông trại của ông Ashley.

Nullah chính là người thuyết minh câu chuyện “Australia” . Theo đó ông ngoại chú bé là một vị phù thủy (David Gulpilil), trước đây giúp việc cho trại chăn nuôi. Nhiệm vụ của ông là liên lạc với “Trời đất”. khi cần nắng, mưa ông ra nhẩy muá, đọc thần chú, gọị mưa xuống, kêu nắng lên. Nhiều lần cầu đâu trúng đó, ông  được bà con làng nước phong vương thành “King George”. Thế rối gần đây  ông chủ Ashley bị tử nạn, nhà chức trách địa phương buộc cho King George tội giết chủ bằng bùa phép, ông đã tại đào nhưng vẫn lẩn khuất quanh trại để quan sát và dạy nghề cho thằng cháu ngoại.

Sarah nhận lấy cái gia tài bỏ mẹ với niềm ngao ngán, bầy gia súc hàng ngàn con trong tình trạng  đói khát. Đồng cỏ, sông nước chung quanh đả bị các trại khác  chiếm, xây rào cản. Nước hồ trong vùng cũng bị đầu độc làm cho  nhiều gia súc chết trôi lềnh bềnh và bất khiển dụng. Sarah nhất quyết không bỏ cuộc, bà lột bỏ cái vỏ trưởng giả bắt tay vào việc  tái xây dựng trại.  Điều động gia nhân Sarah tin cậy vào Drover. Làm bầu bạn, Sarah nhận Nullah làm con nuôi. Chú bé chừng 10 tuổi nhưng kiến thức khá rộng vì vẫn tiếp xúc học hỏi từ ông ngoại.

Đối ngoại Sarah luôn phải đương đầu với chủ trại lân bang, Neil Fletcher (David Wenham), ông này đã dùng đủ moị thủ đọan để chiếm đọat trại Ashley. Khi dụ ngon dỗ ngọt đòi mua trọn bộ tài sản của Sarah bằng giá rẻ mạt;  Khi dùng bạo lực phá họai, giết hại gia súc, ngăn sông, chắn lối gây khó khăn cho Sarah. Drover hết lòng khuyến khích  Sarah như lúc sinh thời  ông Ashley cũng bị những áp lực này. Ông  Ashley rất cương nghị, cho nên, theo lý thuyết của Drover, có thể chính Fletcher là thủ phạm ám hại ông.

Bầy gia súc đã chín mùi  sẵn sàng xuất khẩu. Khi tầu hàng Anh tới Úc thu mua gia súc, Fletcher cũng như Ashley đều phải giao hàng một lượt. Trại của Fletcher rộng rãi, gần đường cái, bò của ông thủng thẳng lên đường.  Trong khi bò của Sarah phải băng qua tô giới của Fletcher mới ra được bến tầu. Fletcher đã dựng rào chắn hết đường, Drover phải luà đàn bò hàng ngàn con băng qua sa mạc. Hơn hai ngày không cỏ, không nước, một số bò đã bỏ mạng sa truờng. Nullah đi tìm ông ngoại tới cầu mưa. King George dùng đủ phép cầu cho mưa xuống cưú đoàn gia súc khỏi chết khô và tới bến đúng lúc tầu nhận hàng.

Sau khi hoàn tất việc xuất cảng hàng, Sarah mới dành thời gian cho con tim mình. Từ ngày  gặp Drover, vóc dáng cowboy, bụi đời với hàm râu quai nón cạo tỉa chừng mực khiến cho chàng tài xế lọt vào mắt xanh của bà chủ. Ngoài đời, Hugh Jackman, tài tử người Úc vừa được bầu chọn là người đàn ông hấp dẫn nhất “sexiest man alive”. Nicole Kidman cũng là người gốc Úc rất thành công tại Hollywood, cô nàng còn khá hấp dẫn nên đôi trai tài, gái sắc đóng phim với nhau làm sao tránh khỏi những cảnh mủi mẫn tình tự. Tuy nhiên, để giữ cho cuốn phim Australia không phị loại vào hạng R, hãng phim đã tự chế, cắt bỏ nhiều cảnh làm tình nóng bỏng giữa Jackman và Kidman.

Thế rồi Australia đưa qua một ngã rẽ mới. Từ thời Đệ nhị thế chiến, chính phủ Úc có chính sách tách biệt đám thiếu nhi khỏi cha mẹ thổ dân của chúng. Việc làm này được bưng bít nhiều thập niên, mãi đến mấy năm gần đây chính phủ Úc mới chính thức lên tiếng xin lỗi và bồi thường cho cho cha mẹ người bản xứ có con bị cưỡng bức vào trại tập trung.

Nullah cũng bị bắt đưa vào đảo Children Mission Center. Sarah đau khổ cùng cực vì bà đã nhận chú bé làm con nuôi nhưng chưa có giấy tờ hợp lệ  nên  Nullah bị bắt dẫn đi mất. Sarah  chạy chọt khắp nơi ngay cả điều đình với Fletcher giúp nàng lãnh Nullah ra khỏi trại. Thế nhưng thủ tục nhận con nuôi chưa hoàn tất thì lại có biến chuyển mới.

Gần cuối Đệ nhị thế chiến, quân đội Hoàng gia Nhật bất thần tấn công  Trân Châu Cảng và các vùng phụ cận trong đó có Úc. Hàng trăm máy bay Nhật bất thần không tập hải cảng Úc làm thiệt mạng hàng ngàn quân nhân và thưòng dân. Hải cảng Úc bị tàn phá nặng nề. Đảo Children Mission cũng  bị oanh kích. Các linh mục phải đưa đám trẻ sống sót vào trốn trong rừng.

Trước đó vài ngày Drover từ chối lời mời sang Anh quốc chung sống với Sarah. Chàng không thích tình cảnh hàng thần lơ láo khăn gói quả muớp tiếp tục đi giang hồ vào vùng hoang dã Úc. Khi  Nhật bỏ bom hải cảng, Drover tức tốc trở lại thành phố, tìm Sarah trong đống người chết. Tìm nàng không được, Drover nghĩ tới Nullah, có thề bé bị nguy hiểm trên hòn đảo biệt lập. Drover lên đảo khi quân Nhật đang tảo thanh doanh trại. Bất thần hàng trăm trẻ em và Nullah từ trong rừng chui ra. Drover đưa lên tầu chở đám trẻ về đất liền. Như phép mầu tại bến tầu trước giờ di tản khỏi đão trước khi rơi vào tay quân Nhật, Lady Sarah cũng thoát chết trong đống gạch vụn, đoàn tụ với Drover và Nulah.

Cuốn phim Australia quay với cảnh thật người thật tại Úc Đại lợi với đôi tài tử giai nhân Hugh Jackman và Nicole Kidman. Cô cậu khá xinh đẹp cũng là yếu tố chính để thu hút hàng triệu khán giả khắp thế giới.