Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

CAPTAIN

PHILLIPS

 

Captain Richard Phillips

(Tom Hanks)

Abduwali Muse (Barkhad Abdi)

Shane Murphy (Michael Chernus)

Nemo (Omar Berdouni),

Bilal, Elmi, Najee,

Đạo diễn Paul Greengrass

Nguyễngọchấn

 

Năm 2009 hải tặc Somalia tấn công chiếc tầu buôn Maersk Alabama của Mỹ. Cả thế giới hồi hộp theo dõi sự việc và chờ xem phản ứng của người Mỹ. Sau một tuần căng thẳng, trọn bộ nhóm hải tặc bị Hải lực Hoa kỳ bắn chết và bắt sống. Thuyền trưởng Phillips, người lấy mạng mình bảo đảm cho thuỷ thù đoàn, trở thành người hùng và, nay câu chuyện của ông captain Phillips được đưa lên màn bạc.

Captain Richard Phillips (Tom Hanks) từ giã vợ, Andrea lên đường làm chuyến hải hành mới. Tầu Maersk Alabama với thuỷ thủ đoàn gần ba chục người, chở mấy trăm ngàn tấn hàng qua vùng biển Somalia.

Trong khi đó ở ngôi làng gần biển, nhóm vũ trang, vào tuyển dân Somalia nhập nhóm hải tặc, ra biển tấn công tầu buôn, bắt thuỷ thủ đoàn, đòi tiền chuộc. Mỗi vụ hải tặc, họ đòi được cả triệu đô. Nhiều thanh thiếu niên còn trẻ, rất hăng hái chạy chọt để được nhập bọn.

Lần này có hai nhóm một do Abduwali Muse (Barkhad Abdi) cầm đầu, chọn Bidal, chú bé chỉ mới 16 tuổi, Eimi và Najee. Nhóm thứ hai do Asad cầm đầu cùng được tầu hải tặc của Hufan (Issak Samatar) đưa ra biển. Hufan mở radar quan sát thuyền bè qua lại, họ tránh những đoàn tầu đi chung, mà nhắm vào những con tầu lẻ để để bề uy hiếp.

 

 

Đạo diễn Cody Cameron và Kris Pean đưa chúng ta

Tần Maersk Alabama đi tới. Thuyền trưởng Phillips có lính cảm chuyện không lành, nên mới đi vào vùng ông đã báo động, tất cả thuỷ thuỷ đoàn phải tham gia thực tập. Trong lúc họ chuẩn bị các biện pháp an toàn thì trên màn ảnh Radar, Phillips phát hiện ra có hai chiếc thuyền khinh tốc đi nhanh về phía họ. Phillips cho bẻ thử tay lái một góc độ nhỏ. Hai chiếc canô kia cũng chuyển hướng. Ông báo cho cơ quan MTO của Liên Hiệp quốc (Maritime Trade Operations). MTO trả lời họ sẽ theo dõi và cảnh báo coi chừng nhìn lầm với thuyền đánh cá.

Thuyền nhỏ chạy nhanh hơn đã tới gần, Phillips thấy có trang bị súng ống và rất hung hãn. Phản ứng của tầu Alabama chỉ là xịt vòi nước cho thuyền hải tặc tránh xa, nhưng cũng không cản được. Bọn chúng quăng thang móc lên thành tầu leo lên.

Phillips ra lệnh tất cả thuỷ thuỷ đoàn xuống hầm máy. Tự ai tìm chỗ tránh an toàn. Hải tặc chỉ có 4 tên, bắn các ổ khoá và tiến lên đài chỉ huy. Chúng uy hiếp 4 sĩ quan trên phòng lái. Muse dõng dạc tuyên bố, kể từ giờ phút ấy, hắn là thuyền trưởng và moị người phải nghe theo lệnh của hắn.

 

 

Đạo diễn Cody Cameron và Kris Pean đưa chúng ta

Muse đòi Phillips tập trung tất cả thuỷ thủ đoàn nhưng ông cho biết họ đã bỏ trốn hết và máy tầu cũng đã ngưng hoạt động. Muse dọa bắn các sĩ quan và bắt Phillips phải đưa hắn đi khám tầu.

Muse cùng với chú hải tặc Bidal đi xuống các hầm chưá hàng. Phillips điều đình, cho họ 30 ngàn đô trong két và đầy đủ lương thực để họ trở về Somalia êm xuôi. Muse đòi 3 triệu.

Khi đi xuống hầm, một thuỷ thuỷ thấy Bidal và Muse đi chân đất, họ miểng chai liệng ra lối đi. Bidal đạp trúng miếng chai bể, rách chân máu chẩy dầm dề. Muse bắt Phillips đưa Bidal lên boong, một mình hắn xuống hầm lục soát. Xớ rớ trong tối, bị thuỷ thủ bắt được Muse trói lại. Máy báo tin họ đang giữ tên chủ chốt khiến cho 3 tên còn lại hoảng hốt gần bắn sảng mấy sĩ quan trên boong.

Phillips điều đình thủy thủ thả Muse, cho họ 30 ngàn đô và cho thuyền phao để chúng ra đi không điều kiện. Nhưng, trong lúc giằng co, bọn chúng đạp thuyền trưởng Phillips văng vào thuyền phao cùng rơi xuống biển với chúng. Thế là Phillips trở thành con tin của nhóm hải tặc.

Tầu Alabama cầu cưú. Hạm đội Mỹ trong vùng Địa Trung Hải cử USS Brainbridge tới. Lúc này thuyền trưởng Phillips đang nằm trong thuyền phao trong tay hải tặc. Chiếc thuyền phao của tầu biển thiết bị tương đối kiên cố, và nhiều tiện nghi có máy chạy tạm nhưng phải mất 36 tiếng đồng hồ mới vào tới bờ biển Somalia.

Một mặt hải quân hộ tống tầu Alabama tới cảng Barsara. Một mặt USS Brainbridge theo sát chiếc thuyền phao. Nemo, sĩ quan giao tế liên lạc truyền tin với nhóm hải tặc, yêu cầu họ cho biết tình trạng của thuyền trưởng Phillips trước khi nói chuyện điều đình.

Nhận ra tiếng nói Phillips rồi, Nemo mới ra điều kiện. Họ biết thuyền phao đã hết nhiên liệu. Hải quân buộc họ phải thả Phillips mới cung cấp lương thực và tiếp tế dầu cho họ trở về Somalia. Muse ngẫu hứng đòi 6 triệu tiền chuộc mạng Phillips.

Đôi bên chưa thoả hiệp thì Phillips âm mưu trốn. Ông giả xin đi tiểu. Bidal đưa ông ra ngoài. Phillips xô Bidal xuống nước và nhẩy xuống biển, tính bơi qua tầu Mỹ. Nhưng, trời tối, tầu Mỹ ở xa và hải tặc bắn như mưa. Vài phút sau Phillips bị chúng bắt lại. Chúng đập cho một trận tơi tả và trói vào thành tầu.

Sau một ngày căng thẳng, Nemo báo cho Muse, chính phủ Mỹ đã liên lạc với tộc trưởng nhóm hải tặc, họ cho biết rõ danh tắnh 4 người trên thuyền phao. Vị tộc trưởng này muốn thương lượng giá cả, cùng với Muse trên chiến hạm Mỹ.

Hải quân đưa luơng thực và dầu qua thuyền phao. Muse leo qua tầu Mỹ. Trong lúc ấy Navy Seals lặn xuống, móc giây cáp, gắn camera xuyên tường quan sát phía trong thuyền phao. Trên thuyền phao chỉ còn lại 3 tên. Phillips bị trói treo lên thành tầu.

Từ USS Brainbridge thiện xạ bố trí nhắm vào 3 đối tượng hải tặc. Họ chờ lệnh tối cao của tổng thống trước khi nổ súng. Quan tâm nhất của Toà Bạch ốc là tính mạng thuyền trưởng Phillips. Cả thế giới đang chĩa mũi dùi vào việc giải quyết hải tặc. Nếu chuyện không thành Mỹ không còn mặt mũi nào nói chuyện bảo vệ thế giới.

Tình hình khá căng thẳng, Tổng thống Obama bật đèn xanh cho thi hành. Thiện xạ nhắm bắn trúng 3 mục tiêu cùng một lúc, hạ hết nhóm hải tặc. Máu me của chúng văng đầy mặt mũi Thuyền trưởng Phillips. Ông không biết chuyện gì, bị ngất đi một lát thì cửa thuyền phao mở ra và họ lôi captain Phillips về tầu Mỹ.

Muse ngây thơ ngồi chờ vị tộc trưởng, Mỹ nói là đang được đón từ làng Somalia ra điều đình. Hắn bị gạt, khi người ta dẫn Captain Phillips đi qua. An ninh bẻ tay, còng hắn lại, đưa về nhốt.

Thuyền trưởng Phillips được moị người hoan hô vì ông đã hy sinh, chiụ đựng mấy ngày kinh hoàng trong tay bọn hải tặc, để bảo đảm an toàn cho thuỷ thủ tầu Maersk Alabama.

Năm 2010 Abduwali Muse bị kết án 33 năm tù. Thuyền trưởng Phillips nghỉ một năm, đến 2010 ông mới trở lại làm một chuyến hải hành mới, chắc hẳn ông không còn hứng thú đi qua vùng biển Somalia lần nữa.