Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

FLIGHT

 

Whip: Denzel Washington

Hugh: Don Cheadle

Harling: John Goodman

Ken: Brian Geraghty

Charlie: Bruce Greenwood

Katerina: Nadine Velazquez

Directed by Robert Zemeckis

 

Nguyễngọchấn

 

“Flight” là cuốn phim  làm cho những ai sợ đi máy bay sẽ không bao giờ dám bước lên phi cơ nữa. Mỗi ngày hàng chục ngàn chuyến bay trên bầu trời bao la ấy, mỗi ông phi công cầm vận mạng cả trăm người trong tay mà, có ông vẫn muốn thỏa mãn những cơn nghiện ngập của mình. Cuốn phim “Flight” đưa giả thuyết, dựa theo nhiều chuyện đã xẫy ra khắp thế giới.

Whip Whitaker (Denzel Washington) là một phi công hàng không dân sự. Đêm trước chuyến bay từ Atlanta đi Chicago; Whip và Katerina (Nadine Velasquez), một nữ tiếp viên cùng chuyến bay, ngủ chung phòng. Tiếng đồng hồ báo thức, Katerina thỗn thễn tung mền, đứng dậy trong bộ đồ ngủ của bà Eva. Cô nàng để “nguyên con” bước vào nhà tắm.

Điện thoại celullar reng, Whip uể ỏai bốc lên nghe. Cuộc đối thoại đại khái là, bà vợ cũ đòi thêm tiền cấp dưỡng để đưa con anh vào học trường tư. Whip còn ngật ngưỡng, khất để sau chuyến bay anh sẽ về thảo luận lại. Katerina bước ra, cũng vẫn chưa có mảnh vải trên người, hối Whip chuẩn bị ra phi trường, chuyến bay chỉ 1 giờ sau. Whip chếnh choáng, đi không vững vì trên bàn, dưới sàn phòng khách sạn, toàn là vỏ chai beer, chai rượu đã uống cạn, nằm ngổn ngang. Whip moi túi lấy gói “xì ke”, rắc một đường lên mặt kiếng, lấy tờ giấy bạc cuốn lại thành ống, hít một hơi hết bụi xì ke vào mũi. Lúc ấy anh mới tỉnh giấc, mặc đồ ra phi trường.

Buổi sáng, trời Chicago mưa tầm tã, sấm chớp đùng đùng. Hành khách đã đầy đủ. Whip lên tới là cất cánh. Phi công phụ mới vào nghề, Ken (Brian Geraghty) để ý thấy Whip đi lảo đảo, đeo kính đen, che đôi mắt đỏ ngầu vào phòng lái. Hai người trao đổi vài mẩu chuyện nhỏ. Được biết đó là lần đầu Ken làm việc với Whip.

Máy bay ra phi đạo. Trên runway tầu đã tròng trành. Lúc cát cánh maý bay rung chuyển dữ dội. Mây bão mịt mù, máy bay chao đảo, hành khách nhốn nháo. Phi công phụ run rẩy, liếc qua, thấy Whip vẫn tỉnh bơ. Whip ra lệnh tăng hết tốc lực, máy bay lao thẳng  vào khỏang mây dầy đặc. Sấm sét xé mầu trời đen kịt, thân tầu rung chuyển như muốn gẫy đôi. Họ lướt đi trong tình trạng này khoảng 5, 10 phút thì mây thưa  dần, lộ ra bầu trời quang đãng phía trước. Hành khách đang hoảng hốt, nhốn nháo, thấy máy bay êm lại, tất cả mới hoàn hồn. Whip bước ra khoang, cầm máy phóng thanh chào mừng hành khách. Ông xin lỗi về sự chao đảo vì thời tiết và cho biết, chặng đường còn lại sẽ êm như mặt nước hồ thu. Tất cả hành khách vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.

Trên đường trở lại phòng lái, Whip ghé vào khu dọn  thức giải khát, moi hai chai Volka nhỏ, rót vào bình nước cam của ông. Hai vỏ chai liệng vào thùng rác, rồi trở lại ghế phi công trưởng. Ken thán phục Whip đã lèo lái con tầu thoát trận bão thật tài tình. Whip nói, sóng gió đã qua bây giờ đến lượt Ken điều khiển máy bay. Tới phi trường ông sẽ lo việc đáp. Whip tu hết bình nước cam rồi lấy vải lót vào kiếng che mắt, làm một giấc ngủ. Ken để máy auto-pilot nhưng vẫn run rẩy, thấp thỏm nhìn Whip ngồi ngủ ngon lành.

Nửa giờ sau, lúc chuyển hướng, Ken phát hiện đèn báo tay lái phiá đuôi không điều khiển được. Máy bay trên đà đâm xuống. Độ cao giảm nhanh bất thường, Ken đánh thức Whip. Ông cho lệnh bẻ bánh lái phụ. Bánh lái phụ cũng cứng ngắc. Còn 15 phút là tới phi trường, ông báo cho đài kiểm lưu tình trạng nguy ngập.

Whip quyết định xả hết nhiên liệu. Máy bay cứ tiếp tục lao xuống với tốc lực kinh khủng. Whip phải gọi tiếp viên Magaret lên phòng lái, phụ với Ken điều khiển bằng tay cho phi cơ đảo ngược, bụng lên trời, để giữ thăng bằng. Hành khách đổ ngổn ngang. Mấy tiếp viên không ngồi, mang seat belts, bị văng lên quật xuống, đập đầu vào thành ghế.

Máy bay chuyển hướng ra khỏi thành phố,đến một nơi thưa dân. Whip cùng với Ken và Magaret điều khiển máy bay, trở lại xuôi chiều. Vừa giảm hết tốc lực thì một cánh đụng vào tháp chuông ngôi giáo đường. Máy bay mất trớn rơi xuống  bãi đất trống, nứt ra thành mấy khúc. Nhà thờ gần đó đang có buổi lễ ngoài trời,  Giáo dân người thu hình vào cell phone, người chạy tới, cưú được hầu hết hành khách. Vài chục người bị thương, vài người bị thiệt mạng. Whip đụng đầu vào cần lái mê đi không còn biết gì nữa.

Một ngày sau Whip tỉnh lại, Charlie (Bruce Greenwood), nhân viên của air line đón chào anh. Bên cạnh Charlie là Hugh (Don Cheadle), luật sư. Charlie cho biết hơn một trăm hành khách bình an vô sự. Vì có 6 người bị thiệt mạng, đó là lý do cần có sự hiện diện của vị luật sư này. Hiện giờ Whip Whitaker đang là người hùng trước mắt moị người, nhưng phiá sau lưng, cuộc điều tra đang tiến hành không mấy thuận lợi cho anh.

Hugh cho biết, báo cáo của NTSB (National Transportation Safety Board), lúc xẩy ra tai nạn, người ta đo được nồng độ rượu trong máu anh là 0.24 . Chỉ lái xe với độ rượu này đã đủ để mất bằng lái, huống gì lái máy bay chở hành khách. Thêm vào đó, trong máu anh còn có ảnh hưởng ma túy 2 giờ đồng hồ trước tai nạn. Hai bản báo cáo này anh có thể bị tù chung thân. Nghiệp đoàn  và hãng máy bay đã chọn đúng luật sư giỏi nhất về hình sự để gỡ anh khỏi tội say rượu và ma tuý nhưng, họ rất cần sự hợp tác của Whip. Anh phải chứng minh cho moị người thấy, anh không có quan hệ gì với mấy thứ ấy, moị chuyện khác luật sư Hugh sẽ chạy chữa cho.

Trong lúc tĩnh dưỡng, các đài truyền hình bu quanh nhà thương chờ làm phóng sự về người hùng Whiteker. Anh được Harling May (John Goodman) lén chở anh qua cửa sau trốn về nhà. Về căn nhà ngoại ô, thoạt đầu Whip đổ hết kho tàng beer và rượu bao nhiêu đời của anh không thương tiếc.

Thời gian ở nhà thương anh có quen với Nicole, một cô gái có tật nghiện rượu mà trở thành Homeless. Whip cho Nicole về tạm trú trong nhà như vợ chồng. Whip có một chiếc máy bay Cesna, anh rủ Nicole cùng anh trốn qua Jamaica sống ẩn, tha hồ uống chẳng ai làm gì mình. Cô từ chối, quyết tâm từ bỏ thần đổ bác, mời  Whip tới tham dự buổi tĩnh tâm ở trung tâm cai nghiện. Anh thấy những người nghiện ngập đều có chung một tật là: nói dối, họ nói dối moị chuyện với tất cả mọi người, ngay cả với chính mình. Nicole tiếp tục cai nghiện, được bạch hoá, có việc làm, chia tay với Whip.

Đến ngày NTSB lấy khẩu cung. Muốn bảo đảm moị chuyện suông sẻ, Charlie và Hugh yêu cầu Whip tới tạm trú tại khách sạn có an ninh gác cửa. Tủ lạnh phòng khách sạn của anh chỉ có nước ngọt và thức ăn. Whip trằn trọc suốt đêm không sao nhắm mắt. Nửa khuya, anh nghe như có tiếng gõ cửa. Mở ra không thấy ai. Cửa căn phòng đối diện hé mở, Whip nhìn thấu vào trong, mắt anh sáng lên thấy cái tủ rượu phòng này. Whip mất hết lý trí, phóng qua, uống vội tất cả moị chai rượu ở phòng ấy rồi xỉn, lạng quạng, gục té, ngủ tại chỗ.

Một giờ trước cuộc điều trần, Charlie và Hugh tá hỏa tam tinh phát hiện thân tàn ma dại của Whip. Charlie vội mời, Harling bạn “chữa lửa” của Whip tới. Harling cho Whip hít một liều bạch phiến là anh ta tỉnh lại, tắm rửa qua loa rồi chở tới văn phòng điều tra.

Hugh đã chuẩn bị tất cả hồ sơ thật hoàn hảo. Chủ tịch ủy ban, chiếu những khúc phim cảnh lái máy bay ngược là một kỹ thuật siêu đẳng, đã cưú được hàng trăm hành khách và đương sự thoát chết, moị người vỗ tay hoan nghênh. Qua mục hai vỏ chai rượu Volka trong thùng rác. Hugh đã chuẩn bị lèo lái cuộc điều trần trước khi họ bắt Whip Whitaker đưa tay thề trên thánh kinh:

Câu hỏi là: “Có thể Katerina là người đã uống hai chai rượu ấy”.                                         

Whip chỉ cần tuyên bố có thể cô ấy đã uống rượu là anh sẽ thoát nợ.

Whip ngồi tần ngần thật lâu. Bà chủ tịch uỷ ban  điều tra đã nhắc đến lần thứ 3 mà Whip vẫn chưa trả lời. Câu  câu hỏi rất dễ trả lời. Đêm trước, Katerina cũng uống rượu với anh, trong phòng ngủ, trước khi làm tình. Và rồi, cô ấy là một trong hai phi hành đoàn đã chết, đã chôn ngày hôm trước, không ai còn kiểm chứng được nữa. Bà điều tra nhắc lại câu hỏi:

 

- “Theo ông, có phải Katerina đã uống 2 chai rượu Volka ấy hay không ?”. Whip tần ngần một giây rồi chậm rãi nói:

- “Không phải là 2 chai mà la 3 chai Volka, và tôi là người đã uống cả 3 chai rượu ấy. Tôi là một người nghiện rượu”.

Cuộc điều tra kết thúc một cách sửng sốt và Whip Whiteker bị kết án tù giam vì tội bất cẩn gây tử vong cho 6 người. Trong khám, trong buổi học tập giữa những người nghiện ngập để hoàn lương, Whip tự thú:

“Đó là lần đầu tiên tôi nói lên sự thật. Vì tật nghiện ngập bao năm qua tôi đã liên tiếp nói dối với moị người, và bất cứ chuyện gì. Giờ đây tôi mới cảm thấy rất hối hận”.