Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

“2016: OBAMA’S AMERICA”

 

Viết và đạo diễn: Dinesh D’Souza

Cùng đạo diễn: John Sullivan

Nguyễngọchấn

 

3 tháng trước cuốn phim “2016: Obama’s America” ra mắt, là phim tài liệu về tổng thống Barrack Obama. Ngay cái tựa đã đưa ra giả thuyết, “nếu năm 2016, ông Barrck Obama còn là Tổng thống thì, nước Mỹ sẽ ra sao”. Đưa ra trong những ngày vận động gay go nhất, của ông Obama, cuốn phim có dụng ý gì? Và, chỉ chứng tỏ nuớc Mỹ có dân chủ tuyệt đối !

Ngày ra mắt cả thế giới chỉ có 1 rạp chiụ chiếu, dù có đồng đạo diễn nổi tiếng là là John Sullivan. Chỉ hai tuần sau, khán giả khắp nước đã yêu cầu các rạp trình làng cuốn phim 2016 Obama’s America và phim đã chiếu rộng rãi khắp các tiểu bang. Khán giả sửng sốt, mê hoặc bởi tài liệu trưng dẫn trong phim và sự trình bày mạch lạc của một phim tài liệu. Hàng ngàn lời phê  của khán giả xác nhận tính cách trung thực của tài liệu, và đồng ý với tác giả.

Dựa theo cuốn sách bán chạy nhất của Dinesh D’Souza, “The Roots of Obama’s Rage”. Nếu Dinesh là một người Mỹ trắng, hay Mỹ gốc Phi châu, cuốn phim đã không lôi cuốn được người đọc mà D’Souza là một nhà văn gốc Ấn độ, cùng tuổi với Obama, cùng trình độ học vấn, và còn vài điều trùng hợp nữa.

Phần đầu, cuốn phim Dinesh đưa ra hình ảnh một Obama, tìm về cội nguồn, căn cứ vào cuốn sách của ông Obama “Dream from my Father”. Trong đó Barrack Obama tuyên xưng ảnh hưởng tuyệt đối với chủ thuyết của ông bố gốc Kenya.

Sau đó là một chuỗi lý lịch của Barrack Obama Senior “bố”. Từ ngày ông ta sang Hawaìi học, bỏ lại một vợ hai con ở Nairobi chưa bao giờ li dị. sống với chị Mỹ trắng  3 năm, sanh một chú bé đặt tên Barrack Obama. 1964 không kèn không trống, Obama bố được học bổng qua Harvard, lấy chị Mỹ trắng thứ hai, sanh được 2 con. Vài năm sau Obama mang vợ mới và 2 con về Kenya, ông lại ăn nằm  với bà vợ cũ, có thêm 2 đứa con nữa, vị chi, Barrack Obama có 7 anh chị em chính thức với ông bố thần tượng của mình. Mãn nguyện với sở học từ nước Mỹ, trở về chính quốc, Obama bắt đầu nghiệp rượu, đụng xe chết người và cuối cùng bị cán gẫy hai chân và chết vì rượu.

Cái chủ thuyết mà Barrack Obama tôn thờ bố là, chống chế độc thuộc địa  tới chiều. Dinesh đưa ra nghi vấn, một ông bố bỏ 2 con ở Phi châu, sang Mỹ, lấy mẹ mình vài năm, bỏ mẹ con Barrack, đi với người đàn bà khác rồi sống bất cần thân thể đến nỗi, chết vì nghiện ngập. Má Barrack tái giá với người chồng xứ lạ, mang chú bé da đen ấy sang Nam Dương, học trường làng, theo đạo Hồi và thêm tên Hussein vào bản lý lịch “Barrach Hussein Obama”.

Trong sách ông Barrack Obama cũng viết là mãi đến năm 10 tuổi mới được gặp lại bố một lần và không gặp nữa cho đến lúc ông bố chết.  Vậy đó mà các tín đồ của ông Barrack  Obama vẫn tin là ông tổng thống của họ ảnh hưởng tinh thần ái quốc từ ông bố.

Chàng thanh niên Barrack Obama từ cội nguồn phức tạp đó ngoi lên như công chứa Lọ lem, được sự trợ giúp của các bậc  tiền bối. Điểm son của Obama là rất thông minh, có tài hùng biện, từ nhỏ đã biết cuốn hút người nghe và tạo được niềm tin. Thế rồi bỗng dưng Obama nổi lên một cách lạ thường, khác hẳn những chính khách tiền nhiệm. Trước đó vị tổng thống nào cũng nắm giữ những chức vụ trên chính trường một thời gian trước khi được đưa vào chức vị cầm đầu thế giới. Các chính trị gia hoàn toàn ngạc nhiên, không hiều ông Obama ở đâu ra? Đã làm gì cho nước Mỹ ? Thế rồi như một làn sóng ngầm thiên hạ cứ ùn ùn nghe theo và ủng hộ Obama, bất cần thân thể. Tất cả niềm tin ấy chỉ dựa trên một chữ là : Hope = Hy vọng”. Obama loại hai chính trị gia có tầm vóc là Hillary Clinton  cùng đảng và John MacCaine của đảng Cộng hòa để đạt ngôi vị bá chủ Hiệp Chủng quốc.

Việc làm đầu tiên khi dọn vào toà Bạch ốc, Oval office là: bắt nhân viên gói, trả lại cho chính phủ hoàng gia Anh tượng đồng, ông Winston Churchill, vị anh hùng của nước Anh. Nước Anh gởi tặng tòa Bạch ốc, bức tượng này, là món quà siết chặt tình giao hảo sau biến cố 911, như lời cam kết, lúc khó khăn, họan nạn, hai quốc gia đồng minh  luôn sát cánh với nhau. Trước đó, các cuộc chiến vùng Vịnh, Anh quốc và Hoa Kỳ luôn luôn là đồng minh số một. Thử nghĩ, chính phủ Anh Hoàng nghĩ sao khi nhận món quà bị trả lại.

Về sau này, Barrack Obama làm một màn ngoạn mục với Do Thái, khi thủ tướng của họ bị đối xử tẻ nhạt phải ê chề bỏ về, trong lúc Do Thái là một quốc gia cô lập, vững bền nằm giữa khối các quốc gia Trung Đông mà vẫn mạnh mẽ, ủng hộ mọi chính sách của Hoa Kỳ.

Căn cứ vào những dự kiện này, Dinesh khắc khoải về nguyên căn đưa ông Barrack Obama chỏi lại những đồng minh của Hoa kỳ. Dinesh bay sang Nairobie, Kenya để tìm hiểu ngọn ngành gia tộc Obama. Đến viếng mộ Obama bố, tiếp xúc với những người thân của ông ta. Đa số nói hay về ông bố, chỉ có những người  thân cận cho biết, ông Obama sinh ra bê tha rượu chè và chết vì rượu, bỏ mặc 2 bà vợ và đàn con nheo nhóc. 

George Obama, một người em cùng cha khác mẹ với Barrack cho biết. Ông bố không có trách nhiệm gì với  đàn con, họ tự sống và vươn lên với lòng thù hận được ông nhồi vào đầu là phải trả thù đế quốc thực dân, ở đây là nước Anh. George nghĩ khác ông bố là, nếu người da trắng còn ở lại Kenya lâu hơn thì, nước ông không đến nỗi nghèo hèn như hiện nay. So sánh với Nam Hàn, Seoul giầu mạnh 25 lần hơn Kenya. Vì lời tuyên bố này mà Barrack không liên lạc gì nữa với George Obama.

George Obama sống trong một túp lều, nghèo hèn, ọp ẹp, khác hẳn với cuộc sống vinh hoa nhất thế giới của ông anh. Dinesh hỏi: Barrack viết trong sách là, phải bao bọc cho đàn em chu đáo, trong khi George sống như vầy. Barrack có lo gì cho anh không ? Rất may George khí khái trả lời: “Anh ta có gia đình riêng, có trách nhiệm với  cả thế giới, trong đó có George rồi”.

 

Tìm hiểu ảnh hưởng nào đã khiến Barrack Obama chỏi lại hai quốc gia đồng minh, sự kiện là chủ nghĩa thuộc địa của Anh đã nhồi vào đầu Barrack Obama khiến cho ông đối xử với quốc gia đồng minh này như kẻ thù, mặc dầu là nguyên thủ Hiệp Chủng Quốc mà ông Obama hành sử như người Kenya. Ông chống lại Anh quốc khi quốc gia này mang quân tới đòi lại đảo  Faulland là thuộc địa của Anh ở  Argentina.

Đối với người Do thái, Dinesh đưa ra một số các nhân vật có tác động sâu đậm với ông Obama, như: nhà thơ  Frank Davis, đảng viên đảng Cộng sản ở Hoa kỳ, thẻ đảng số 47544, chống mọi chính sách của Hoa kỳ, bị FBI theo bắt giữ nhiều lần. Ayers, chỉ huy nhóm khủng bố đã đánh bom Ngũ giác đài, New York Police station. Obama và Ayers gặp nhau năm 1995 anh này trở nên thành viên tài trợ quĩ ứng cử cho Obama ở Chicago. Giáo sư Said hướng dẫn chính trị học cho Obama sau tham gia phong trào PLO, là đại diện Palestine trên thế giới. Giáo sư luật khoa Unger, chủ trương cộng đảng ở Harvard. Ông bỏ Harvard về tham gia Cộng đảng Brasil, nhưng đảng này lại vắt chanh bỏ vỏ, đá ông trở lại Harvard và thức tỉnh. Obama học nhiều lớp với giáo sư Unger,Hai người liên hệ mật thiết cho đến ngày Obama thành tổng thống Mỹ.  Jeremy Wright là mục sư của Obama, rửa tội cho các con của Obama và luôn coi ông như một người cha nuôi. Lập trường ông này rất quá khích, chỏi lại bất cứ điều luật nào của Hoa kỳ và luôn hô hào dân chúng chống lại FED, chống lại công quyền Hoa kỳ. Cố vấn Obama khuyến cáo và ông đã phải tạm xa lánh Jeramy Wright một thời gian.

Một lập luận Dinesh đưa ra không được kiểm chứng. Obama âm thầm tạo sức mạnh cho khối Hồi giáo Trung Đông, bằng cách, cấm khai thác dầu khí ngoài khơi ở Mỹ, nhường thị trường này sang Brasil và Nam Mỹ để cho các quốc gia Trung đông cường thịnh. 

Nhiều nhân vật được Dinesh phỏng vấn tỏ vẻ lo ngại nếu ông Obama lèo lái nước Mỹ  đến năm 2016 thì thật tai hại, nước Mỹ sẽ trên bờ vực thẳm  của nợ nần và không còn là một cường quốc thế giới. Một thí dụ điển hình là, trước khi ông Obama nhậm chức, quân lực Hoa kỳ có 5000 đầu đạn nguyên tử. Sau 3 năm, con số đầu đạn xuống còn là 1500 và ông có kế hoạch giảm xuống ở mức 300 đầu đạn, trong khi ấy, cả thế giới số lượng nguyên tử đang qua mặt Mỹ.

Cuốn phim 2016 Obama’s America có nhiều điểm hù dọa khác nữa, có thể đúng hoặc quá bi quan, nhưng dù sao, đây chứng minh, Hoa kỳ là một quốc gia dân chủ tuyệt đối. Thử nghĩ xem, nếu tác phẩm này nói về ông Khomeyni làm ở Teheran, thì sẽ có bao nhiêu người  bị treo cổ. Còn nếu phim ở Việt Nam, nói về Nguyễn Tấn Dũng thì chuyện gì sẽ xẩy ra…….