Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ARGO


Tony Mendez: Ben Afffleck

John: John Goodman

Lester: Alan Arkin

Directed by Ben Affleck.

 

Nguyễngọchấn

 

“ARGO” là cuốn phim dựa theo chuyện có thật xẩy ra năm 1979.  Ngày này năm ấy một biến cố lịch sử làm cho người Mỹ hãnh diện về sự can đảm của CIA. Cuộc cách mạng quân phiệt Iran nổi dậy chiếm chính quyền, tấn công toà đại sứ Mỹ. Hàng trăm ngàn dân quân, súng ống gậy gộc, hung hăng, tràn vào toà đại sứ Mỹ, đốt phá, đánh đập, bắt hơn 50 nhân viên và công dân Mỹ làm con tin. Trước đó ít phút nhân viên được lệnh đốt và xay nát các tài liệu quan trọng, nhất là những người địa phương có liên hệ với Mỹ. Biển người tràn ngập đi lùng bắt moị người có mặt. 6 người lanh chân trốn qua cửa sau, lẻn vào toà đại sứ Canada.  Ông đại sứ liều mình cho nhóm người này trốn dưới hầm trong nhà ông, nhưng, ông rất e ngại chính quyền Iran biết sẽ rất nguy hiểm. Ông gởi công điện về Hoa Thịnh Đốn yêu cầu tổng thống Mỹ phải giải quyết gấp.

Từ Toà Bạch ốc, Hội đồng An ninh quốc gia, ngũ giác đài đều bối rối trước sự kiện xáo trộn này. Đối với 50 nhân viên bị bắt, họ dùng biện pháp bang giao quốc tế, buộc chính quyền Iran phải đối xử nhân đạo với con tin. Riêng 6 người trốn vào toà đại sứ Canada, họ là những người tại đào, nếu bị bắt chắc chắn họ sẽ bị đem xử về tội gián điệp và bản án chắc là bị giết.

Cuối cùng, tổng thống Carter chỉ thị cho CIA, bằng moị cách phải giải cưú 6 người này trước khi quá muộn. Các cấp chỉ huy đưa ra nhiều giải pháp, kể cả quân sự, nhưng chung cuộc sẽ rất tai hại cho 50 nhân viên con tin trong tay quân đội Iran. Tony Mendez (Ben Affleck) đề nghị một biện pháp nghe như diễu, nhưng trong số những phương tệ hại, thì cách này ít tệ nhất.

Tony tổ chức một đoàn quay phim vĩ đại từ Canada, bay sang Teheran để tìm cảnh, thực hiện cuốn phim khoa học giả tưởng, “ARGO” sẽ quay ở Iran. Tony mời John: (John Goodman), nhà thiết kế phim lừng danh thế giới, người đã làm việc trong các bộ phim Star Wars, thực hiện những mô hình cho phim ARGO. Nhà sản xuất Lester Siegel (Alan Askin) sẽ là producer phim.

Muốn cho Iran tin, họ phải quảng bá rầm rộ, đồng loạt ở New York, Hollywood Toronto, và Paris. Cuộc họp báo diễn ra ở New York. Báo chí truyền hình, kịch trường, sân khấu đến tham dự rất đông, tường thuật từng chi tiết, đưa ra các nhân vật mô phỏng trong phim. Giám đốc sản xuất Lester bật mí,  ngân sách cuốn phim có thể lên đến hàng trăm triệu. Hãng phim đang gởi các toán thăm dò địa điểm quay phim. Cuốn phim có liên hệ tới sự huyền bí của xứ “ngàn lẻ một đêm”, và họ cần hàng trăm vai phụ diễn, kéo dài hàng tháng trời, cho nên, có nhiều triển vọng sẽ thực hiện tại một quốc gia vùng Trung Đông. Hãng phim tung tiền đăng quảng cáo nguyên trang trên nhiều báo điện ảnh lớn khắp thế giới về phim ARGO.

Tony mang thông hành, tên và quốc tịch giả Canada. Đồng thời anh cũng mang theo 6 cái passport khác với hình ảnh và danh tánh cho 6 nhân vật kia. Mỗi người cho khoác một nhiệm vụ đặc biệt trong cuốn phim. Người thì viết phân cảnh, người cameraman, đèn, cảnh và đạo diễn. Tony là phoducer bay qua Ankara, ghé vào lãnh sự quán Iran xin thông hành vào Teheran. Ông lãnh sự mới toanh của Iran ở Thổ Nhĩ kỳ, hý hởn gọi về Bộ văn hoá, khoe là đoàn quay phim Canada sẽ đầu tư lớn vào Iran, như vậy sẽ dễ danh chính ngôn thuận trên thị trường văn hoá quốc tế. Họ chấp thuận cho Tony vào Teheran không khó dễ tí nào.

Tony đóng kịch rất tài tình, theo đúng vài trò một nhà sản xuất.  Ở khách sạn 5 sao sang trọng, làm việc với kịch bản phim và story boards. Tony thuê các công ty môi giới điện ảnh địa phương, lo liệu các phương tiện, xin giấy phép chính quyền cho đoàn đi quan sát địa thế, để thám sát các địa điểm theo ý của Tony.

Trong khi đó Tony ngấm ngầm lẻn vào toà đại sứ Canada. Ông Đại sứ đưa anh xuống hầm tiếp xúc với nhóm người Mỹ. Họ được ông cho tạm trú trong nhà riêng. Mỗi khi có chuyện khả nghi, ông lùa họ xuống căn hầm tối tăm khóa kín, ngụy trang thật cẩn thận. Ông tâm sự là, nhân viên giúp việc vệ sinh của ông, có thể đã khả nghi về số lượng thực phẩm gia tăng trong mấy ngày qua. Chị này cho biết, các toán an ninh lảng vảng quanh nhà ông và chính mắt chị đã chứng kiến cảnh vài người bị lôi ra đường bắn chết trước mắt chị.

Toà Đại sứ Canada cũng bị bộ ngoại giao và nội vụ cách mạng Iran yêu cầu kê khai nhân vật làm việc cho họ. Ông từ chối nhiều lần và tình trạng rất căng thẳng. Vì không hợp tác, Iran đã ra tối hậu thư cho Toà Đại sứ Canada đóng cửa trong vòng một tuần.

Biết được tình trạng cực kỳ nguy ngập, Tony xin ông 2 ngày để dàn cảnh với Iran và chuẩn bị tư tưởng cho những nạn nhân. Tiếp xúc với nhóm người Mỹ, Tony trình bày kế hoạch của anh. Thoạt đầu ai cũng lo ngại và không dám tham gia. Tony phải thuyết phục từng người, anh bảo đảm sẽ  đem được họ ra khỏi Teheran. Anh cho biết Hoa Kỳ không dám làm biện pháp mạnh vì sẽ thiệt hại 50 nhân mạng trong tay chúng. Vả lại, Toà đại sứ Canada cũng sẽ phải đóng cửa trong vòng 1 tuần, bấy giờ họ không còn ai che chở nữa.

Tất cả đều miễn cưỡng tuân hành phương án của Tony. Anh trao cho mỗi người một cuốn kịch bản, mỗi người một bản lý lịch và passport mới. Trong vòng 24 giờ, mỗi người phải tự học thuộc moị chi tiết về nhân vật và nhiệm vụ trong hãng phim. Sau khi kiểm tra, khảo hạch nhiều câu hỏi cắc cớ, moị người thông suốt, lần đầu họ được khoác áo hãng phim ra phố. Họ nhìn thấy thành phố như bãi chiến trường. Nhiều người bị treo cổ trên cột điện. Lính tráng súng ống đi nghểu nghến đầy đường, bắn loạn cào cào.

Xe đưa họ vào phố chợ, ngang qua đoàn biều tình hàng chục ngàn người tràn ra đường. Dân chúng đập đùng đùng lên xe và xỉa xói họ. Người trong xe “mặt xanh như đít nhái”, vẫn phải giả cười và phất cờ Canada.

Vào khu chợ, chị nhân viên đóng vai tìm cảnh, cầm máy Polaroid chụp lia chia. Bất chợt một tên Iran nhào tới làm dữ. Đám đông tụ lại. Hắn nói sao chụp hình hắn, bộ làm cho CIA hay sao. Chị nói chỉ chụp cảnh. Nhân viên an ninh tới tịch thu hình, trao cho tên kia. Cả nhóm hú hồn, mặt không còn một giọt máu.

Xong một ngày thử lửa, Tony về khách sạn anh nhận được tin động trời. Hội đồng an ninh quốc gia quyết định bãi bỏ dự án “ARGO”. Hội đồng thảo luận suốt ngày, sợ là bị phát giác, 7 người sẽ bị xử tử trên truyền hình, thể diện quốc gia Hoa kỳ sẽ nhục vô cùng. Đích thân tổng thống Carter cũng lo ngại chuyện này. Tony ở vào thế kẹt, chính anh đã bảo đảm với 6 người là đưa họ về Mỹ, nay lại bỏ rơi họ. Chuyện này còn đau hơn là bị bọn Iran giết. Tony yêu cầu giám đốc CIA trình lên Hội đồng và cả tổng thống, anh không thi hành lệnh bỏ cuộc mà nhất định đưa 6 người này ra phi trường sáng hôm sau.

Phái đoàn ARGO lên đường đi làm việc một vòng trước khi ra phi trường. Trong khi đó giám đốc CIA phải liên lạc gấp với Hội đồng, báo tin phe ta đã ra phi trường dù bộ nội vụ chưa chuẩn vé máy bay. Họ phải qua nhiều cửa ải khả nghi, nhiều đòn cân não kinh hoàng mới vào được hãng máy bay. Khi trình vé thì họ chưa được Canada chấp thuận. Giám đốc CIA phải đích thân bay vào Toà Bạch ốc, yêu cầu phê chuẩn. Sau hai lần vé không kiểm nhận, lần thứ 3 mới lọt.

Đến giờ lên máy bay là lúc moị người muốn vãi ra quần. Nhóm kiểm soát người lên máy bay là quân nhân, súng ống nghiêm ngặt. Họ lôi toán người Mỹ giả Canada này vào phòng an ninh. Tony và mỗi người phải giải thích là họ đi quay phim. Tony đưa kịch bản, đưa story boards vẽ hình các cảnh trong phim ARGO. Đóng kịch bay lượn linh tinh. Tên trưởng toán cũng rành về phim ảnh, hắn có tờ báo Variety, chuyên viết về phim, hắn thấy cái quảng cáo poster phim ARGO trên trang báo lớn. Hắn gọi điện thoại sang phim trường, check với giám đốc về phái đoàn ở Teheran, và hỏi chuyện ấm ớ. Moị việc đều trot lọt, hắn đóng dấu passport cho lên máy bay. Phái đoàn tặng lại cái poster và cả đống hình vẽ cho đám lính An ninh. Bọn chúng khoái, tranh nhau và cười xoà tiễn họ ra máy bay.

Trong khi đó, ở trung ương, Bộ an ninh huy động hàng trăm trẻ em mang những giấy tờ toà đại sứ Mỹ cán xé phi tang ra, ráp hình các nhân viên cộng tác với Mỹ. Một hai tấm hình trọn vẹn nhận dạng được một hai người trong phái đoàn. Một toán vũ trang tức tốc bay ra phi trường. Chúng phá cửa hãng máy bay Thụy sĩ, rượt theo máy báy ra phi đạo. Máy bay phe ta còn chờ đến lượt cất cánh thì, đoàn xe vũ trang kia chạy gần tới  đúng lúc máy bay được lệnh cất cánh. Xe an ninh chỉ biết nhìn theo chửi thề. 

Điện thoại trong phòng máy bay reng, moị người lại lên ruột một lần nữa. Tưởng là bộ an ninh bắt máy bay trở lại,….nhưng không. Đó là một nhân viên phi hành chào mừng hành khách đáp chuyến bay Thụy sỹ từ Teheran sang Toronto.

Đến bấy giờ moị người mới thở phào nhẹ nhõm, mở champagne ăn mừng họ vừa từ cõi chết trở về.