Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

In Time

 

Will Salas: Justin Timberlake
Sylvia Weis: Amanda Seyfried
Philippe Weis: Vincent Kartheiser
Leon: Cillian Murphy
Time keeper: Collin Pennie
Đạo diễn Andrew Niccol.

Bài Nguyễngọchấn

Hình 20th Century Fox

 

Chúng ta vẫn dùng câu nói “Thì giờ là tiền bạc” để ám chỉ việc hoang phí thời gian, từ ý tưởng ấy Andrew Niccol viết “In Time” và đạo diễn thành phim cùng tựa. Ở đây người ta thực tế hoá câu nói ấy thành chuyện giả tưởng mà thời gian được thay thế cho tiền bạc.
Chuyện xẩy ra ở một thế giới nào đó, vào một thời điểm nào đó không dùng tiền, vàng bạc hay kim hoàn mà tất cả sự trao đổi đều  bằng thời gian. Từ khi lọt lòng mẹ mỗi người đều có một hàng số “time code” mầu xanh in trên cánh tay. Mỗi người đều có một cấp số thời gian là 25 năm, hàng số count down cho đến giây cuối cùng là lăn kềnh ra chết, bất luận ở đâu, đang làm gì. Trong 25 năm trên dương thế, moị sự trao đổi từ ăn uống mua sắm, chơi bời đều tính bằng thời gian. Thí dụ, gọi một cú điện thoại từ máy công cộng, người sử dụng phải đưa tay vào, máy bấm nút lấy ra 10 phút thời gian của bạn. Đó chỉ là tiền deposit, nói nhiều hay ít thì càng tổn thọ. Một chiếc xe Porche xịn trị giá 59 năm, hơn mạng sống của 2 người thường.




Đó là ý niệm về thời gian. Mỗi người có 25 năm vốn để sống, nếu không làm gì cả thì thời gian cứ vùn vịt qua đi cho đến khi hết một cái bụp. 90 phần trăm người nghèo tắt ngủm đúng thời hạn. Mọi người đều có thể làm việc tử tế hay đi ăn cướp thời gian của người khác để cho mình sống giai hơn. Người giầu có hàng trăm năm, tha hồ sống và không bao giờ già đi.
Nhà băng không có tiền bạc mà là nguồn cung cấp giao dịch, trao đổi, thời gian. Thời gian được load vào những cái máy, to bằng cái video cassette, có giá trị hàng tháng, hay nàng năm. Các ngân hàng nhận, giao và giữ giúp những người ký thác thời gian vào đấy, có sinh lợi vài chục phút mỗi năm. Ngân hàng kiếm lời bỏ vào kho dự trữ. Cách trao đổi thời gian cũng thật giản dị, trên cánh tay mỗi người có hàng số điện tử như con số trên máy VCR. Khi hai người thuận mua đồng ý bán, họ nắm lấy hai cánh tay của nhau và chuyền qua 5, 3 phút hay một vài ngày giờ tùy hỷ. Máy tính rất chính xách, không ai ăn gian trong các dịch vụ đổi chác. Tuy nhiên thời giờ có giá trị cho mạng sống nên mới sinh ra nạn trộm cướp. Khi cướp viếng, bọn chúng kê súng vào đầu ai, nắm lấy cánh tay người ấy, hút hết thời gian của họ. Khi hết giờ thì lăn đùng ra chết, chẳng tốn một viên đạn.

Tới đây nhân vật chính mới xuất hiện. Wil Salas (Jake Timberlake), chàng thanh niên cao ráo, sáng sủa đã buớc vào năm cuối cùng của đời người. Salas đã ngoài 30 vì anh có đi làm, được trả lương bằng một số thời gian. Salas không giám phung phí. Vào bar, uống một ly rượu cũng mất một giờ. Gặp “chị em ta” một lần, 10  phút cũng mất béng 1 tuần sống.
Một hôm vào bar chơi, Salas thấy bọn cướp uy hiếp một thanh niên khá đạo mạo. Anh ta thuộc giai cấp khá, không hiểu sao lại lạc vào chốn giang hồ này. Trên tay anh có hàng chục con số chạy thả dàn. Các em cave tiú tít bu quanh. Anh nắm tay  “boa” cho mỗi em vài “tháng”. Thế là lọt vào mắt xanh của băng cướp cạn Leon (Cillian Murphy), bọn chúng bao vây anh, chuẩn bị dàn chào. Salas chỉ còn 1 năm nhưng cũng không thể nhắm mắt cho bọn chúng ức hiếp người lành. Salas nhẩy vào can thiệp, lôi anh ta chạy thoát, luồn lách đường hẻm trốn vào một toà nhà hoang ngủ qua đêm.

Anh tự giới thiệu là Hamilton, con nhà giầu, trên tay anh đang có hơn một “thế kỷ” và trong kho anh còn vài trăm năm nữa. Nhưng anh đã chán ngán cái cảnh sống hoài không chết. Nhàm chán, cảnh vật và  người chung quanh anh cả trăm năm chả thấy thay đổi. Anh muốn trốn khỏi khu vực thượng lưu, vào chốn giang hồ tìm vài phút vui rồi  chết. Hamilton kể chuyện lan can, đời sống suốt mấy thế kỷ rồi hai người cùng ngủ thiếp đi.
Lúc sáng, chợt tỉnh dậy, Sale vạch tay xem giờ, anh kinh ngạc thấy có hơn 100 năm. Trong lúc ngủ, Hamilton chuyển hết số giờ qua, tặng cho Salas. Anh ta chỉ lưu lại  vài chục phút, đủ để đi bộ ra ngoài thành cầu chờ giờ kết liễu. Salas chạy tới ngăn nhưng không kịp. Salas vừa tới, đưa tay ra níu thì, đồng hồ của Hamilton điểm giây cuối cùng, và bụp một cái, Hamilton buông mình rơi xuống vực chết ngon lành. Máy security camera ghi được lúc bàn tay Salas đưa ra đúng lúc Hamilton rơi xuống, thế là bỗng dưng Salas trở thành thủ phạm cướp “giờ” và ám sát Hamilton.
Việc làm trước tiên, Salas tức tốc đi tìm mẹ. Anh biết mẹ chỉ còn vài chục phút. Salas phải tức tốc về cưú mẹ. Anh lại hụt xe bus, Salas phải chạy bán sống bán chết đến với mẹ. Đồng hồ điểm 10 giây cuối. Salas chạy tới sẵn sàng tặng mẹ vài chục năm nhưng chị ta vừa đứt bóng 1 giây trước đó.


Salas muốn vào tìm hiểu “Chốn nhân gian không thể hiểu”. Từ nơi dân dã vào vùng thượng lưu, Salas phải vượt qua 10 giai tầng. Mỗi trạm trên xa lộ toll road anh phải trả giá, từ vài tháng đến vài năm. Salas choáng ngợp trưóc khung cảnh ăn chơi của giới thượng lưu. Món này một năm, món khác một thập niên, Salas không tiếc tay. Cuối cùng anh ngồi vào bàn phé với các tay chơi thượng hạng. Philippe Weis (Vincent Kartheiser), chủ nhân ngân hàng thời gian lớn nhất vũ trụ. Philippe ỷ có nhiều vốn, tố xả láng, Salas được hưởng “giờ chùa” chằng cần dè sẻn. Bài anh có tẩy xịn, canh bài thắng thêm cho Salas mấy thế kỷ nữa. Thế là phút chốc Salas nhẩy lên thành giới quí tộc. Cò xe dẫn về dealer, bắt cho anh một “con xế” Porche, trị giá 59 năm và Salas còn  thưởng cho saleman một năm tiền “boa”.
Weis mời Salas dự dạ tiệc, giới thiệu  mẹ vợ, vợ và con gái. Cả ba người cũng đều trên trăm tuổi nhưng vì họ sống trường sinh, bất tử nên trông như 3 cô nữ sinh trung học trong buổi tiệc  promp night.
Sylvia Weis con gái Philippe đưa Salas đi tham quan các cơ sở của bố. Trong lúc tiệc đang vui vẻ, phái đoàn Timekeeper (Collin Pennies) ập vào. Timekeeper  chính là cảnh sát điều tra liên bang FBI của đời  thường.Timekeeper tuyên bố câu lưu Salas về tội cướp giờ và giết Hamilton. Đang khiêu vũ với Sylvia Weis, Salas quay qua giật súng, kê vào đầu Sylvia dọa bắn và bắt cóc cô. Salas tránh né như bay về khu dân sinh. Anh đưa Sylvia đến chỗ Hamilton tự kết liễu. Chứng minh là Hamilton đã chán sống, tặng cho anh thời gian còn lại rồi tự tử.
Đang lúc bối rối bọn cướp cạn đánh hơi được, đến tấn công. Chúng tong xe hai người bị ngất xỉu rồi đến cướp thời gian của họ. Khi tỉnh lại cả Sylvia và Salas chỉ còn lại mỗi người một ngày. Salas dẫn Sylvia vào thế giới của người nghèo tranh nhau mua từng ngày, từng phút thời gian để sống còn. Họ đến trạm bán thời gian của gia đình Weis, định vay thêm nhưng cùng cảnh ngộ với hàng trăm người dân khác bị từ chối. Giống như trạm xăng tuyên bố đóng cửa trong mùa“khan nhiên liệu”. Nhiều người đó là cơ hội chót và lăn kềnh ra chết giữa đường. Weis gọi điện thoại cho bố, yêu cầu mở cửa tiệm cho vay thêm giờ giúp những  người cần thiết, và chính cô và Salas cũng đang cần mua thêm giờ để sống. Phlippe không cho một phút dù là nguy hiểm đến tính mạng của con gái. Thái độ ấy đưa Sylvia trở thành kẻ chống lại tập đoàn của bố.
Trong lúc đang kỳ kèo với bố thì Timekeeper đến bắt Salas, Sylvia phản ứng nhanh hơn bắn chết Timekeeper cưú Salas. Còn lại vài tiếng đồng hồ, hai người quyết định quay về trụ sở chính của hãng Weis. Sylvia làm cho đoàn cận vệ chú ý trong khi Salas lẻn vào dùng súng uy hiếp Philippe. Hai cô cậu ép ông bố dẫn vào kho. Mở khoá kho tàng, lấy cái máy (như hard drive), chưá 20 tỉ năm thời gian. Hai cô cậu phóng về thành phố, đưa cái hard drive cho thường dân chuyền tay nhau phát thời gian cho tất cả moị người. Với 20 tỉ năm, người này nhận rồi chuyển tiếp cho kẻ khác, hai cô cậu đã cứu được hàng chục ngàn người khỏi chết oan chỉ vì sự đầu cơ, tích trữ của tập đoàn Weis, cha đẻ của Sylvia Weis.