Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NGA HUNG HĂNG TRÊN HỒ SƠ

UKRAINE CHỈ ĐỂ HÙ DỌA?

 

THANH PHƯƠNG

 

Nga sau khi Quốc hội Ukraine biểu quyết truất phế Tổng thống thân Nga Viktor Ianukovitch, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã có những hành động mang tính đe dọa chiến tranh.

Môt ngày sau khi đích thân ông Putin lên tiếng cảnh cáo về sự can thiệp của Ngà vào tình hình Ukraine, Quốc hội Nga đã nhanh chóng bật đèn xanh cho việc huy động lực lượng Nga trên lãnh thố Crimée.

Phải chăng Tổng thống Nga thực sự chủ trương can thiệp quân sự vào Ukraine, hay là ông chỉ muốn hù dọa? Đây là câu hỏi mà giới phân tích đang thử tìm lời giải đáp.

* Ván bài Crimée

Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Tổng thống Putin rõ ràng là muốn dùng giải pháp quân sự để duy trì Ukraine trong vòng ảnh hưởng của Nga, qua việc đưa quân sang chiếm đóng Crimée, một vùng đất mà cho tới nay thường xuyên gây căng thẳng giữa Kiev và Moscow.

Nguyên là một vùng lãnh thổ thuộc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Crimée đã được Chủ tịch Liên Xô Nikita Khroushchyov “tặng” cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraine vào năm 1954, mặc dù đa số dân trên báo đảo này là người nói tiếng Nga (khoảng 90%).

Dưới thời Liên Xô, dù Crimée có thuộc nước Cộng hòa nào thì cũng chẳng có gì thay đổi lớn đối với người dân tại đây. Nhưng sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Crimée trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi nước Ukraine độc lập kể từ ngày 12/02/1991.

Đây là điều mà người dân nói tiếng Nga ở Crimée khó có thể chấp nhận và đây cũng là nguyên nhân gây nhiều căng thẳng giữa Ukraine với Nga trong hơn hai thập niên qua. Tình hình lại càng rối rắm do hạm đội Hắc Hải của Nga nay vẫn đóng tại thành phố cảng Sebastopol của Crimée.

Cho tới nay, Crimée vẫn nằm trong Ukraine như là một nước Cộng hòa tự trị. Theo quy chế này, tuy Crimée không được quyền ban hành các luật riêng, nhưng lại có Hiến pháp riêng và một Quốc hội riêng. Riêng Sebastopol thì vẫn nằm dưới sự quản lý trực tiếp của Kiev, tuy đây là nơi trú đóng của Hạm đội Hắc hải của Nga. Quy chế của Sebastopol cũng như vấn đề rút hạm đội Nga ra khỏi thành phố này cho tới nay vẫn gây rắc rối trong quan hệ giữa Kiev với Moscow.

Sang đến đầu thiên niên kỷ thứ ba, Nga lại gây ảnh hưởng lên chuyện nội bộ của Ukraine, nhất là qua việc cấp hộ chiếu cho dân nói tiếng Nga ở vùng Crimée. Hành động như vậy, Moscow càng đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người nói tiếng Nga (thân Nga) với người nói tiếng Ukraine (thân phương Tây) nói chung. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống lần cuối, có đến 8/10 cử tri Crimée đã bỏ phiếu cho ứng cử viên thân Nga Viktor Ianuko-vitch.

* Cái cớ của Putin

Khủng hoảng hiện nay càng khiến xu hướng ly khai ở Crimée trỗi dậy mạnh mẽ. Sau khi Tổng thống Ianukovitch bị truất phế, phe đối lập thân phương Tây lên nắm quyền ở Kiev, cuối tháng 2 chính quyền vùng Crimée tuyên bố không công nhận Tổng thống lâm thời Tourt-chinov, cũng như chính phủ lâm thời của Ukraine. Quốc hội Crimée cũng đã quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về một nền tự trị rộng rãi hơn cho vùng này. Cuộc trưng cầu dân ý ban đầu được dự trù cho ngày 25/05, nhưng sau đó họ quyết định tổ chức sớm hơn, tức là ngày 30/03. Đồng thời, tân Thủ tướng của Crimée Sergei Axionov chính thức kêu gọi Nga trợ giúp.

Theo nhận định của giới quan sát thời cuộc, có thể nói là ở Crimée hiện đang diễn ra một cuộc chiến tranh rất kỳ lạ : chẳng cần bắn một phát đạn nào, quân đội Nga vẫn đang chiếm dần dần toàn bộ bán đảo, bằng những hành động gây áp lực, thương lượng, thậm chí mua chuộc các đơn vị Ukraine.

Hơn nữa, vừa yếu thế, vừa bị cô lập, lực lượng Ukraine dù có muốn cũng không thể nào chống trả lực lượng Nga, mà trong đó có nhiều đơn vị tinh nhuệ. Nhưng có điều hơi đặc biệt là người dân nói tiếng Nga tại Crimée lại không hồ hởi, phấn khởi đón chào quân Nga như những người giải phóng.

Như vậy rõ ràng việc bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở vùng Crimée chỉ là cái cớ để Tổng thống Putin can thiệp vào vùng Crimée và qua đó, dùng vũ lực để giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của Nga, ngăn không cho nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này xích gần lại phương Tây.

* Phương Tây không nhân nhượng

Trước thái độ ngang ngạch của Putin, tại Washington Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng phần lớn các nước trên thế giới đều chia sẻ quan điểm là chính phủ Liên Bang Nga đã vi phạm chủ quyền của Ukraine cũng như vi phạm luật lệ quốc tế khi đưa quân vào vùng Crimea.

Ông Obama cũng cho hay đã trình bày cho phía Nga biết rằng nếu họ cứ tiếp tục làm điều đang làm, chính phủ Hoa Kỳ sẽ có biện pháp đối phó bằng ngoại giao, kinh tế để cô lập Nga.

Trước đó, các viên chức cao cấp của Hoa Kỳ tiết lộ với báo chí là Washington đang nghĩ đến nhiều biện pháp sẽ thi hành đối với Nga, như không dự thượng đỉnh G-8 sẽ tổ chức ở Sochi vào tháng Sáu năm nay cũng như có thể sẽ yêu cầu loại trừ Liên Bang Nga ra khỏi G-8, cho đến việc không cấp chiếu khán cho những quan chức cao cấp của Nga muốn xin vào Mỹ, phong tỏa tài sản của những quan chức này hay những người thân tín của Tổng Thống Vladimir Putin và định lại những luật lệ trao đổi thương mại với Moscow.

Nhằm phối hợp lập trường với Mỹ trong việc ngăn chặn Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, ngoại trưởng các thành viên Liên Hiệp Châu Âu đã nhóm họp khẩn cấp, để bàn thảo về tình hình Ukrana và các biện pháp phải làm đối với Nga.

Một trong những áp lực của phương Tây là cảnh báo Moscow về nguy cơ bị cô lập trên trường quốc tế.

Ngoại Trưởng Pháp, ông Laurent Fabius cho hay chính phủ nước ông sẽ đưa đề nghị một mặt lên án việc Nga đưa quân vào Crimea, nhưng mặt khác vẫn mở rộng cành cửa đàm phán ngoại giao.

Ngoại Trưởng Radoslaw Sikorski của Ba Lan đưa ra phát biểu cứng rắn hơn, ngụ ý nói rằng EU sẽ duyệt xét lại quan hệ đang có với Nga, nếu ông Putin không rút quân khỏi Crimea.

Hoa Kỳ, Canada và nguyên thủ một số nước Châu Âu còn đe dọa tẩy chay Thượng đỉnh G8, sẽ được tổ chức tại Sotchi, Nga, vào tháng Sáu tới.

Theo Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, hành động can thiệp quân sự sẽ tác động sâu sắc đến quan hệ Mỹ-Nga và sự hiện diện của quân đội Nga tại Ukraine là một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh khu vực.

* Quốc tế ủng hộ tân chính quyền Kiev

Cộng đồng quốc tế cũng tỏ ra hết sức quan ngại về những diễn biến hiện nay tại Crimée. Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã có phiên họp kín để thảo luận về tình hình Ukraine theo đề nghị của tân chính quyền Kiev.

Sau cuộc họp này, đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc thông báo Washington đã đề nghị gửi khẩn cấp “một phái bộ trung gian quốc tế, độc lập và tin cậy “đến Crimée nhằm làm dịu căng thẳng” trong vùng.

Về phần mình đại sứ Nga Vitali Tchourkinn, ngay lập tức đã đáp lại rằng Matxcơva “trên nguyên tắc không chấp nhận các trung gian hoà giải áp đặt” mà không có sự đồng ý của chính quyền Crimée.

Từ hôm qua, nhiều nước phương Tây tiếp tục bày tỏ sự ủng hộ đối với tân chính phủ Ukraine. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cam kết ủng hộ tân Thủ tướng Ukraine Arseni Iatse-niouk. Trong khi đó Áo và Thuỵ Sĩ thông báo phong toả tài sản của một loạt các kiều dân Ukraine theo đề nghị của chính quyền chuyển tiếp tại Kiev.

Hôm qua tại Washington, bà Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã trấn an rằng tình trạng kinh tế của Ukraine lúc này “chưa có gì phải hoảng loạn”.