Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

INTERNET VÀ CÁCH MẠNG

 

NGUYỄN HƯNG QUỐC

 

Hầu hết những biến động chính trị lớn - trong đó có những biến động lớn đến độ được xem là cách mạng - trên thế giới trong mấy năm vừa qua đều ít nhiều liên quan đến internet. Vai trò của internet quan trọng đến độ nhiều người gọi cái gọi là Mùa Xuân Ả Rập (Arab Spring) từ cuối năm 2010 đến đầu năm 2011 là cuộc “cách mạng internet” hoặc “cách mạng facebook” hoặc “cách mạng truyền thông xã hội” (social media revolution).

Hiện tượng độc tài ở các nước Ả Rập vốn đã có từ lâu và cũng đã được mọi người biết đến từ lâu. Sự bất mãn và phản kháng của người dân dưới các chế độ độc tài ấy cũng đã có từ lâu và cũng đã được nhiều người biết đến từ lâu. Thế nhưng, bất chấp những sự bất mãn và phản kháng ấy, các chế độ độc tài vẫn tiếp tục thống trị, hơn nữa, thống trị một cách mạnh mẽ, ngỡ như bất khả xâm phạm cả hàng mấy chục năm.

Vài tuần, thậm chí, vài ngày trước khi các chế độ độc tài quân phiệt sụp đổ ở Tunisia, Ai Cập và Yemen, hầu như không ai tin là sự sụp đổ ấy có thể xảy ra. Khi nhà độc tài Zine El Abidin Ben Ali bị truất phế ở Tunisia, Stephen M Walt, một giáo sư về quan hệ quốc tế nổi tiếng tại đại học Harvard, cho đó chỉ là một ngoại lệ và nó chỉ diễn ra ở Tunisia mà thôi. Khi mầm mống phản kháng từ Tunisia tràn sang Ai Cập, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton vẫn cho tình hình ở Ai Cập khác với Tunisia: Nó vẫn ổn định.

Những gì dồn dập xảy ra ngay sau đó chứng minh cả hai đều sai.

Giới truyền thông chính mạch ở các nước Tây phương lại càng sai. Thoạt đầu, khi cả hàng ngàn người dân xuống đường biểu tình ở Tunisia, và sau đó, Ai Cập và Yemen cũng như một số quốc gia Ả Rập khác, giới truyền thông ở các nước ấy rất dửng dưng, hầu như không hề loan tin; giới truyền thông quốc tế (kể cả BBC) cũng chỉ đưa tin một cách ơ hờ. Hầu như không ai nghĩ đó là khởi đầu của cách mạng.

Cái công việc đáng lẽ thuộc về giới truyền thông chính mạch ấy lại thuộc về các mạng lưới xã hội. Tin tức và hình ảnh về cái chết bi thảm dưới tay cảnh sát của anh thanh niên bán dạo 26 tuổi Mohamed Bouazizi được loan truyền chủ yếu trên facebook, sau đó, mới trên các đài truyền hình. Thời gian ấy, ở Tunisia khoảng một phần ba dân số đã sử dụng internet và khoảng một phần tư có facebook.

Ở Ai Cập cũng vậy. Trước đó, cảnh sát tha hồ tác oai tác quái, hết đánh đập người này đến bắt tù người kia, nhiều người bị giết chết một cách oan ức và thảm khốc trong các nhà tù, mọi người dân vẫn im thin thít, hoặc nếu khóc lóc hay gào thét thì cũng không có ai nghe tiếng. Năm 2010 thì khác. Hình ảnh anh thanh niên Khaled Said bị cảnh sát lôi từ tiệm internet cà phê và sau đó giết chết tức khắc được đưa lên internet. Một trang facebook mang tên “Tất cả chúng ta đều là Khaled Said” (We are all Khaled Said) được lập, và trong vòng vài tuần, thu hút đến trên 130.000 thành viên, sau đó, con số này nhảy lên đến 473.000 người, tức gần nửa triệu. Những câu khẩu hiệu kiểu “Hôm nay họ giết Khaled. Nếu tôi không vì anh mà hành động, ngày mai họ sẽ giết tôi” được lan truyền với một tốc độ nhanh đến chóng mặt.

Những hình ảnh, tin tức và khẩu hiệu kiểu như vậy lan càng nhanh, lực lượng biểu tình càng dễ dàng lan rộng: Thoạt đầu vài trăm người, sau, vài ngàn người, vài chục ngàn người, rồi đến vài trăm ngàn người, và cuối cùng, cả triệu người. Lúc ấy, quân đội và cảnh sát của chính phủ độc tài, dù mù quáng hay tàn bạo đến mấy, cũng đành bó tay. Hậu quả: chế độ độc tài của Hosni Mubarak sụp đổ.

Xin lưu ý là khi cách mạng bùng nổ ở Tunisia vào tháng 12 năm 2010, ở cả hơn 20 nước Ả Rập khác, giới truyền thông chính mạch đều im lặng. Các chế độ độc tài đều giống nhau: kiểm soát chặt chẽ giới truyền thông. Trong quá khứ, việc kiểm soát ấy thường dễ dàng và rất hiệu quả. Nhưng trong thời đại internet thì khác. Bằng các mạng lưới truyền thông xã hội, tin tức nhanh chóng vượt qua hàng rào kiểm duyệt của chính phủ để lan đi khắp nơi. Asmaa Mah-fouz, một thanh niên 26 tuổi người Ai Cập phát biểu: “Khi người Ai Cập thấy những gì xảy ra ở Tunisia, họ nhận ra có một nước Ả Rập đã phản kháng và giành lại quyền cho họ. Đi theo các biến cố này, chúng tôi bắt đầu nói với mọi người là chúng ta phải hành động, chúng ta phải phản kháng và đòi lại các quyền của chúng ta.”

Theo cái đà ấy, những gì xảy ra ở Tunisia nhanh chóng lan sang Ai Cập rồi Libya và Yemen, Bahrain, Syria, và với mức độ nhỏ hơn, ở Algeria, Iraq, Jor-dan, Kuwait, Morocco, Sudan, Mauritania, Oman, Saudi Arabia, Djibouti, Western Sahara, v.v.. Chỉ ở mấy nước đầu, hành động phản kháng của dân chúng thành công, dẫn đến việc sụp đổ của các chế độ độc tài. Ở các nước sau, sau vài bất ổn, với những mức độ khác nhau, tình hình vẫn trở lại như cũ. Giới nghiên cứu nhận ra một điểm chung: Các quốc gia độc tài theo lối quân phiệt dễ bị đánh sập hơn các chế độ độc tài theo lối quân chủ. Lý do, các nước độc tài quân chủ (như Saudi Arabia, chẳng hạn) có chỗ dựa vững chắc trong lịch sử, truyền thống, và đặc biệt tôn giáo, nhờ thế chúng dễ được dân chúng chấp nhận hơn.

Gần đây, những gì xảy ra ở Tunisia, đặc biệt, ở Ai Cập và Syria, làm người ta thấy ngần ngại khi dùng chữ “Mùa Xuân Ả Rập” hoặc “Cách mạng Ả Rập”. Lý do là: người dân có vẻ như thành công trong việc đánh đổ độc tài nhưng dường như họ chưa thành công, thậm chí, chưa có hy vọng thành công trong việc dân chủ hóa. Thật ra, đánh giá một sự kiện lịch sử lớn lao như vậy không phải dễ. Vào thập niên 1970, khi được hỏi là Cách mạng Pháp năm 1789 có thành công hay không, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có nói một câu nổi tiếng: Còn quá sớm để biết được điều đó.

Hai trăm năm: Vẫn còn quá sớm!

Tuy nhiên, có một điều không cần quá lâu để biết: vai trò của internet trong các biến động chính trị tại các nước Ả Rập trong năm 2011. Có thể tóm tắt các vai trò ấy vào mấy điểm chính:

Thứ nhất, nó truyền bá tin tức và hình ảnh một cách nhanh chóng: Hoặc nó thay thế truyền thông chính mạch hoặc nó bổ sung cho truyền thông chính mạch. Nó dễ dàng vượt qua các hàng rào kiểm duyệt của nhà cầm quyền. Đặc biệt, nó không bị giới hạn trong không gian. Các hệ thống truyền thông cũ, từ truyền thanh đến truyền hình, đều có tính địa phương. Internet, qua các mạng xã hội, từ twitter đến face-book, blog, email… không bị giới hạn bởi các biên giới quốc gia: Nó liên thông giữa địa phương và thế giới. Bằng sự liên thông ấy, những ngọn lửa được nhóm lên ở Tunisia đã nhanh chóng bốc cháy ở Ai Cập và nhiều nước khác sau đó.

Thứ hai, nó tập hợp lực lượng một cách dễ dàng. Tất cả các cuộc xuống đường biểu tình ở các nước Ả Rập vào đầu năm 2011 đều có một đặc điểm giống nhau: không có lãnh tụ và không có đảng phái nào đứng sau cả. Tất cả đều tự phát. Người ta rủ rê và hẹn hò nhau xuống đường bằng internet (chủ yếu là qua điện thoại cầm tay). Nếu không có internet, một hành động tự phát như vậy không thể thu hút đến cả hàng triệu người.

Thứ ba, với hai tác dụng kể trên, internet còn ngăn chận được bàn tay tàn bạo của các tên độc tài. Không có tên độc tài nào sợ máu. Chúng không hề sợ việc ra lệnh cho quân đội và cảnh sát xả súng vào đám đông. Trong quá khứ, chúng từng làm thế. Chúng giết cả hàng ngàn, thậm chí, hàng chục ngàn, hàng triệu (như trường hợp của Hitler và Pol Pot), và hơn nữa, hàng chục triệu người (như trường hợp của Stalin và Mao Trạch Đông). Điều duy nhất khiến các tên độc tài sợ là hình ảnh. Người chết, bất kể con số là bao nhiêu, cũng không đáng sợ. Đáng sợ là hình ảnh, dù của một người bị giết chết, được lan đi khắp nơi trên thế giới khiến cả thế giới phẫn nộ và lên án.

Thứ tư, qua các mạng lưới truyền thông xã hội, người ta nhen nhóm ý thức phản kháng cho nhau. Hầu như mọi người đều biết inter-net, dưới những hình thức như twitter, facebook, blog hay email, tự nó, không thể làm nên cách mạng. Internet chỉ là công cụ. Nguyên nhân thực sự của cách mạng bao giờ cũng nằm những chỗ khác: về kinh tế, sự cùng quẫn; về xã hội, sự bế tắc; và về chính trị, sự bất mãn. Nhưng những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy, tự chúng, cũng không đủ để dẫn đến cách mạng. Người ta vẫn có thể chịu đựng. Như họ đã từng chịu đựng cả hàng ngàn năm dưới chế độ độc tài phong kiến và hàng chục năm dưới các chế độ độc tài hiện đại.

Sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn chỉ có thể dẫn đến cách mạng khi nó gắn liền với ý thức về nguyên nhân và đặc biệt, về quyền (rights): Người ta nhận thức tất cả những sự cùng quẫn và bế tắc của mình đều xuất phát từ họa độc tài và người ta cũng ý thức là họ có quyền thoát khỏi những sự cùng quẫn, bế tắc và bất mãn ấy để góp phần xây dựng một chế độ công bình và tốt đẹp hơn.

Không có internet, cách mạng vẫn có thể xảy ra. Nhưng có internet, cách mạng có thể xảy ra nhanh chóng, và đặc biệt, bất ngờ hơn.