Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

MỸ ÁP LỰC NGA XUỐNG NƯỚC

BUỘC SYRIA VÀO THẾ PHẢI

TỪ BỎ VŨ KHÍ HÓA HỌC

 

LÝ ĐẠI NGUYÊN

 

Trong bài diễn văn trước quốc dân Mỹ tối thứ Ba 10/09/2013, tổng thống Barack Obama nói: “Tôi đã cưỡng lại hành động quân sự tại Syria trong hai năm đầu tiên của cuộc nổi dậy,bởi vì: Chúng ta không thể giải quyết cuộc nội chiến của người khác bằng vũ lực…”. Ông nêu, trường hợp Iraq và Afghanistan. “Nhưng tình hình đã đổi khác sau ngày 21/08/2013, khi lực lượng của tổng thống Bashar al-Assad dùng khí độc để giết hại hàng trăm người, trong đó có trẻ em”. Ông nói: “Trong cái đêm kinh hoàng đó, thế giới đã thấy được chi tiết ghê tởm, tại sao đa số mọi người muốn cấm sử dụng vũ khí hoá học, và hình ảnh cuộc tấn công đó đã gây sốc cho mọi người”. Tổng thống Obama nói rằng: “Dựa trên lợi ích quốc gia, Hoakỳ cần đáp ứng với việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria bằng một cuộc không kích có chủ đích”. “Nếu Hoa kỳ không hành động, vũ khí hóa học sẽ được sử dụng nữa, các tay bạo chúa và khủng bố sẽ tìm cách sở hữu thứ vũ khí này để sát hại thường dân và binh sĩ Mỹ”. “Mục đính cuộc không kích của Hoakỳ sẽ làm giảm bớt năng lực của tổng thống Assad, không cho ông ta sử dụng lần nữa”.

Mặc dù, trước đó trong ngày, tổng thống Obama yêu cầu Quốc Hội hoãn bỏ phiếu về việc tấn công Syria, vì ông được tổng thống Putin thông báo: Chính phủ Syria đã chấp thuận một đề xuất của Nga, theo đó quốc tế sẽ kiểm soát, rồi sau đó phá huỷ vũ khí hóa học của Syria để tránh phải đối mặt với một cuộc không kích của Mỹ. Theo Reuters, 10/09/13, thủ tướng Syria, Wael al-Halki khẳng định: “Chính quyền Damas đồng ý với đề nghị của Moscow, đặt toàn bộ hệ thống vũ khí hoá học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế”. Sáng kiến này của Nga do ngoại trưởng Serguei Lavrov đưa ra chiều qua 09/09/13, gồm ba điểm: “1- Syria chấp nhận quốc tế kiểm soát kho vũ khí hoá học”. “2- Vũ khí này sẽ bị phá huỷ”. “3-Damas chấp nhận tham gia Công Ước cấm vũ khí hóa học”. Ngoại trưởng Mỹ, John Kerry nói: “Hoa kỳ sẽ nghiên cứu kế hoạch của Nga. Nhưng phải kiểm chứng và thi hành nhanh chóng. Hoa kỳ sẽ không mắc bẩy về chiến thuật trì hoãn của Syria hay Nga”. Theo tổng thống Obama: “Kế hoạch của Nga về việc đưa kho võ khí của Syria nằm dưới sự kiểm soát của quốc tế có thể là bước đột phá, nhưng điều đó có thể sẽ không trở thành hiện thực, nếu thiếu đe dọa hành động quân sự”.  Cho nên trong bài diễn văn trước toàn dân Mỹ, tổng thống Obama vẫn dựa trên lợi ích quốc gia cho rằng: “Hoa kỳ cần đáp ứng với việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria bằng một cuộc không kích có chủ đích”. Tất nhiên là nếu việc kiểm soát quốc tế không thành hiện thực.

Khi Nga và Syria đã xuống nước trước sự đe dọa tấn công quân sự của Mỹ, để chịu giao nộp hệ thống vũ khí hóa học đặt dưới sự kiểm soát của quốc tế, thì tất cả đều hiểu Syria đã mặc nhiên nhận tội là đã sử dụng vũ khí hoá học giết hại người dân Syria. Theo báo cáo được công bố ngày 10/09/13 tại Mỹ của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch khẳng định: “Cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học ngày 21/08/13 ở ngoại ô Damas do quân đội trung thành với tổng thống al-Assad tiến hành” “Không loại trừ khả năng Damas đã sử dụng cả khí độc sarin”. Theo lời giám đốc Human Rights Watch đặc trách về tình trạng khẩn cấp, ông Peter Boukaert: “Đây là những bằng chứng đáng tin cậy về các loại vũ khí đã được sử dụng trong đợt tấn công ở Ghouta, sát thủ đô Damas.. Quân đội Syria đã bắn đạn có mang chất độc hoá học” Human Rights Watch nói rõ hơn: “Quân độì Syria đã sử dụng hai loại rốc-két khác nhau. Một có khả năng mang chất độc hoá học lỏng và một loại rốc-két thứ nhì nhỏ hơn mang khoảng hơn 2kg chất độc sarin”. Tổ chức này kết luận: “Đây là đợt tấn công bằng vũ khí hoá học nghiêm trọng nhất, kể từ sau vụ thảm sát người Kurdistan tại Halabja do chính quyền Iraq dưới thời tổng thống Saddam Hus-sein tiến hành cách đây 25 năm”.

Cho rằng, Syria  đã trao nộp hết hệ thống chất độc hoá học cho quốc tế kiểm soát và phá hủy, để tránh cuộc oanh kích của Mỹ, nhưng cuộc chiến tranh ở Syria vẫn còn đó. Cuộc chiến giữa nhà cầm quyền al-Assad của người Ala-wite, thuộc giáo phái Shi'it do Nga đỡ đầu và cung cấp vũ khí, Iran hỗ trợ và lực lượng quân khủng bố Hezbollak tiếp tay, để đánh nhau với Quân Nổi Dậy Syria, do Vương quốc Saudi Arabia tài trợ và cung cấp vũ khí, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Ảrập thuộc giáo phái Suni giúp đỡ. Như vậy, xem ra cuộc chiến tranh Syria sẽ kéo dài, cho đến khi nào ông tổng thống al-Assad bị lật đổ, hay phải ra đi, để cho mọi khuynh hướng tôn giáo chính trị ở Syria cùng nhau xây dựng một chính quyền mới. Chừng nào ông Putin, tổng thống độc quyền của Liên Bang Nga, có gốc từ KGB, mới chịu buông nhà độc tài tàn bạo Bashar al-Assad ra để tạo ảnh hưởng với người Ảrập đây?

Chắc ông Putin đã quên bài học của Liênxô trước kia, đã từng bị sa lầy đến phải tắt thở ở chiến trường Afgha-nistan của xứ Hồi Giáo, vốn được sự đỡ đầu của Mỹ và Pakistan? Và ngày nay Mỹ đã rút ra khỏi Iraq, đang cố rút quân khỏi Afghanistan. Riêng chính quyền Obama đã chứng tỏ là chẳng muốn bị dây vào cuộc nội chiến Syria của thế giới Hồi Giáo và vùng Bắc Phi, Trung Cận Đông. Họa chăng chỉ còn vướng về vấn đề phải bảo đảm cho sự tồn tại của nước Do Thái, mà Do Thái có thừa khả năng để tự vệ. Bởi vậy ở Trung Đông, Mỹ chỉ còn phải đề phòng loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vì vậy, Mỹ quyết ngăn không cho Iran thủ đắc võ khí nguyên tử. Hiện nay Hoa kỳ đã và đang toàn tâm, toàn lực xoay trục chiến lược về Châu Á-Thái Bình Dương, tận dụng khả năng vũ khí kỹ thuật cao của Hải và Không quân, nhằm Tái Quân Bằng Lực Lượng cả về quân sự, kinh tế, chính trị và văn hóa với Trung Hoa Cộng Sản ở thế kỷ 21. Buộc Trung cộng phải từ bỏ mộng dùng binh lực xâm lăng các nước nhỏ trong vùng.

Thế mà, ông Putin lại tìm mọi cách để tạo ảnh hưởng ở vùng khó nuốt này. Nào là dùng quyền phủ quyết để binh vực cho chính phủ giết dân chúng của al-Assad. Nào là lấy lòng chế độ Tôn Giáo Toàn Thống ở Iran, nhằm lập lại thế quốc tế của cường quốc Nga, như thời Liênxô trước kia. Thực ra nước Nga vẫn còn là nước kỹ nghệ sản xuất chưa phát triển, chỉ là một nước có hệ thống sản xuất kỹ nghệ quốc phòng ở cấp trung bình, và dùng sản phẩm dầu lửa để hỗ trợ cho nền kinh tế yếu kém. Thế mà lại ham hố đẩy Mỹ ra, gánh lấy của nợ ở Trung Đông. Chính vì Nga còn là một nước yếu, không phải là đối thủ ngang tầm với Mỹ về nhiều mặt, mà muốn chơi gác Mỹ. Nên Obama mới dùng nổi cách ứng xử tưởng như tay mơ chính trị, nhằm thỏa mãn tham vọng Đế Quốc của Putin, để tự Putin nhảy vào vũng lầy Syria. Thế là kế hoạch của Nga, Trung cộng cố cầm chân Mỹ ở chiến trường Trung Đông thì nay tự tham vọng của Putin đã làm thất bại. Để cho Mỹ khỏi mất công can thiệp vào Syria, rảnh tay chuyển trục chiến lược của Mỹ sang Á Châu, nhằm quân bình lực lượng với Trung cộng. Chỉ tội cho dân chúng và hai triệu người tị nạn Syria mà thôi.

LÝ ĐẠI NGUYÊN

little Saigon ngày 10/09/2013.