Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

XUÂN ĐIỀM VÀ BAN TÙ CA

                           

letamanh

 

 Nhạc sĩ Xuân Điềm và phu nhân Thanh Liễu

  

Hội Tây Sơn Bình Ðịnh hải ngoại đã thành lập trên hai nươi năm và đã có một loạt Ðặc San, ngần ấy với chiều dày lịch sử mang tên tị nạn Cọng Sản! Mỗi lần xuân đến là hội Tây Sơn Bình Ðịnh lại bàn soạn, đại diện cho toàn thể người Việt hải ngoại làm lễ giổ Ðại Ðế Quang Trung và kỷ niệm chiến thắng Ðống Ða.

Là người Bình Ðịnh, ai mà không hãnh diện là con cháu Quang Trung Ðại Ðế! Hầu hết những Ðặc San Tây Sơn hàng năm đều đề cập đến rất nhiều vấn đề, và trang trọng nhất lúc nào cũng là những bài viết về vị vua làm cho Càng Long nhà Thanh khiếp vía; từ khi lập thân đến lúc chết chỉ đánh thắng chứ chưa bao giờ chịu thua trận nào. Những cây bút và văn nhân Bình Ðịnh cùng các thân hữu khắp nơi góp bài vở đều có khuynh hướng viết về các nhân vật anh hùng, anh thư và văn thi sĩ nổi tiếng đã một thời làm rạng rỡ non sông nói chung và cho Bình Ðịnh nói riêng. Nhưng mãi ca tụng những người đã qua đời theo năm tháng có công đức, mà chưa bao giờ để ý đến các nhân tài hậu duệ đang ra sức tô bồi thành quả cha ông.

Bài viết nầy chúng tôi muốn vinh danh một người xứng đáng quì trước anh linh Ðại Ðế Quang Trung mà thưa rằng: Tâu Bệ Hạ, Hạ thần noi gương công đức của Ngài và hiến dâng tài năng của mình cho việc chung nhân quần xã hội. Thần không thể dùng kiếm dao súng ống đánh quân thù xâm lược Bắc Phương như Ngài được, nhưng Thần xin dùng lời ca tiếng hát khơi dậy lòng yêu nước, yêu quê hương, kêu gọi người người vùng lên chống lại bạo quyền đã bán đứng lãnh thổ thân yêu cho kẻ thù truyền kiếp. Bệ Hạ đã từng bao phen chiến thắng quân xâm lược nhà Thanh, cứu quê hương thoát vòng nô lệ vì vua nhà Lê hèn nhát rước voi dày mả tổ. Nhưng ngày hôm nay tập đoàn Cộng Sản cầm quyền trong nước còn hèn hạ hơn nữa là bán đứng từng mãnh đất của ông cha, từ biên giới đến Trường Sa cho quan thầy Trung Quốc... Thần xin Ngài phò trợ để thần có đủ năng lực sáng tác và phục vụ cho một trận chiến không tên, trận chiến vô cùng khó khăn và mãnh liệt nầy...”

Người quì dưới chân tượng Quang Trung chính là Nhạc Sĩ Xuân Ðiềm, một con dân Bình Ðịnh, một hậu duệ đang noi chí các tiền nhân. Trước kia anh cũng đã từng “gác bút nghiên theo việc đao cung” khóa 5/68 SQTB Thủ Ðức. Những tưởng tay kiếm tay cung, vẫy vùng ngang dọc nối chí người xưa; nhưng vận nước “thế thời phải thế”. Ðã từng ngồi tù ra khám vì tổ quốc “vấn khăn tang...mây che phủ đầu...!” Trước đó Xuân Ðiềm dã từng là thành viên trong dàn nhạc Ðại Hòa Tấu trường Quốc Gia Âm nhạc và Kịch Nghệ Saigon, có mặt trong Ban Tài Năng Mới do Nhạc Sĩ Lê Thương phụ trách tại Ðài Phát Thanh Quốc Gia, anh cũng là thành viên trong chương trình phát thanh Học Ðường do Sở Học Liệu thuộc Bộ Giáo Dục chủ trương.

 

Lúc còn là một cậu học trò trung học Cường Ðể , Lasan Qui Nhơn, Taberd Saigon, năm 1963, Xuân điềm đã sáng tác dòng nhạc đầu tay mang tên “Tình Ðại Dương”sáng tác cùng với Ðắc Ðăng, nói lên ước vọng của mình với chí cả trải ra , ước mơ trùng dương vượt sóng thỏa chí tang bồng:

 “Khi vừa mười tám đi vào tuổi đời, mơ tàu nương sóng đại dương ra khơi. Dâng mình cho gió mưa muôn phương, sóng dưa xa ngàn hướng. Tìm yên vui cho quê hương...dâng mình cho gió mưa muôn phương, nhớ ghi đây lần cuối tình ta lớn trong biển khơi...”

Năm 1967, sau khi vào lính, anh sáng tác cho Nha Ðộng Viên bài hát mang tên “Tiếng Nói Ðộng Viên” - Viết cho Không Quân Việt Nam bài “ Việt Nam Không Quân” hát trên dài phát thanh quân đội thời bấy giờ! Hãy nghe hùng ca do Xuân Ðiềm đem hết ý của chính anh viết thành lời, đáp ứng lệnh động viên của đất nước:

 “Anh nghe chăng tiếng nói động viên, vai chen vai tiến lên cho đời kiêu hùng... Anh đi , tôi đi chúng ta cùng đi. Tên anh tên tôi sử xanh truyền ghi. Anh chiến trường xông pha, em hậu phương xứng đáng. Nữ nhi đâu có nề gian nguy...Mau lên anh em, sức trai nề chi. Chông gai gian nguy có tôi cùng đi...!”

Với bài hát “Việt Nam Không Quân Ca”, người nhạc sĩ họ Lê đã thể hiện tài năng sáng tác bằng những nét hùng tráng lướt gió mây trên bầu trời để bảo vệ quê hương của binh chủng Không Quân như sau:

 “Không quân Việt Nam bao năm đã anh hùng, vượt mây lướt gió ta tung hoành trên cỏi trời xanh. Dang đôi tay ôm trọn bầu trời, đưa quê hương đi vào lòng người. Ôi! oai hùng ngàn đời phi công nơi nơi...”

Là một Sĩ Quan QLVNCH, anh hứng thú với những sáng tác phục vụ, năm 1968  với những nhạc phẩm: Ðừng Quên Nhau – Anh Biết Chăng – Loài Hoa Không Tên (Viết chung với Song Ngọc). Qua năm 1969, anh đã cho ra đời :Mùa Xuân Tuổi Mộng, Mùa Hoa Tuyết, Lối Mòn, Sứ Mạng CTCT... Anh sáng tác liên tục và là một trong những Nhạc Sĩ sáng tác trong hảng Ðĩa Nhạc – Sơn Ca – Continental - nhạc ngày xanh do Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Ðông làm Giám Ðốc nghệ thuật.

Sau biến cố Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, ngay trong tù, với tám năm lao động khổ sai, anh vẫn giữ được lòng tin về tương lai đất nước. Cùng đồng đội tự vẽ kiểu, thực hiện một số nhạc cụ như đàn mandoline, banjo, guita để hát cho nhau nghe và bảo nhau giữ vững niềm tin. Chỉ có Xuân Ðiềm, sau khi ra tù đã cố gắng đem về cây đàn Banjo kỷ niệm. Sau nầy qua định cư ở Hoa Kỳ, anh đã đem theo chiếc đàn quí giá đó là kỷ vật trong tù. Chiếc đàn đó đã được trưng bày trong Viện Bảo Tàng đại học Fullerton, Nam California.

Những tù khúc anh sáng tác nói lên nổi lòng và ý chí bất khuất của chính mình và đồng đội cùng cả dân tộc trước mũi súng tàn bạo, nêu lên chính sách tàn độc, vô thần làm nô lệ cho chủ nghĩa không tưởng, đưa dân tộc đến bờ vực thẩm. Ðó là những tù khúc : Hãy Trả Lời đi - Ðợi Chờ - Hải Ðảo Lưu Ðày – Anh Vẫn Sống –Du Ca Tù - Chiếc kẹo nhỏ - Nét nhạc và lời ca gợi dậy lòng khát khao tự do, chí bất khuất và lòng yêu nước vô bờ trước cơn hồng thủy Cộng Sản đang dày xéo, làm thụt lùi văn minh cả một đất nước anh hùng! 

Trình diễn nhạc đấu tranh trước Quốc Hội Hoa Kỳ

 

Trong số những nhạc phẩm gọi là “tù khúc” ta thử nghe một đoạn trong một nhạc phẩm tiêu biểu để khẳng định cái “tâm” mà tác giả gởi gấm vào. Với bài “Hãy trả Lời đi”, Xuân Ðiềm đã mạnh mẽ lên án kẻ cướp nước phải trả lời – Nhưng đồng thời Xuân Ðiềm cũng khẳng định là kẻ nói dối và bạo ngược vẫn là như thế:

 

Nầy kẻ cướp nước, mi giải phóng cho ai?

“Người nói tự do, sao ta bị tù đày

“Người nói ấm no, sao ta bị dói rét,

“Người nói hạnh phúc, sao ta bị khổ đau.

“Là kẻ nói dối – sao lại bắt ta tin –

“Ðoàn kết toàn dân – sao mi gieo hận thù.

“Một lần không tin, trăm lần không tin, vạn lần không tin người ơi... Vì mất tự do nên “liều chết ra đi!...

 

Sau năm 1990, là một HO, được định cư trên vùng đất tự do Hoa Kỳ,  Xuân Ðiềm phát huy được hết tài năng của mình không những về các thể loại nhạc mà còn chứng tỏ là một nhà tổ chức giỏi.  Tiên khởi sau khi bước chân đến Hoa Kỳ là họp tác với đài phát thanh Little Saigon Radio trong chương trình “Anh Vẫn Sống”; Anh đã chứng tỏ tài năng bằng nhiều loại nhạc trong đủ mọi lãnh vực; mà nét nhạc nào cũng gây xúc động và làm cho người nghe cảm nhận được thực trạng về đất nước Việt Nam và lòng người Việt Nam.

Anh đã ca tụng quê hương Bình Ðịnh của mình, bài ca “ Bình Ðịnh Quê Tôi” đã làm người Bình Ðịnh nức lòng hãnh diện :

 “ Ai có về Bình Ðịnh, uống nước Côn Giang nhớ Người. Một thời chinh Nam phạt Bắc, ngàn đời rạng rỡ Quang Trung – Ai có về Bình Ðịnh, đất nước quê hương hùng vĩ, nghe danh chàng trai An Thái, đẹp lòng cô gái An Vinh....”

Xuân Ðiềm, với tài sáng tác điêu luyện, anh đã đáp ứng được cho Cộng Ðồng tị nạn Cộng Sản hải ngoại những bản nhạc đấu tranh thật là hùng và cũng thật là thống thiết. Không những chỉ có môt mình anh góp công sức vào việc đấu tranh chung cho quê hương, mà bên anh còn có người vợ quí yêu lúc nào cũng sát cánh liền tay cùng chung lý tưởng! Khó có một gia đình nào như gia đình Xuân Ðiềm và chị Thanh Liễu. Người ta cũng rất ngạc nhiên, trong các cuộc đấu tranh của Cộng Ðồng Tị Nạn với bạo quyền trong nước, bất cứ nơi nào và bất cứ hội đoàn nào vợ chồng anh cũng đều vui vẻ đáp ứng lời mời tham gia vô vị lợi.

Những năm tháng Cộng Ðồng Việt Hải Ngoại đoàn kết sát cánh bên nhau, cho đến những khúc quanh lịch sử chia năm xẽ bảy vì mưu lợi cá nhân hay đoàn thể đảng phái kể cả việc bị kẻ địch tiệm tiến phá hoại từ bên trong... Nhưng Xuân Ðiềm và Thanh Liễu không từ bỏ việc cộng tác với hầu hết, mặc dù biết thế nào là hai mặt trắng đen; mục tiêu mà anh chị hướng đến để đấu tranh với kẻ thù bạo quyền bán nước là chính! 

  Ban Tù Ca Xuân Điềm

 

Năm 1993, anh chị thành lập Ban Tù Ca để đáp ứng nhu cầu phục vụ Cộng Ðồng. Và cũng từ đó Xuân Ðiềm đã phát huy được tài năng sáng tác với rất nhiều bài hát đấu tranh trong từng giai đoạn. Ban Tù Ca không những chỉ tham gia vào trong cuộc đấu tranh chung mà còn có mặt với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng để hát những tình ca, những hùng sử ca, những tình khúc và tôn giáo ca, học đường, tuổi trẻ... Nói chung, Xuân Ðiềm đã thể hiện tài năng sáng tác của mình và thành công trong hầu hết các lãnh vực...! Tính đến hôm nay, theo anh phỏng đoán, tác phẩm của anh có đến hơn hai trăm(200) bản nhạc đủ thể loại.

Không kể những bản nhạc phổ thơ của nhiều thi sĩ thời thượng, những bài hát về tình yêu của Xuân Ðiềm nghe thật là tuyệt. Ta thử nghe bài “Đừng Hẹn Nhau”, nét nhạc êm, ru ta vào những nổi nhớ với bao kỷ niệm riêng tư...!

“Từ xa về thăm em, Ðôi giày sô bê bết bùn - phố xưa đèn vàng giăng mắc –Bên thềm tô màu pháo vui -  như sầu thương người cách xa....”

“Tôi dừng lại bên cánh song- như xưa trao lá thư tình- Thuở xưa đôi mình quen nhau – cho em tôi hồng má đào –

“ Người xa về bơ vơ – căn nhà xưa im tiếng người...”

Thử lướt qua vài vần điệu trong Tù Ca, nếu ai đã từng trải qua bao năm tháng tù ngục từ Nam ra Bắc tại Việt Nam thì sẽ thấm thía như thế nào trong “Anh Vẫn Sống”:

“ Vâng, anh vẫn sống, anh vẫn sống. Dầu bạn bè anh đã ra đi, dẫu xác thân anh đã héo gầy - dầu mái đầu anh đã bạc phơ... dầu tháng năm chồng chất ưu phiền, dầu người đời nay đã quên anh...”

Những “Ðợi Chờ” trong tù ngục là một trong những cơn mơ hải hùng để nghe thời gian như ngừng lại dài lê thê với  ý nghĩa đúng nhất của câu “ nhất nhât tại tù...”:

Mùa hạ nào em tiển bước anh đi - Mùa thu nào ta ước mơ sum vầy -  Mùa đông nào nghe lạnh giá đơn côi! đến mùa xuân... Ôi! Bắc Nam ngăn cách... Ðời ngục tù ôi đói rách liên miên ... Rồi bạn hiền cũng lặng lẽ ra đi...

Xuân Ðiềm can dự vào cả trong các lãnh vực mà người nhạc sĩ khác không để tâm đến về tiếng dân kêu la đòi quyền sống và đòi lại đất bị cường quyền cướp  đả bán cho kẻ giàu làm sân golf, xây cất khách sạn, nơi chơi bời giải trí...Người thấp cổ bé miệng được anh giúp sức bằng những bài hát đấu tranh như bài “Tiếng Dân Kêu”

“ Từ Tiền Giang, đoàn dân oan tiến về Saigon - Từ Ðồng Nai đoàn dân oan tiến về Hà Nội – Dân kêu oan! Dân kêu oan sáu mươi bốn tỉnh thành. Lòng hờn căm, lòng sục sôi như nước vỡ bờ- cùng kêu to đòi bạo quyền những gì cướp của dân...

Anh giải phóng, sống trong rừng, bổng một ngày thành chú nhân ông, anh cướp đất, anh cướp nhà, cướp ruộng vườn tài sản dân đen. Dân mất đất, dân mất nhà, sống cuộc đời đói rét lang thang. Tư bản đỏ anh chính là kẻ tội đồ không thể dung tha...”

Ðể hổ trợ cho các trung tâm Việt Ngữ vốn có lòng gìn giữ tiếng mẹ đẻ trong giới trẻ sinh ra ở hải ngoại, Xuân Ðiềm cũng đã sáng tác một số bài hát nhằm đáp ứng nhu cầu to lớn đầy khó khăn nầy. Duy trì tiếng Việt nơi quê hương của những ngôn ngữ mà các con em chúng ta phải học, phải làm việc và sinh sống với, là một việc làm đầy chông gai thử thách. Xuân Ðiềm đã gởi gấm và khuyến khích con cháu như sau:

“ Thanh niên Việt Nam cùng sánh vai thanh niên thế giới. Dũng mãnh tự tin và hăng say gắng công học hành. Cùng nhau tiến vào đệ tam thiên niên kỷ mới. Trau dồi kiến thức giúp đời xứng danh người ơi! ...Trời cao đất rộng thênh thang. Thanh niên tuổi xuân ngày mai rạng rỡ huy hoàng. Hãy hãnh diện làm người Việt Nam. Trí thông minh – óc sáng tạo – Tính cần mẫn – đó là vốn quí trời ban...!”

Một trong những Hùng sử Ca mà Nhạc Sĩ Xuân Điềm, với lòng yêu nước vô bờ, uất ức trước họa xâm lăng Trung Cộng; anh đã sáng tác bài “Vọng Nam Quan”. Đây cũng là nổi lòng người Việt Nam trước cảnh quốc phá gia vong, Ải Nam Quan không còn trên phần lảnh thổ Việt Nam nữa mà đã bị bọn Việt gian bán đứng. Ta hãy nghe Xuân Điềm bày tỏ nổi hận của mình vào lời ca hung tráng như sau:

“Đâu rồi Nam Quan ngàn năm ghi sử sách, ngăn cách Việt Hoa vùng đất thiêng ông bà. “Nợ nước thù nhà đã lưu danh muôn thuở, chiến tích oai hùng lừng lẫy chống ngoại xâm. “Đâu miền địa linh , niềm tin yêu đã mất, biết nói gì đây cùng cháu con sau nầy. Ai bán “quê cha làm vong linh tủi hổ, nhục chí anh hùng, ôi! những kẻ vong nô!

“Cắt lãnh hải, cắt quê cha, cắt thịt da. Máu vẫn chảy, lệ vẫn rơi, nhục ngàn đời…Mất biên giới, mất Hoàng Sa, mất Trường Sa. Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, giờ cách xa…”

Với bằng ấy tác phẩm – hơn con số 200 - Nhạc Xuân Ðiềm được Ban Tù Ca và những ca sĩ có tên tuổi rải khắp mọi miền năm châu qua các CD, DVD và trực tiếp đi trình diễn tại các Cộng Ðồng tị nạn. Xuân Ðiềm và Ban Tù Ca cũng đã đứng trước Tòa nhà Quốc Hội Hòa Kỳ trình diễn. Những cuộc biểu dương lực lượng chống Cộng lớn nhỏ, vợ chồng Xuân Ðiềm, Thanh Liểu và Ban Tù Ca đều có mặt.

Nhìn vào danh sách Ban Tù Ca Xuân Ðiềm ta sẽ thấy những khuôn mặt tài năng thời thượng gồm những giọng ca nam và nữ  có tinh thần, lập trường và hăng say, đam mê với sở thích. Cho nên họ rất hợp ý nhau, ăn khớp với nhau trong các hợp ca và xứng đáng để chúng ta trang trọng vinh danh họ. Có thể nói, đây là một “đội quân tự nguyện”, với đội ngũ nam nghệ sĩ gồm có: Vũ Khang, Trần Gia Toản, Phan Đại Nam, Ðình Ðông, Vũ Hùng, Tuấn Khải, Công Hòa, Xuân Thanh, Nguyễn Thiêm, Bùi Như Hải, Quang Áng, Dương Cơ, Hoàng Ðại, Phạm Quỳnh, Nguyễn Lữ, Vi Kha, Phi Long, Lê Quí An, Ðức Tuấn... Còn thành phần ca sĩ phía nữ, có thể kể những thành viên như sau: Bích Thuận, Kim Chi, Thanh Liểu, Dạ Lan, Minh Nguyệt, Ngọc Thanh, Mai Trâm, Khánh Vân, Lan Hương, Mỹ Lý, Kim Vân, Xuân Thy, Thy Hà, Phương Lưu, Phương Thảo, Thảo Ly, Cẩm Nhung, Hoàng Yến, Tuyết Mai...

Nếu không có sức thuyết phục, tài năng, công sức cùng ý chí và đạo đức và chất keo kết nối vô cùng thân yêu… thì làm thế nào nhạc sĩ Xuân Ðiềm có thể hội tụ được những tài năng như danh sách kể trên được? Ðây là một tập hợp những con người có lòng nhất, đông đảo nhất, đoàn kết nhất trong tập thể người Việt Tị nạn Cộng Sản. Nói như thế không quá đáng vì chưa bao giờ Ban Tù Ca bị mất đoàn kết và cũng chưa bao giờ không thống nhất với nhau trong công cuộc đấu tranh chung, cho Việt Nam tương lai không còn xiềng xích bằng chính công sức của quí vị...! Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta “vinh danh” nhạc sĩ Xuân Ðiềm, chị Thanh Liễu cùng toàn thể các nhạc sĩ và ca sĩ trong “Ban Tù Ca Xuân Ðiềm”.