Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

VIẾT VỀ ANH BẰNG

 

NGUYỄN XUÂN VINH

 

Hôm nay Việt Hải lại gọi điện thoại cho tôi. Anh nói từ chuyện Văn Đàn Đồng Tâm, với những thành viên mới, tới chuyện Ra Mắt Sách để giúp việc gây qũy xây dựng Tượng Đài Việt - Mỹ ở Orlando, Florida, và còn nhiều chuyện khác, nhưng tôi nghĩ có một chuyện anh muốn nhắc tôi mà không nói ra là chuyện tôi chưa gửi cho anh bài viết về Anh Bằng, cho Tuyển Tập vinh danh một Nhạc sĩ lỗi lạc và nhân hậu mà anh và  nhiều người khác rất mực mến yêu.

Cách đây mấy tuần, vào những ngày 7-8 tháng 9 năm 2008, nhân dịp Việt Hải lên San Jose cùng với giáo sư Doãn Quốc Sỹ và nhà văn Tạ Xuân Thạc để giới thiệu Văn Đàn Đồng Tâm với người Việt ở vùng Thung Lũng Hoa Vàng, khi gặp nhau, qua những câu chuyện văn học và nghệ thuật tôi đã nói là thích nghe nhạc của Anh Bằng. Thế là anh ghi ngay tên tôi vào danh sách những người có thể viết bài đóng góp vào tuyển tập anh đã dự trù hoàn thành trước ngày cuối năm. Chắc Việt Hải nghĩ là tôi giống như anh, có thể viết về bất cứ đề tài gì, kể cả về âm nhạc là bộ môn tôi chỉ biết nghe mà không biết phê bình. Với tôi, nhạc và hoạ là những nghệ thuật người muốn đạt được phải nhờ vào tài năng thiên phú. Những tài năng đó, chắc phải đợi kiếp sau tôi mới có được. Giờ đây nếu may mắn viết được vài trang giấy để đóng góp vào Tuyển Tập thì tôi chỉ có thể tìm tòi trong ký ức để viết ra là tôi bắt đầu nghe được nhạc của Anh Bằng tự bao giờ và trong số hàng trăm bài nhạc sĩ đã sáng tác, những bài nào tôi ưa thích nhất, và qua những giọng hát truyền cảm và điêu luyện của những nhạc sĩ nào.

Khi tìm tài liệu về Anh Bằng, tôi thấy một đoạn viết về tiểu sử của nhạc sĩ trên Tự Điển Bách Khoa điện tử Wikipedia là ông tên thật là Trần An Bường, sinh năm 1925 tại thị trấn Điền Hộ, thuộc tỉnh Ninh Bình gần ranh giới tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng hơn 100 cây số về phía Nam. Ông theo học Trung học ở Hà Nội trước khi theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở Sài Gòn cho đến năm 1975. Anh Bằng đã giỏi về âm nhạc từ thuở nhỏ, và sống lên trong thời kháng chiến ở ngoài Bắc, nhà nghệ sĩ chơi được đủ mọi thứ đàn, có lẽ phần lớn là những đàn dây, như mandoline, hay dùng cả những đàn cò, ngoài Bắc ta gọi là đàn nhị để nẩy ra những cung thương, tay kéo nhị, đầu gật gù nghĩ ra lời sao hợp với tiếng đàn. Đó là hình ảnh tôi nghĩ về Anh Bằng hơn nửa thế kỷ về trước ở miền  quê Ninh Bình, khi ông chưa ra Hà Nội.

Mới đây tôi được đọc bài viết của Phiến Đan, từ Úc châu, về Anh Bằng, trong đó có câu làm tôi suy nghĩ:

Trong khoảng thập niên sáu mươi, gần như mọi người sống ở miền Nam đều quen thuộc với những nỗi đau trong dòng nhạc của Anh Bằng, với những ca khúc được khắc lên bằng những vết thương rỉ máu,  trong tiếng ầm ì của đại pháo câu vào thành phố Sàigòn. Hình ảnh một chú bé đánh giầy lây lất trên vĩa hè trong cái lạnh lẽo của trời Đông, nỗi đói lạnh tội nghiệp vang lên não nề trong ca khúc “Nó”, nỗi ám ảnh của chiến tranh Việt Nam đã như là định mệnh trong ca khúc của Anh Bằng, và có những người, dù không một lần gặp ông nhưng chắc chắn khi nghe ca khúc của Anh Bằng phải ghi nhận ông quả thực đang nói hộ tâm sự và nỗi cô đơn của đại đa số người dân Miền Nam  trong  thời kỳ mà đất nước từng ngày bị cuộc chiến làm thương tổn. Cũng vì ảnh hưởng qua đôi mắt của một nhân chứng nên dường như ca khúc nào của Anh Bằng trong thập niên 60 cũng mang  một Melody buồn như tiếng tỉ tê của Chopin. Vâng! đó là duyên cớ vì sao tôi cảm thấy gần gũi với lòng lương thiện và nỗi khao khát bình yên của một người như Anh Bằng, đã dùng cung bậc để vẽ cho đời những giọt sầu rơi.

Từ mấy năm nay Phiến Đan đã giúp tôi được nhiều việc trong vai trò là Phụ Tá Chủ Tịch đặc trách truyền thông của Tập Thể CSVNCH và cô thường gửi cho tôi những nhận định về tình hình chính trị, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được đọc một bài phê bình âm nhạc của Phiến Đan, và cũng phải qua Việt Hải chuyển bài để nhắc nhở tôi viết. Điều đặc biệt là Phiến Đan đã có một rung cảm sót thương khi nghe bài “Nó” của Anh Bẳng, một trong hai bài đã làm cho nhạc sĩ phải rơi lệ khi sáng tác. Bài thứ hai là bài “Khóc Mẹ Đêm Mưa” mới được sáng tác cách đây vài năm, và kỳ diệu thay  bài này lại chính là bài  đầu tiên của Anh Bằng tôi nghe được, và đã làm tôi cảm thấy nghẹn ngào và sau đó để tâm sưu tầm thêm những nhạc khúc khác của Anh Bằng. Nhưng tôi thật không có tâm hồn nhậy cảm như Phiến Đan mà dù chưa gặp Anh Bằng cũng chia sẻ được nỗi sót thương của tác giả khi nhìn thấy những đứa trẻ khổ đau, bơ vơ trong thời chinh chiến. Tôi vẫn nghĩ là mình phải có một sự liên hệ nào, dù cho là thần giao chăng nữa với Anh Bằng, để mới có thể nhận thấy sự tuyệt vời của những nhạc khúc đã cho tôi có nỗi nhớ Mẹ khôn tả khi nghe Đặng Thế Luân hát bài “Khóc Mẹ Đêm Mưa”:

 

Có những lần con khóc giữa đêm mưa,

Khi hình mẹ hiện về năm khói lửa.

Giặc đêm đêm về quê ta vây khốn,

Bắt cha đi mẹ khóc suốt đêm buồn.


Ôi thương mẹ vất vả sống nuôi con,

Đi vội về sợ con thơ ngóng chờ.

Nhưng mẹ đi không bao giờ về nữa,

Ngã trên đường tức tưởi chết trong mưa.


Mẹ ơi mẹ ơi tan chiêm bao nước mắt thành dòng.

Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.

Mẹ ơi mẹ ơi có nghe chăng lời con vang vọng,

Tới mộ phần trên vuông đất quê hương.


Con lang thang giữa đời quạnh hiu quá,

Đâu cũng sống nhưng không đâu là nhà.

Còn quê mẹ xa nửa vòng thế giới,

Con không về từ ngày mẹ ra đi.

 

Tôi thật không hiểu vì sao lần đầu nghe nhạc Anh Bằng lại gặp đúng bài đã làm anh rơi nước mắt khi sáng tác, và lời thơ lại như diễn tả đúng cuộc đời của tôi khi xa Mẹ. Tôi nghĩ có thể mình đã có lần gặp Anh Bằng dù cho vào những thập niên 60 và 70 khi nhạc của ông được hâm mộ thì tôi đã có cuộc sống ly hương. Mới đây khi coi đĩa nhạc  “Huyền Thoại Lê Minh Bằng”, nhìn thấy Việt Dzũng giới thiệu chương trình tôi bỗng nhiên linh cảm nhớ lại được những gì đã xẩy ra cách đây hơn nửa thế kỷ khi tôi mưòi bẩy nghĩa là chưa tới “tuổi mười tám khi vừa biết yêu” như Anh Bằng. Dạo đó tôi còn là học sinh lớp đệ Nhị theo Trường Nguyễn Khuyến di tản từ thành phố Nam Định về huyện Yên Mô, Ninh Bình, tôi học ban Toán cùng bạn học theo ban Vạn Vật có anh Nguyễn Ngọc Bẩy đến từ Nghệ An sau này trở thành bác sĩ Y Khoa và là thân phụ của Việt Dzũng. Như thế có nghĩa là chàng MC trẻ tuổi đẹp trai này, mà tôi vừa gặp lại tuần trước ở Detroit, Michigan khi tôi tới chủ toạ một buổi Đại Nhạc Hội gây qũy giúp TPB VNCH của Cộng Đồng người Việt Detroit, anh không phải là gốc Bắc Kỳ chính cống, cũng như Anh Bằng sinh quán ở Điền Hộ, thuộc huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hoá, nghĩa là cũng gốc người miền Trung,  không như Tự Điển Bách Khoa Wikipedia đã ghi lầm là Ninh Bình. Nhưng sự thực thì những địa danh chỉ cách nhau chừng hơn mười cây số mà thôi. Tôi trọ học ở làng Phượng Trì, và bà chủ nhà có chàng con rể cũng ở Điền Hộ đã có lần hai vợ chồng rủ tôi về nhà chơi và chỉ cho tôi lối đi bộ vào khoảng hai giờ đồng hồ rồi trèo qua một cái đèo khá cao giữa từng núi đá, sang tới bên kia là địa phận Thanh Hoá. Tôi đã có dịp nhìn thấy nhà thờ Điền Hộ là nơi lúc đó Anh Bằng vào tuổi ngoài hai mươi thường lui tới. Cũng có những đêm bọn học sinh chúng tôi rủ nhau tới vùng Phát Diệm của Đức cha Lê Hữu Từ, thuộc tỉnh Ninh Bình, cũng ở gần đấy, nơi mà Anh Bằng đã gia nhập nhóm Nhân Dân Tự Vệ của ngài. Lý do chúng tôi tới đó là để nghe những vụ Việt cộng xử án những người mà chúng cho là theo Pháp để được thấy luật sư Nguyễn Mạnh Tường hùng hồn bênh vực những người vô tội bị cộng sản cáo buộc. Tôi ghi lại những dòng này để Anh Bằng khi đọc, có thể nhìn lại được những hình ảnh và cuộc đời của vùng mình đã sinh sống khi ở tuổi thanh niên, và cũng thấy được tôi là người gần quê quán với nhạc sĩ tài danh, và trong bước đường lưu lạc, sống cùng nhau trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, ở một vùng đồng bằng có vài ngọn núi bao bọc, có thể tôi đã đi qua nơi anh ở như người khách qua đường đôi khi đuợc nghe vẳng tiếng nhị kéo du dương không biết từ đâu tới. Phải có một chút liên hệ như thế mới làm cho tôi, tuy là một con người khoa học thuần túy, mà chỉ một lần được nghe nhạc của Anh Bằng đã có đầy cảm xúc để viết thành bài. Thực sự thì lúc đó về âm nhạc tôi chỉ được biết nhạc sĩ Đỗ Thế Phiệt đã có vài đêm tới làng Phượng Trì biểu diễn vĩ cầm với bọn chúng tôi ngơ ngáo, không hiểu gì, chỉ biết vỗ tay hoan nghênh mỗi khi thấy ông buông đàn xuống.

Người ta nghĩ Anh Bằng sinh trưởng ở miền Bắc, có lẽ là vì ông đã bộc lộ được tình cảm lưu luyến Hà thành trong bài “Nỗi Lòng Người Đi”. Bài này nếu được Vũ Khanh hát thì mới mạnh mẽ và tha thiết để thấm lòng người nghe. Nếu chỉ đọc lời nhạc mà thôi thì tôi thấy dùng 6 câu đầu là đủ

 

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều

Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ?


Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa.

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say,

Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy.

 

Trong bộ ba Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng của huyền thoại Lê Minh Bằng, ông là người nhiều tuổi nhất nhưng cũng là người có tâm hồn lãng mạn nhất. Toàn bài “Nỗi Lòng Người Đi”, tôi chọn sáu câu và thấy là đủ vì bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và mọi nghề nghiệp và tài năng, khi đọc lên cũng thấy vấn vương và nhớ đến người của mình, không cần biết là kỷ niệm với người mình yêu tả ở những đoản khúc sau, là những buổi mang đàn đến dạo cho ngưòi đẹp nghe hay mang hoa đến tặng để lấy lòng nàng. Với sự rung cảm tâm hồn lên tới tột độ để viết lời thơ thành tiếng nhạc chỉ mấy câu dạo đầu đã mở ra cả một trời thơ mộng

 

Tôi không có duyên may, như người em quân đội Nhất Tuấn hay người bạn và học trò cũ là Du Tử Lê, hay vị tiền bối là bác sĩ Thái Can, có thơ được Anh Bẳng phổ nhạc. Dù thơ có hay đến đâu chăng nữa cũng có thể bị rơi vào lãng quên nếu thế hệ sau bị ảnh hưởng văn hoá toàn cầu làm quên đi tiếng Việt mến yêu. Nhưng một khi đã được một nhạc sĩ tài danh như Anh Bằng phổ nhạc thì tiếng thơ được thăng hoa để bay cao, vĩnh viễn thành tiếng hoàng oanh hót, thành tiếng quyên ca, tiếng thơ có biến đổi theo một thổ ngữ nào cũng sẽ tồn tại vĩnh viễn với thời gian. Dù nay Anh Bằng đã ở tuổi ngoài tám mươi nhưng phải nói là ông có một tâm hồn rất trẻ, và một kiến thức đa năng vì ông có thể phổ nhạc một cách dễ dàng, không khúc mắc, cho là những vần thơ chân phương của Thái Can trong bài “Anh Biết Em Đi”  hay  tha thiết và tràn đầy tình tứ của Du Tử Lê trong “Khúc Thụy Du”. Để viết bài này, tôi đã thu trên cùng một đĩa nhạc tiếng hát Vũ Khanh vang vọng lên lời thơ của Thái Can

 

Anh biết em đi chẳng trở về

Dặm ngàn liễu khuất với sương che

Em đừng quay lại nhìn anh nữa

Anh biết em đi chẳng trở về.


Không phải vì anh, chẳng tại em

Hoa thu tàn tạ, rụng bên thềm

Ân tình sớm nở, chiều phai úa

Không phải vì anh, chẳng tại em.

 

và hai giọng hát trẻ, một nam và một nữ, của Tuấn Ngọc và tiếp theo của Ngọc Lan cùng hát Khúc Thụy Du của  Du Tử Lê

 

Hãy nói về cuộc đời

Khi tôi không còn nữa

Sẽ lấy được những gì

Về bên kia thế giới

Ngồi trống vắng mà thôi

Thụy ơi, và tình ơi !

 

Như loài chim bói cá

Trên cọc nhọn trăm năm

Tôi tìm đời đánh mất

Trong vũng nước cuộc đời

Thụy ơi, và tình ơi !

 

Hãy nói về cuộc đời

Tình yêu như lưỡi dao

Tình yêu như mũi nhọn

Êm ái và ngọt ngào

Cắt đứt cuộc tình đầu

Thụy bây giờ về đâu ?

 

Tôi nghe đi nghe lại nhiều lần và cố tìm hiểu mà không thật hiểu. Giống như Du Tử Lê, tôi tự hỏi: “Vì sao và vì sao?...” . Từ nhà thơ Thái Can, sinh năm 1910, cho đến Du Tử Lê, sinh năm 1942, cách nhau gần một phần ba thế kỷ, lời thơ thật khác nhau, vậy mà Anh Bằng, là một nhạc sĩ sinh vào khoảng giữa, vào năm 1925, đã có thể cảm thông và dung hoà để phổ nhạc một cách dễ dàng giúp cho những ca sĩ thời nay trình bầy một cách tự nhiên những ca khúc người nghe thấy diệu vời. Tôi chỉ có thể kết luận là Anh Bằng thật là một thiên tài âm nhạc.

 

Nguyễn Xuân Vinh

Tháng 11/2008