Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

VÀI CẢM NHẬN VỀ ĐĨA NHẠC

LULLABY CỦA LÊ VĂN KHOA

 

PHẠM PHÚ MINH

 

 

Kính thưa quý vị, 

Hôm nay chúng ta lại có dịp hội họp nhau ở đây để mừng sự ra đời của hai đĩa nhạc mới của nhạc sĩ Lê Văn Khoa.

Nhạc sĩ Lê Văn Khoa là một người rất nổi tiếng trong cộng đồng của chúng ta. Từ lâu ông đã hoạt động tích cực trong lãnh vực sáng tác cũng như trình diễn âm nhạc, đưa âm nhạc Việt Nam lên những tầm cỡ mới, đi từ những ca khúc đến nhạc không lời, và đi vào cả lãnh vực khó nhất là nhạc giao hưởng. Từ khi ông khám phá ra ban nhạc Kyiv Symphony Orchestra của nước Ukraine rất thích hợp để trình tấu các tác phẩm của mình, chúng ta liên tiếp được đón tiếp các tác phẩm lớn, như Symphony Việt Nam 1975 được ra mắt năm 2005, đĩa nhạc Memories năm 2008, và hôm nay, hai đĩa Lullaby và Souvenir.

Chúng tôi chỉ là người thích nghe nhạc chứ thực sự không được hiểu biết nhiều về môn âm nhạc, vì thế nếu gọi là có một số ý kiến về những gì nghe được từ hai đĩa nhạc mới này thì chỉ là những điều nặng chủ quan và cảm tính, chứ hoàn toàn không dám đề cập đến khía cạnh chuyên môn.

Lullaby là tên một đĩa nhạc gồm mười bài, trong đó bài thứ 9 có tên là Lullaby, tên Việt là Ngủ Đi Em. Nghe kỹ, và tìm hiểu kỹ, trong đó có cả việc dò hỏi ý tứ của chính tác giả, mới biết “Em” trong nhan đề Ngủ Đi Em không hề là một đứa bé con được ru ngủ, mà em đây chính là một... người tình. Tác giả, từ lâu lắm rồi, đã lâm vào một cuộc tình đầy trắc trở tưởng không thể vượt qua, và đã trải qua những giây phút trăn trở không nguôi. Tuy tên là Ngủ Đi Em, nhưng đây là một khúc nhạc đầy vẻ thao thức. Làm sao mà ngủ được, dù là em hay tôi, khi chúng ta yêu nhau mà gặp những trở ngại này, giọng nhạc rất đắm say nhưng cũng ẩn chứa đầy vấn nạn: rồi mối tình này sẽ ra sao, sẽ đi tới đâu, người yêu dấu ơi, rồi ta sẽ có nhau hay không? Ai muốn biết thế nào là tiếng nói khắc khoải của tình yêu, xin cứ nghe bản này. Tiếng cello da diết của Yuryi Pogoretsky, phơi bày cả một cõi lòng não nuột của một khúc sầu tình. Từ xưa đến nay, chúng ta được thưởng thức biết bao tuyệt tác của thơ, của nhạc ra đời từ những cơn đau, từ những nỗi thất vọng, nỗi tuyệt vọng. Người nghệ sĩ phải trải qua những cơn sóng gió ghê gớm của nội tâm mới ghi xuống và hiến cho đời những tác phẩm sâu xa và rộng lớn, có khả năng tác động mạnh mẽ và lâu dài vào sự thưởng ngoạn của người đời. Nhưng Lê Văn Khoa phải trải qua những khắc khoải nhớ đời như thế thì mới có được những năm tháng trọn vẹn về sau, như chúng ta đã chứng kiến từ lâu cho đến tận giây phút này cuộc sống hạnh phúc của đôi uyên ương ấy.

Nhưng chúng ta cũng được hưởng lây các niềm vui. Đau khổ và niềm vui là hai đối cực trong tâm hồn con người, và xưa nay tiếng nhạc, lời ca vẫn là những phương tiện tối hảo để người nghệ sĩ gửi gắm tâm trạng của mình. Lê Văn Khoa đã đối diện với nhiều nỗi buồn, đã có nhiều dịp sáng tác từ các nỗi buồn, nhưng tác phẩm về niềm vui không phải là không có, dù theo quy luật chung đời là bể khổ thì dĩ nhiên là vui ít buồn nhiều. Joy ố Niềm Vui chẳng hạn là một khúc nhạc diễn đạt niềm vui, với nét nhạc hồn nhiên và đơn sơ, nhưng với các biến tấu phong phú và tài hoa, với điệu valse trang trọng và sang cả của thành Vienne có khả năng lôi cuốn chúng ta vào một nỗi hân hoan ngày một nở ra, nở ra... như một đóa hoa trong buổi sáng.

Nhưng buổi sáng thích hợp với niềm vui đầy phấn khích thì buổi chiều lại có khả năng kéo chìm tâm hồn chúng ta xuống và mông lung lan tỏa ra rộng rãi. Chiều tà, đêm xuống là thời điểm nhiều nghệ sĩ trên thế giới viết nên những khúc nhạc bất hủ. Hình như cả nhân loại có một tâm trạng chung vào khoảng thời khắc ngày chuyển sang đêm, một chút nhọc mệt, một chút buồn bã không duyên cớ, một cảm thức cứ như muốn rời khỏi đời sống này để vươn tới chỗ mông lung, cứ thấy “run run trong chiều phai” như lời Việt Phạm Duy đã viết cho khúc Sérénade của Schubert. Âm nhạc Việt Nam đã có hai bản Dạ Khúc rất hay, một của Nguyễn Văn Quỳ, một của Nguyễn Mỹ Ca, cả hai ca khúc đều được sáng tác đã lâu, cách đây hơn nửa thế kỷ. Và mãi đến hôm nay chúng ta mới có thêm một Serenade của Lê Văn Khoa, một nhạc khúc không lời với điệu thức sang trọng vượt hẳn lên với phong cách cổ điển của nó. Bản nhạc có tên Việt là Nhạc Chiều Năm Đó, chúng ta không thể biết năm đó là năm nào, có biến cố gì đã xảy ra, cái bí mật ấy chỉ một mình tác giả biết thôi. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có bản nhạc chiều này, được nghe cái tình cảm nao nao thiết tha khi trời vào tối, với tiếng vĩ cầm độc tấu ác liệt của Svyatoslava Semchuck. Khi một bản nhạc được độc tấu thì gan ruột của nó đều được phơi bày ra hết một cách trần trụi, không biến tấu, không hòa âm, không dàn nhạc nâng đỡ và “che chở”, người ta trực nhận ngay bản lãnh thực sự của nó là như thế nào. Về phần tôi, sau khi nghe Serenade của Lê Văn Khoa, tôi tự nhủ ngay đây là một Dạ Khúc vào hạng hay nhất của âm nhạc Việt Nam.

Bài cuối của đĩa Lullaby là bài Memory có tên Việt là Chia Tay, do Ngọc Hà hát. Phải nói ngay đây là một khúc bi ca cực kỳ đẹp đẽ, người sáng tác và người trình bày cùng chung một nỗi niềm, chung một niềm đau, chung một tiếc nuối sẽ phải chia tay nhau mãi mãi. Nếu ngày xưa Dostoievsky đã trải qua cái kinh nghiệm kinh hoàng là đã bị trói vào cột để sắp chịu xử bắn, và chỉ đến phút cuối cùng mới được ân xá, thì Lê Văn Khoa có thể nói đã thể nghiệm một tình huống tương tự. Dĩ nhiên nhạc sĩ của chúng ta không bị kết án xử bắn và không bị trói vào cột để thọ án, nhưng một cơn bệnh ngặt nghèo là bệnh lao ho ra máu đã gần như cho ông bản án tử hình. Thời gian nằm trên giường bệnh để chờ đến phút cuối của đời mình, ông đã sáng tác khúc ca ly biệt này, cho ông và cho người mình yêu, để cùng giã từ nhau. Ngọc Hà đã cùng ông sống trong nỗi niềm chia lìa đau thương ấy, đã cùng ông viết lời cho ca khúc này, và chính mình hát lên nỗi đau ly biệt. Không có sự đồng cảm nào cho bằng sự đồng cảm này. Không thể có giọng hát nào trên đời bằng giọng hát của Ngọc Hà trong ca khúc này, nó mang hết trong nó tình yêu thương, nỗi đau đớn, sự an ủi cho người yêu và cho chính mình, và một niềm tin đầy tích cực giữa đau thương tuyệt vọng, vọng lên ở câu hát chót “ta luôn còn nhau”. Bài Chia Tay đúng là một bài hát của tình yêu, tình yêu khi phải ở vào tình huống chênh vênh nhất, tuyệt vọng nhất thì đúng lúc ấy nó mới tỏ lộ ra tất cả vẻ đẹp của nó, sự thiết tha của nó, và cả sự đau thương vô cùng tận của một Romeo tìm thấy Juliette nằm chết trong nhà mồ. Và chỉ có giọng hát của Ngọc Hà chứ không phải một ai khác có thể hát hay đến thế bài hát này. Đúng ra Ngọc Hà không hát, chị chỉ diễn tả tình yêu và nỗi đau của mình bằng một ngôn ngữ riêng mà chỉ có người trong cuộc với một tài năng trời phú mới có được mà thôi. Bài hát này đúng là một Memory, một kỷ niệm rất riêng tư của Lê Văn Khoa và Ngọc Hà, nhưng nó trở thành tài sản chung của tất cả chúng ta vì cái giá trị sống thực và giá trị nghệ thuật tuyệt đẹp của nó.

 

Thưa quý vị,

Trong ý định ban đầu thì tôi sẽ trình bày cảm nghĩ của tôi về cả hai đĩa nhạc, nhưng một tâm trạng đột ngột đến với tôi khi tôi viết xong về bài hát cuối cùng của đĩa Lullaby, bài Memory/Chia Tay mà tôi vừa trình bày. Đó là một cảm giác viên mãn sau khi khám phá ra sự hóa thân làm một giữa người sáng tác và người trình diễn --tuy hai mà trở nên một. Một cảm giác rất đầy đủ và hài lòng rất hiếm khi gặp khi người ta thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, và sau đó tôi thấy không cần viết gì thêm nữa về các nhạc phẩm còn lại. Tôi muốn giữ nguyên niềm hạnh phúc mà tôi vừa bắt gặp. Xin thân gửi đến tất cả quý vị niềm hạnh phúc ấy, như là một chia sẻ để kết thúc phần trình bày của tôi.

Cám ơn nhạc sĩ Lê Văn Khoa, cám ơn chị Ngọc Hà.

Xin cám ơn quý vị.