Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THÚY NGA, ASIA VÀ VÂN SƠN

 

THƯƠNG VỤ LÀM NÊN LỊCH SỬ

 

GIAO CHỈ - SAN JOSE

 

Ngày xưa, chưa bao giờ nghĩ tới

Ba mươi ba năm trước, sất bất sang bang, mắt nhắm mắt mở, người Việt bỏ nước ra đi. Có ông đồ Tây, trung niên tráng sĩ đi khắp các lều trại Pendleton để hỏi thăm chép lại chuyện Kiều. Tưởng rằng như cụ Phạm Quỳnh đã nói.

Kiều còn là tiếng Việt còn. Tiếng Việt còn là nước Việt còn

Có người đem theo được mấy tape nhạc vàng của Saigon. Máu văn nghệ nổi lên, tham vọng làm ăn thúc dục. Vào PX mua không có, nhờ người ra ngoài bê vào một cái máy thu băng. Đem nhạc vàng copy bán lại cho anh em. Tiếng ca Thái Thanh, Khánh Ly vang lừng từ trại trên xuống trại dưới. Bà con ta xuất trại về với họ đạo bốn phương, đã tìm mua vài tape nhạc bỏ vào hành trang. Gọi là chút văn nghệ quê hương mang theo. Mấy cuốn băng nghe đi nghe lại não nề. Chất nhựa dãn ra kéo dài điệu ngân như quê hương ngàn dặm biển khơi. Nước mắt lưu vong giọt ngắn giọt dài. Tưởng la, thôi thế từ nay là hết văn nghệ, văn gừng.

Ai mà biết rằng sẽ có ngày San Jose bốn mùa văn nghệ. Chẳng riêng gì nhạc vàng tiền chiến. Ngày nay sân khấu Bắc Cali có cả nhạc trắng nhạc hồng. Văn công Hà Nội lại hát “Người Tình Không Chân Dung”. Ca sĩ thế hệ trẻ Việt Nam mới từ trong nước sang Hoa Kỳ đi luôn cả bài “Anh không chết đâu em

Ba mươi năm trước chẳng ai nghĩ rằng lại có những chuyện như bây giờ.

Tháng 4 năm 1975, khi nửa triệu quân Mỹ đã rút về, hơn một triệu quân Việt Nam Cộng Hòa tan hàng, phòng tuyến tiền đồn Saigon của thế giới tự do thất thủ. Tưởng rằng cộng sản đã trở thành vô địch toàn cầu. Từ Tây Bá Lợi Á xuống Đại Tây Dương, Nga Xô bá chủ Đông Âu. Từ Mãn Châu xuống Thái Bình Dương, Trung Hoa nhuộm đỏ Á Châu. Cộng sản chiếm 3 phần 4 dân số và thống lĩnh một nửa thế giới. Không ai nghĩ đến sẽ có ngày cờ đỏ hạ xuống tại điện Cẩm Linh. Chủ Nghĩa Cộng Sản chấm dứt ngay tại thiên đường Sô Viết.

Ba mươi ba năm trước, giới yêu văn nghệ trong thế giới người Việt di tản, không ai ngờ lại có ngày ngồi mở TV, gài những đĩa nhựa DVD để xem được những tác phẩm “ ngon lành” của Thúy Nga, Asia và Vân Sơn.

Mua bộ đĩa mới nguyên bản hơn 20 mỹ kim. Nếu bạn là người tiết kiệm và chậm chạp. Ta mua các đĩa đợt trước đang bán on sale, giá cũng chỉ hơn 10 đồng.

Cũ người mới ta, đôi khi DVD kỳ trước lại còn hay hơn kỳ này.

Gia đình tỵ nạn ở tiểu bang Wiscousin lạnh giá. Họ hàng thuyền nhân trôi giạt ở xứ Na Uy hay cô đơn bên Băng Đảo. Ngồi quây quần xem DVD của các trung tâm bên Cali. Hạnh phúc biết chừng nào. Cuốn nào cuốn đó đều dàn cảnh công phu tráng lệ. Danh ca thi nhau đua tài. Quần áo ngàn tía muôn hồng. MC trổ hết nghề riêng chinh phục khán giả. Nhà sản xuất vất vả tìm đề tài mới lạ. Gọi là xây dựng văn hóa nhưng căn bản vẫn là làm ăn thương mại. Nhưng chính những tham vọng rất “người” rất tự nhiên và rất “làm ăn” đã làm nên lịch sử. Làm văn nghệ mà thành văn hóa. Đó chính là những trung tâm văn hóa đích thực của cộng đồng.

Ngày xưa, vẫn còn nhớ mãi

Hơn hai mươi về trước, từ Pháp quốc có người dân tỵ nạn mang danh hiệu Paris By Night ra đời dò dẫm thị trường di tản bằng các cuốn băng nhạc tape. Rồi chuyển qua Video trên TV mầu. Bây giờ xem lại thấy những Video đầu tiên thô sơ mờ nhạt, nhưng lúc đó thì đã hấp dẫn lắm.

Cũng vào thời kỳ đó, San Jose đã được coi là một thị trường quan trọng và nhà sản xuất Tô Văn Lai đến thung lũng hoa vàng để thăm dò và chuẩn bị cho công việc làm ăn lâu dài

Một nhân viên của cơ quan IRCC được biệt phái vừa lái xe vừa dẫn người khách Paris làm quen với San Jose. Trong các lần tiếp xúc, ông Lai dù rất dè dặt nhưng cũng đã phát họa giấc mộng lớn về một viễn ảnh tương lai của các chương trình văn nghệ Thúy Nga. Chương trình của nhà sản xuất Tô Văn Lai lúc đó chỉ mới dự trù các sản phẩm vĩ đại trong vòng một trăm ngàn mỹ kim và các đại nhạc hội một ngàn nguời tham dự. Đồng thời ông cũng bày tỏ tấm lòng sẽ góp phần vào việc xây dựng cộng đồng. Vào thời kỳ thập niên 80 ước mơ và hứa hẹn như thế cũng có thể coi như quá nhiều.

Tiếp theo Thúy Nga chính thức xây dựng cơ sở tại miền Nam Cali và San Jose luôn luôn là một thị trường quan trọng kể cả về trình diễn cũng như tiếp nhận sản phẩm.

Con đường của Thúy Nga khởi sự hướng về giải trí, văn hóa và nghệ thuật. Trải qua hơn 90 tựa đề từ Video tape đến DVD, thế giới của Thúy Nga vẫn nặng về nghệ thuật và nhẹ về chính trị. Ta hãy lướt qua các chủ đề để hiểu thêm về hướng đi của nhà sản xuất. Sau những tựa đề lơ mơ tơ liễu buông mành, Thúy Nga có chủ đề Nhạc yêu cầu (42) rồi trình diễn ở San Jose (43) Đem theo quê hương (49) Tết mọi nhà (52) Xuân kỷ niệm (55) Cây đa bến cũ (59) Trở lại San Jose (67) Tình yêu và quê hương (66) Xuân tha hương (76) 30 năm viễn xứ (77) Lại Tết mọi nhà (80) Âm nhạc không biên giới (81) Xuân kỷ niệm (85) Đường về quê hương (88) Thúy Nga tại Korea (89). Các sản phẩm mới nhất năm 2008 là Chân dung phụ nữ Việt Nam (90) và Huế Sài Gòn Hà Nội (91)

Với 91 tựa đề chủ lực, cơ sở Thúy Nga được coi là nhà sản xuất đi tiên phong trong lãnh vực sân khấu văn nghệ và phát hành băng nhạc. Ngoại trừ một lần khiếm khuyết quan trọng với tựa đề số 40 được coi là tuyên truyền cho cộng sản Việt Nam, các băng nhạc khác đều là những sản phẩm văn nghệ xuất sắc.

Riêng các chương trình mới đây đã có những màn coi như chống cộng mạnh mẽ và các DVD nầy bị cấm phổ biến tại Việt Nam, trở thành tài liệu quốc cấm.

 

Châu Á lên đường với Asia

Nối tiếp con đường xây dựng sân khấu và sản xuất băng nhạc là nghệ sỉ Trúc Hồ với thế hệ Asia . Từ 1 thanh niên Thuyền nhân của Trại Tỵ nạn, anh chàng nghệ sĩ vô danh trở nên ông bầu tên tuổi nặng ký.

Cũng như Thúy Nga, danh hiệu Asia trở thành ngẫu nhiên quen thuộc. Nếu biết rằng con đường đi xa đến hôm nay chắc hẳn các nhà sản xuất có thể đã đặt những tên khác.

Asia ngày nay không đơn thuần là các sản phẩm của Á Châu mà trở thành một ý nghĩa đấu tranh của một Việt Nam Cộng Hòa nối dài. Trải qua gần 60 chủ đề, quê hương của Asia có phần khác hơn quê hương của Thúy Nga. Quyết liệt hơn và tích cực hơn . Mỗi sản phẩm của Asia đều có những lời tuyên chiến với Cộng Sản Hà Nội và xác định chỗ đứng bên cạnh người cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa.

Lẽ dĩ nhiên cũng có lúc Asia lạc lõng theo “ Bước chân trên sàn nhảy (30) nhưng lại trở về với: Người lính (36), Hành trình 30 năm (46), Anh không chết (50), Tình khúc sau cuộc chiến (51), Màu sắc Tình yêu (53), Những bước chân Việt Nam (54), Yêu đời yêu người (56), Thế giới tình yêu (57), Lá thư từ chiến trường (58).

Thế giới của Asia là Cuộc chiến và Tình yêu. Trong khi thế giới của Thúy Nga là Xuân và Quê hương. Mặc dầu ra đời sau Thúy Nga nhưng Asia đã tìm được vị trí đặc thù trong lòng cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Sáu mươi tựa đề chính của Asia so với 90 chủ đề của Thúy Nga là những nỗ lục đáng hãnh diện. Sự tiếp tục mạnh mẽ hiện nay của cả hai thương hiệu đã nổi tiếng trong lòng khán giả ngồi nhà bấm máy coi DVD là những công việc đáng khích lệ.

Asia lại mở thêm con đường giới thiệu những nhân vật của cộng đồng đem cho thế giới di tản một niềm hãnh diện về đất nước và con người.

 

Vân Sơn, một chỗ đứng khác biệt

Trung tâm Vân Sơn lấy tên nhà sản xuất rõ ràng đã có một hướng đi với hình thức cũng như khán giả khác biệt. Chúng ta có thể chỉ chọn mua băng Vân Sơn. Chúng ta có thể thưởng ngoạn cả Thúy Nga, Asia và Vân Sơn. Nhưng khán giả chắc chắn phải cảm thông riêng với nội dung của DVD do Vân Sơn sản xuất.

Vân Sơn mới tham dự cuộc đua tài nhưng cũng đã có 40 chủ đề theo sát Asia và Thúy Nga. Rõ ràng là với các đề tài khác biệt, đậm đặc chất lượng miền Nam Việt Nam, luôn luôn mang nặng nụ cười bình dân của miền sông nước Hậu Giang, Vân Sơn có khách của Vân Sơn. Có nét duyên dáng của một thế giới lè phè. Có những nụ cười dễ dãi nhưng đôi khi cũng có cả nước mắt quê hương. Hết sức Nam Kỳ.

Trong những tác phẩm mới phát hành, Vân Sơn đã thể hiện những khai phá mới với chân trời lưu lạc của người Việt tại Đài loan và Cam Bốt. Xem DVD của Vân Sơn ở xứ Đài (36) khán giả có thể không quan tâm đến sân khấu mà lại chú ý đến hình ảnh của khán giả đến tham dự đêm văn nghệ. Những phóng sự đường xa của Việt Thảo dành cho người Việt bốn phương trời có dịp nhìn thấy quán bên đường ở Đài Loan, Cam Bốt. Cảm thông thân phận nổi trôi đau thương của người Việt ở những nơi còn còn đau thương hơn chúng ta bội phần. Nếu Vân Sơn có khả năng tiếp tục viễn du, với một gánh hành trang khiêm tốn hơn, và đi xa hơn. Ống kính của Vân Sơn có thể sẽ đến gần vói thực tế nhiều hơn và sẽ đem lại cho người Việt tại Hoa Kỳ và ngay cả tại Việt Nam có được những kiến thức rộng rãi cụ thể về người Việt lưu vong trên thế giới.Ngày xưa, đã có những toán văn nghệ 3 người nhẩy trực thăng đến các tiền đồn hát cho lính biên ải. Có lần trình diễn cho một trung đội địa phương quân và vợ con hơn 50 chục người ngồi trong sân rào kẽm gai. Sân khấu là thùng xe GMC hư hỏng từ lâu nằm chết 1 chỗ. Khi tiễn đưa toán văn nghệ lên tàu. Cả tiền đồn với vợ con lính nhà quê đều hết sức thương cảm lưu luyến chia tay. Buồng chuối của cây chuối duy nhất trong đồn được trao tay làm quà kỷ niệm.

Hai tháng sau đồn biên ải thất thủ số lớn chiến sĩ hy sinh cùng vợ con. Ở đơn vị tâm lý chiến Biên Hòa có 3 nguời nghệ sĩ vô danh chít khăn tang. Một cô ca sĩ, một tay đàn và một anh kỹ thuật với các máy móc xách tay. Câu chuyện nầy chúng tôi còn nhớ cho đến ngày nay.

Bây giờ Vân Sơn rất có khả năng đi xa đến các tiền đồn của dân tị nạn tại các góc khuất trên trần gian. Không cần sân khấu hoành tráng. Hay đi thật xa và đem về những thước phim có tiếng hát trong nước mắt.

 

Các thuơng hiệu hình thành mặt trận

Rõ ràng là các nhà sản xuất không hề liên kết mà còn phải cạnh tranh nghề nghiệp. Tên tuổi vô thưởng vô phạt. Vân Sơn, Thúy Nga và Asia. Dứt khoát đây không phải là một đảng phái chính trị. Không phải là đại diện cộng đồng. Không phải là chính phủ lưu vong. Không phải là cục tâm lý chiến. Nhưng cả 3 cơ sở rất thương mại đã làm nên lịch sử. Tất cả truớc hết chỉ vì làm ăn, nhưng công việc làm ăn đã gây ảnh huởng lớn lao trong công việc xây dựng một mặt trận văn hóa và góp phần lớn lao vào công cuộc đấu tranh chính trị của nguời Việt hải ngoại.

Khi viết bài tạp ghi này, chúng tôi không phải là nguời hiểu biết nhiều về công việc làm ăn trong ngành sản xuất băng nhạc.

Chúng tôi cũng không phỏng vấn hay tìm hiểu rõ các tin tức bên trong. Đơn thuần chỉ là ý kiến của 1 khán giả như trăm ngàn khán giả của các video tape ngày xưa và DVD hôm nay. Chúng tôi rất hoan nghênh các sản phẩm của quý vị từ Vân Sơn, đến Thúy Nga và Asia. Mặc dù còn khuyết điểm như con đuờng đi hơn 20 năm dài đã đạt rất nhiều thành quả.

Co thể vẫn còn cần nhiều nỗ lực. Các trăn trở về đề tài, cần sáng tạo về những ý kiến mới. Nhu cầu chau chuốt hơn về trình diễn và lời ăn tiếng nói của MC.. Nhu cầu lớn nhất về các kịch bản cho các ban kịch. Nhu cầu phải đưa trình độ thưởng ngoạn của khán giả lên cao hơn thay vì hạ thấp cho hợp với khán giả bình dân. Phải tránh sự quảng cáo quá cuờng điệu dù là quảng cáo cho chính nghĩa quốc gia, cho tinh thần của nguời lính Việt Nam Cộng Hòa hay cho các nhân vật làm vẻ vang cộng đồng. Sự gần gũi với chân thực mới là điều thật sự chân quý.

Quý vị, vô tình ngày nay đã trở thành ngọn đuốc soi đuờng cho dư luận qua ảnh huởng lớn lao của cả 3 trung tâm với hàng triệu khán giả trải qua 20 năm dài. Các DVD đã trở thành nhịp cầu liên lạc của nguời Việt trên thế giới. Và trở thành cơ sở truyền bá văn hóa, nghệ thuật, xây dựng Việt ngữ, phổ biến bài ca, tiếng hát đến khắp mọi nơi.

Trên mạng luới Internet đã có những lời phê bình mạnh mẽ về khuyết điểm của các video tape và DVD, nhưng cũng có rất nhiều tán thuởng.

Hiện nay tệ trạng in lậu bán rẻ hay đưa lên mạng luới toàn cầu cũng đã làm hại rất nhiều cho các nhà sản xuất mà mỗi kỳ phát hành phải có can đảm dành ra số vốn hết sức lớn lao.

Chúng ta làm như thế là tự giết chết những con chim họa mi của mặt trận văn hóa hải ngoại.

Ngay xưa với cả 1 guồng máy từ bộ Thông Tin Việt Nam Cộng Hòa đến Tổng cục chiến tranh chính trị, chúng ta chưa có cơ hội phát hành đuợc một tài liệu nào tuơng tự như các sản phẩm DVD ngày nay.

Ngay bây giờ, Cộng sản Việt Nam với hơn 80 triệu dân của 1 quốc gia thống nhất cũng chưa có sản phẩm nào so sánh đuợc với các DVD của các trung tâm Vân Sơn, Asia và Thúy Nga. Cả ba trung tâm hải ngoại đang ráo riết cạnh tranh chung 1 thị truờng trên 3 huớng đi khác nhau, nhưng lại vô tình đứng chung trên 1 mặt trận văn hóa rất quan trọng. Các khuyết điểm nhất thời chỉ là tiểu tiết. Vì vậy chúng ta phải yểm trợ cho các chiến sĩ văn hóa của cùng một chiến tuyến. Họ là người giữ sân cho cầu thủ. Là người quét sân khấu, kéo màn và chiếu đèn cho các nghệ sĩ không phải chỉ đến với các khán giả đối diện. Đối tượng là hàng triệu khán giả từ mọi nơi và kể cả lớp khán giả tương lai. Những cuốn băng nhạc tưởng là chỉ vui chơi giải trí qua đường nhưng chính là di sản của lịch sử. Vì vậy chúng ta phải bảo vệ.

Mua băng lậu là giết chết con chim họa mi của nguời Việt lưu vong.

Ăn bánh mà không trả tiền, là ta đang ăn những chiếc bánh cuối cùng.

Giao chỉ San Jose