Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ĐI TÌM NGƯỜI NHẠC SĨ

BÍ MẬT NHẤT NĂM 2007

 

MẶC THIÊN

 

* Đi Tìm Tác Giả “Khóc Mẹ Dân Oan, Nhạc Sĩ Bí Mật Nhất Năm 2007”

Trong sản phẩm DVD số 57 của trung tâm Asia phát hành gần đây và trước đó là trong dĩa nhạc "Hát cho Người Dân Oan" do nam ca nhạc sĩ Việt Dzũng thực hiện, khán giả được thưởng thức một bản nhạc với nội dung khác hẳn chủ đề tình yêu thường thấy trong các sản phẩm giải trí. Một bài hát có tên “Khóc Mẹ Dân Oan” của nhạc sĩ Mặc Thiên, đang sống trong nước, trong cuốn CD do nam ca sĩ Anh Phương trình bày, và trong cuốn DVD do ca sĩ Như Quỳnh trình bày, nói về những người dân oan tử miền Tây lên Sài Gòn khiếu kiện đất đai.

Như Quỳnh trong nhạc phẩm "Khóc Mẹ Dân Oan"

 

Không một ai trong giới thưởng ngoạn Việt Nam biết Mặc Thiên là ai, và người ta gọi anh là "người nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007".

Đã từ lâu các sản phẩm băng đĩa nhạc của một số trung tâm lớn tại Hải Ngoại được sao chép lậu và bán tại thị trường Việt Nam.

Đã từ lâu, cả người bán, người mua và công an văn hoá, công an khu vực tham gia trong một trò chơi như trò chơi "cút bắt". Một cuộc chơi để, một bên thì cố gắng mua và bán cho được sản phẩm nguyên vẹn từ hải ngoại, một bên thì cấm cho bằng được, hoặc ép để cắt xén cho hết những đoạn có nội dung “nhạy cảm” trong các sản phẩm giải trí từ nước ngoài.

Nhưng đến những ngày gần đây, các sản phẩm giải trí không còn đơn thuần là giải trí, khi bắt đầu đề cập nhiều đến một số vấn đề thời sự, chính trị trong nước.

Và những ngày gần đây nhất, công an văn hoá Việt Nam, còn gọi là PA 25, bắt đầu ra chiến dịch truy quét để ngăn cấm một sản phẩm vừa phát hành, đồng thời, tìm cho ra tác giả một bài hát trong sản phẩm ấy.

 

* MẶC THIÊN VÀ KHÓC MẸ DÂN OAN

“Khóc Mẹ", còn có tên “Khóc Mẹ Dân Oan” là nhạc phẩm đầu tiên xuất hiện trên một DVD giải trí để nói về phong trào dân oan các tỉnh miền Tây vào Sài Gòn, ra Hà Nội khiếu kiện các vấn đề đất đai. Còn Mặc Thiên thì được dư luận gọi là “Nhạc Sĩ Bí Mật Nhất Năm 2007”.

Trong một sự tình cờ hi hữu, chúng tôi đã bắt được liên lạc với người nhạc sĩ bí mật này, và qua anh, một số bí mật liên quan đến nhạc phẩm “Khóc Mẹ" được “bật mí”. "Khóc Mẹ" được sáng tác trong mùa Lễ Mẹ, Lễ Vu Lan. “Khóc Mẹ" được sáng tác sau khi người nhạc sĩ nhìn thấy các bà mẹ quê từ tỉnh lên Sài Gòn, trụ lại hàng tháng trời giữa mưa Sài Gòn, trên lề phố Sài Gòn để đòi, trong tuyệt vọng và trong ôn hòa, những tài sản chắt chiu từ bao lâu. “Khóc Mẹ” được sáng tác tại Sài Gòn trong một ngày mưa giữa năm 2007!

“Trung tuần tháng Bảy, 2007, trong những ngày mưa bão, mình mặc đủ áo đi ra đường, vẫn cảm thấy lạnh, thì đối với những người mẹ đang đấu tranh cho quyền lợi thì sao? Lúc ấy mình đi trên chiếc xe mà cũng không dừng lại được, mình thấy khó khăn cho một ai đó dừng lại tiếp tế cho những người mẹ đang chịu những cảnh thương tâm.

Những tấm bạt đơn sơ, chỉ có thể che nắng chứ không che nổi mưa tạt vào. Mình không thể đứng lại, mình chỉ đi mà không biết đi về đâu. Đi mà nước mắt cứ chảy. Về nhà, mình thấy rất là buồn, buồn mà không thể làm gì được, không thể ngủ được. Mình cầm bút lên viết mà nước mắt cứ tuôn, tuôn, tuôn, không cầm được".

Thế là bài hát ra đời. Nhạc sĩ Mặc Thiên cho biết là, khởi thủy anh viết bài "Khóc Mẹ" để tặng các bà mẹ Tiền Giang. Lúc ấy, câu mở đầu bài hát được viết như sau:

“Một ngày trần gian khóc thương mẹ Tiền Giang”.

Về sau, khi các tỉnh khác cũng làm theo, câu đầu tiên của bài hát được đổi lại, thành ra: “Một ngày trần gian khóc thương mẹ dân oan”.

Bài hát "Khóc Mẹ" ra đời vào dịp Vu Lan, là dịp, theo lời Mặc Thiên, mà những người mẹ đáng lẽ được nhận tình thương từ những người con của mình. Trong trường hợp này, thì những người mẹ lại phải chịu cảnh bão lũ. Anh nói, bài hát này được viết ra chỉ để chia sẻ cùng các bà mẹ chứ không biết, và cũng không dám, chia sẻ cùng ai.

 

* TÂM SỰ CỦA "NHẠC SĨ BÍ MẬT NHẤT NĂM 2007"

“Khóc Mẹ" có câu thơ nghe khá lạ tai:

Vườn ruộng đất

nhà tranh con hoán đổi

Mẹ sống sao đây

khi đổi mười lấy một?

Mặc Thiên giải thích ý nghĩa như sau; "Đổi mười lấy một, là điều mà người Việt Nam nào cũng biết. Những mảnh đất, những căn nhà, khi đã được vào các dự án hay bất cứ cái gì của chính quyền thì chỉ đổi được 1 phần 10 giá trị. Đó là nói cho có, chứ thực ra chưa tới 1 phần 10."

Những cuộc đổi tiền trước đây cũng vậy, không ai mà không đau lòng trước sự thay đổi thời thế bất ngờ. Số phận của những người bị thay đổi đó, thực là tôi không biết làm sao mà tả được.

Liên quan đến hai câu thơ khác,

"Ngại gì sương gió

nuôi con qua khổ nạn

Nay con sang giàu

mẹ sống cảnh lầm than"

Mặc Thiên giải thích ý nghĩa: "Đó là nói về những người mẹ đã khổ công nuôi những đứa con của mình. Có những đứa con vì hoàn cảnh nào đó, vì sai lầm hay sa cơ, về với mẹ, mẹ lúc nào cũng mở lòng, dang tay ra đón không cần biết những đứa con đó đã làm gì. Nay, khi thành công thì lại quay lưng lại, lấy đất đai của mẹ. Những đứa con đó bây giờ là những đứa con có quyền thế”.

Trò chuyện cùng một người Việt Nam, có quan hệ gần gũi với giới bán băng đĩa nhạc trên đường Huỳnh Thúc Kháng, Sài Gòn, anh cho biết về hiện tượng “Khóc Mẹ” của Mặc Thiên.

"Những người trong nước cho đến bây giờ vẫn chưa được biết về nhạc sĩ Mặc Thiên. Rõ ràng những người trong nước khá quan tâm đến bài này. Cho dù cắt bớt phần giới thiệu, thì tên bài hát cũng đã nói rõ điều muốn nói. Bài hát ra đời khiến người nghe xúc động. Nói là “sốc” thì hơi lớn, nhưng rõ ràng là có tác động, có một cái gì đó như hiệu ứng rất rõ ràng với người nghe”.

 

* MẶC THIÊN, CON NGƯỜI VÀ CÁC SÁNG TÁC

Trở lại câu chuyện của nhạc sĩ Mặc Thiên. Một số tin tức cho biết anh hiện sinh sống tại Qui Nhơn và được biết đến nhiều trong giới nhạc sĩ Việt Nam. Bây giờ, bắt đầu bằng nhạc phẩm "Khóc Mẹ", Mặc Thiên lui vào dòng nhạc ngoài luồng, một quyết định mà một số người gọi là “ông nguyện dâng đời mình để hát cùng dân tộc."

Mặc Thiên cho biết anh vừa sáng tác xong bản nhạc “Khấn Nguyện”. Bài hát này sẽ được trình làng trong một tác phẩm CD khác cũng do nhạc sĩ Việt Dzũng thực hiện.

Con xin cúi đầu lạy trời cao

Khấn nguyện cùng tổ tiên

Xin cho đất mẹ bình yên

Thoát khỏi quân tham tàn

Đã đang tâm gieo rắt hận thù

Chia rẽ thâm tình quê hương

Buộc lòng người vượt trùng dương

Phơi thây giữa lòng biển khơi

Đau thương,

uất nghẹn lòng hờn căm

Nước Việt giặc tràn lan

Quân gian kết bè ngoại bang

Chúng chẳng thương dân mình

Tính toan vơ vét đến tận cùng

Đất nhà tiền của nhân dân

Đổ mồ hôi nhọc công lao

Qua bao năm khốn khó nguy nan

Xin ơn trên, xót thương

dân tộc Việt Nam

Ban ân sống đời bình an

Không còn đói nghèo lầm than

Bắc Nam chung vai một lòng

Giữ non sông quê hương vẹn toàn

Nối lại giống nòi yêu thương

Ơn trời những bậc hiền nhân

Thoát cảnh ngục tù bạo quân

Xa nơi tối tăm nhục hình.

 

MẶC THIÊN: “TÔI NGUYỆN DÂNG ĐỜI MÌNH DỂ HÁT CÙNG DÂN TỘC”

Từ ngày 22 tháng 6 đến ngày 18 tháng 7 năm 2007, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến cuộc biểu tình đòi công lý đông đảo và bi tráng nhất của dân chúng miền Nam chống lại những kẻ cướp đến từ phương Bắc. Nhiều người đã căm phẫn. Nhiều người nữa không giấu được xót xa. Có cả những người bất lực chỉ có thể đứng nhìn đồng bào trong cơn hoạn nạn trước sự thờ ơ của chính quyền.

Bằng cách này hay cách khác những người dân Việt Nam đã yểm trợ nhằm chia sẻ hoạn nạn. Trong đen tối đất trời quê hương một nhạc sĩ đã tự nguyện rút lui vào thế giới underground, từ bỏ những ánh hào quang danh lợi để được hát lên nỗi đau của dân tộc. Người nhạc sĩ ấy tên là Mặc Thiên - nhạc sĩ bí ẩn nhất của năm 2007. Như anh từng tâm sự với Chứng nhân Lịch sử, anh không thể cho phép mình thản nhiên đứng ngoài số phận của giống nòi, không thể bưng mắt, bít tai trước cảnh khóc than của đồng loại.

Ca khúc “Khóc mẹ dân oan" (Còn được biết với tên gọi ngắn gọn hơn là “Khóc mẹ”) của anh đã nhanh chóng được truyền đi qua internet đến với những trái tim Việt Nam lên khắp năm châu và đã được Trung tâm Asia chọn giới thiệu trong chương trình Asia 57 qua tiếng hát của nữ ca sĩ Như Quỳnh. Tiếng vọng về từ đồng bào các nước đã chứng minh rằng trong cuộc chiến đấu chống bạo quyền độc tài toàn trị của dân chúng Việt Nam, người dân trong nước không đơn độc.

Nhân dịp ca khúc “Khóc mẹ dân oan” chính thức được phát hành, chúng tôi đã thực hiện được cuộc phỏng vấn dưới đây, nhưng xin được giữ bí mật hình ảnh của anh cũng như mọi thông tin khác liên quan đến Mặc Thiên.

Hỏi: Xin anh cho biết trong hoàn cảnh nào anh đã viết tác phẩm “Khóc mẹ dân oan” và vì sao anh lại viết những lời như vậy?

Mặc Thiên: Đầu tiên, cho phép tôi được cảm ơn Chứng nhân Lịch sử đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này cũng như cảm ơn Trung tâm Asia và ca sĩ Như Quỳnh đã giúp hát lên ca khúc của tôi. Tôi muốn nói rằng tôi chỉ là một trong số rất nhiều những tác giả đã chọn con đường hát cho vận mệnh đất nước. Ca khúc “Khóc mẹ dân oan” cũng chỉ là một bài hát nhỏ bé trong số nhiều bài hát chưa có cơ hội được vang lên dưới sự kiểm soát ngặt nghèo của chế độ này. Nhưng tôi cũng đồng thời khẳng định rằng sẽ không có sức mạnh nào đè bẹp được lòng dân. Không có bạo quyền nào cướp được trái tim của dân tộc

Về ca khúc “Khóc mẹ dân oan” tôi đã viết ngay trong những ngày tháng diễn ra cuộc biểu tình của người dân miền Nam Việt Nam chống lại quân gian ác đã cướp đất đai nhà cửa của mình. Báo chí nô dịch của nhà nước có thể gọi đó là cuộc “khiếu kiện đông người”, nhưng tôi gọi đó là cuộc biểu tình chống chính sách ăn cướp của chính quyền từ những cấp rất cao chứ không chỉ của bọn cán bộ địa phương quen thói vơ vét, hà hiếp dân nghèo.

Tôi đã không có điều kiện để vào tận nơi, để nhìn tận mắt cảnh khổ của bà con, nhưng qua những thông tín từ bạn bè văn nghệ sĩ, tôi biết bà con đã phải chịu đau khổ, uất ức đến bực nào. Nơi tôi ở đây cũng là một thành phố nhưng chỉ cần cán bộ phường đe nẹt một tiếng là người dân đã sợ điếng hồn. Không sợ sao được? Từ ngày có chế độ Cộng sản ở Việt Nam, bao nhiêu người đã chết, đã bị thủ tiêu bằng những hình thức man rợ nhất mà cuộc thảm sát năm 1968 ở Huế là vết đen Cộng sản sẽ không bao giờ rửa được dù họ có đổ hết bao nhiêu xà bông với hóa chất giặt tẩy loại mạnh nhất. Tội ác Cộng sản tôi muốn dùng hai câu trong bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi để chỉ cho rõ. Đó là: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi”.

Người dân Việt Nam đã quen bị hà hiếp đến mức chịu đựng trở thành một đặc tính. Vậy thì tại sao họ lại dám đứng lên cả ngàn người? Chỉ có một cách trả lời thôi. Vì cái mà bọn cướp bắt họ chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của người dân. Nói cách khác là người dân đã không thể chịu đựng nổi. Bạn tôi ở Sài Gòn kể lại trong gần một tháng đó, những người dân nghèo đã bị trệt đường sinh sống. Họ bị chặn không cho nhận tiếp tế thức ăn, nước uống. Họ bị chạn không cho tắm rửa, không cho đi vệ sinh là những nhu cầu thiết yếu của một con vật chứ chưa nói là một con người. Ai là người Việt Nam không xót xa khi nhìn thấy những người mẹ già những đứa em thơ dại phải dầm mưa, dãi nắng để đòi lại đất nhà? Nếu có một hay nhiều kẻ như vậy, tôi phải gọi đó là bọn vô lương tâm là quân dã thú.

Hỏi: Là một tác giả thuộc nhóm “chính thống” và có nhiều tương lai điều gì đã dẫn anh đến quyết định rút lui vào thế giới underground?

Đáp: Để trả lời câu hỏi này, tôi nhờ cô nhìn quanh một chút và nói tôi nghe xem có nhạc sĩ nào thuộc dòng chính thống đã dám lên tiếng về sự kiện chưa? Những người dám nói đều bị chính quyền sách nhiễu. Một số đã buộc phải im lặng, số khác đành phải nói trớ đi, nhẹ hơn dưới dạng những bài thơ, tản văn. Để có thể nói đúng với tiếng nói của lương tâm mình mà không sợ bị chính quyền khủng bố, chúng tôi chỉ còn cách náu mình vào thế giới underground. Tránh được khỏi sự săn lùng, trấn áp của chính quyền thì chúng tôi mới có thể nói đúng những điều đang thực sự xảy ra, hát đúng tình cảnh của hàng triệu người dân Việt Nam đang phải lầm lũi sống, lặng lẽ khóc trong cảnh lầm than, trong bóng tối cường bạo. Từ hồi quyết định rút lui vào bóng tối để sống với thế giới underground, tôi thực sự hạnh phúc vì đã không phải sợ hãi, không phải tự mình kiểm duyệt những tác phẩm của mình. Tôi có thể viết đúng điều mình nghĩ, hát được điều muốn hát. Tôi nguyện sẽ dâng hiến cuộc đời mình để hát cùng dân tộc dù đó là lời hát reo vui hay những khúc nhạc não nề.

Hỏi: Xin anh cho hỏi một câu riêng tư. Từ sau quyết định sống như một tác giả underground, anh có gặp khó khăn gì về vật chất hay tinh thần không?

Đáp: Nhạc sĩ ở Việt Nam không sống được bằng nghề, cô à! Tôi sáng tác, nhưng thu nhập

chính vẫn là từ việc khác nên cũng không gặp khó khăn gì. Điều khó khăn duy nhất là tôi không thể nói với bất kỳ ai rằng tôi chính là Mặc Thiên. Điều đó cũng đau đớn giống như việc mình sinh ra một đứa con nhưng không thể nhìn nhận nó. Chỉ trong một xã hội độc tài, toàn trị như thế này người nghệ sĩ như chúng tôi mới phải chịu đựng điều đau đớn đó thôi. Nhưng tôi chấp nhận được. Tôi cũng tin là sẽ có một ngày mai quê hương tôi sẽ thoát nạn Cộng sản, khi những người con trung hiếu của dân tộc dám đứng lên trút bỏ gông cùm để sống cho quê hương.

Cảm ơn anh và xin chúc anh thêm nghị lực, niềm tin để tiếp tục con đường của mình. Lịch sử không thể bị chôn vùi dù có bao nhiêu thế lực đen tối cố bưng bít và lấp liếm. Trước súng đạn, dùi cui, hơi cay và những thủ đoạn đàn áp khác, tiếng nói của tự do vẫn sẽ vang lên. Tiếng hát cho quê hương vẫn sẽ vang vọng cho đến khi Việt Nam thực sự có ánh sáng.

 

CSVN TIẾP TỤC DUY TRÌ CHÍNH SÁCH VĂN HÓA VẠN 1 CHIỀU

Một bản tin đăng trên báo Thanh Niên ở trong nước nói rằng cho đến nay, khoảng 1000 bài hát được sáng tác trước năm 1975 được cho phép hát chính thức tại Việt Nam. Con số này chỉ vào khoảng 10 phần trăm trong số trên 10 ngàn bài được sáng tác từ năm 1945 đến 1 975.

Điều đặc biệt, trong khi hàng loạt ca sĩ, nhạc sĩ từ nước ngoài về trong nước trình diễn, thì các hãng sản xuất băng đĩa nhạc lại gặp khó khăn trong việc xin giấy phép sử dụng các ca khúc này cho mục đích thương mại.

Hãng sản xuất gặp khó khăn, còn người dân thường muốn nghe thì sao? Thiện Giao có bài tường thuật sau đây, kèm theo một số chi tiết về sinh hoạt âm nhạc trước năm 1975 tại miền Nam.

Việt Nam trong giai đoạn nửa sau thế kỷ 20 có 3 thời điểm đánh dấu lịch sử, đó là các năm 1945, 54 và 75. Và tính nhạy cảm về mặt chính trị của 3 thời điểm này cũng gây ra sự cấm cản về mặt âm nhạc từ năm 1975 kéo dài mãi đến nay.

Trong bài viết "Long Đong Ca Khúc Trước 1975" đăng trên báo Thanh Niên ngày 12 tháng Hai vừa qua, tác giả bài báo đặt vấn đề những khó khăn mà các nhà sản xuất trong nước gặp phải khi đi xin phép dùng những bài hát trước 1975 để phát hành.

Bài báo nói rằng, có khoản trên 1 0 ngàn bài hát được sáng tác trước 1975 trở ngược về thời điểm 1945, nhưng đến thời điểm hiện nay, chỉ mới có khoảng 1 ngàn bài được cấp giấy phép biểu diễn. Nói nôm na, cứ 10 được sáng tác thì hết 9 bài bị cấm.

Việc cấm nhạc liên quan đến 3 thành phần. Thứ nhất là các nghệ sĩ sáng tác. Thứ nhì là giới thưởng ngoạn. Và thứ ba là những nhà sản xuất, đóng vai trò gạch nối giữa nghệ sĩ và giới thưởng ngoạn.

Cả 3 thành phần này đều bị Bộ Văn Hóa Thông Tin ngăn cản quyền của mình. Vì Bộ Văn Hóa Thông Tin là cơ quan chủ quản của Phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Nhạc Sân Khấu thuộc Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn.

Họa sĩ Trịnh Cung, người cũng có một số tác phẩm thơ được phổ nhạc trước 1975 và hiện

vẫn sống trong nước, nhận xét về tình trạng khó khăn của giới sản xuất băng đĩa tại Việt Nam:

"Bây giờ thì đã nghe được nhiều. Các phòng trà, các tụ điểm hát cho nhau nghe, người ta nghe và hát đủ loại nhạc của Sài Gòn cũ. Tuy nhiên, trên thị trường thì chưa được cho phép. Muốn cho phép thì phải đợi một chủ trương. Mà điều này thì gây khó khăn cho những nhà sản xuất băng đĩa nhạc".

Những nhận định của ông Trịnh Cung phản ảnh được những khó khăn phức tạp mà các nhà sân xuất gặp phải.

Bài báo đăng trên Thanh Niên trích lời ông Huỳnh Tiết, giám đốc Bến Thành Audio Video, rằng hãng sản xuất băng đã xin Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn cấp phép ca khúc nào trước 1975 thì chỉ có đơn vị đó biết.

Do đó, công ty khác muốn xin cấp phép ca khúc đã được duyệt phải lặp lại công đoạn này, rất mất thời gian".

Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng cũng có nhận định tương tự: "Vấn đề quản lý ca khúc trước 1975 cực kỳ phức tạp. Có những đơn vị xin trực tiếp Cục Nghệ Thuật biểu diễn, khi được phép rồi, Cục lại không thông báo hoặc thông báo trễ đến Sở Văn Hóa Thông Tin nên các công ty băng đĩa gặp trở ngại vì không được Sở Văn Hóa Thông Tin cấp phép".

Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm trước năm 1975 khiến người ta nhớ lại cách đây 3 năm,

cơ quan chức năng Việt Nam đã điều tra một nhà sản xuất trong nước chỉ vì trên một CD của hãng này có một bài hát rất nổi tiếng, không hề dính dáng đến chính trị. Đó là bài "Bang Bang".

Việc cấm sử dụng các nhạc phẩm được sáng tác trước 1975, xét trong một khía cạnh nào đó, lại không có hiệu quả. Lý do là lệnh cấm ấy chỉ có tác dụng trực tiếp lên nhà sản xuất, còn người dân thì vẫn nghe ở nơi riêng tư, ở nhà, ở quán cà phê, hoặc ngay cả những tụ điểm hát cho nhau nghe.

“Nhưng mà họ có được hay không được phép thì chuyện thụ hưởng âm nhạc không phải bây giờ mà đã diễn ra 20 năm nay trong một underground của cảm thụ văn hoá này. Người Việt Nam đã tự cho mình nghe những tác phẩm cũ mà không cần phải xin phép ai, vì họ nghe trong một nơi rất riêng, nghe ở nơi mà người đồng cảm của họ cùng hát, cùng thưởng thức".

 

* GIỚI YÊU NHẠC VỚI CÁC SÁNG TÁC TRƯỚC 1975

Vài năm sau 1975, ngay tại Sài Gòn, người yêu nhạc sáng tác trước 1975 vẫn có thể mua nhạc, nhưng là mua lén, từ những người ban trên lề đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi.

Cách mua bán được thực hiện như sau: người mua cầm theo danh sách các bản nhạc mình yêu cầu, người bán nhận danh sách ấy và phải 3 ngày sau, hai bên mới gặp nhau lại ở một nơi khác nhận băng nhạc và thanh toán tiền.

Đúng như nhận xét của hoạ sĩ Trịnh Cung, việc cấm nhạc không có hiệu quả đối với người nghe. Có một bài hát rất hay, rất nổi tiếng nhưng lại mang một số phận bi đát một thời ít ai biết đến.

Bài thơ “Màu Tím Hoa Sim" trước khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và trở nên nổi tiếng trong Nam, đã bị cấm trên toàn miền Bắc.

Một người đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn bài thơ ra đời kể rằng thi phẩm Màu Tím Hoa Sim nổi tiếng ngay từ lúc ra đời và cũng bị cấm ngay sau đó.

Vì bị cấm, bộ đội thời ấy không đọc cho nhau nghe nhưng ghi lại trong những mảnh giấy nhỏ và giấu trong ba lô. Khi tử trận, đồng đội của họ phải soạn lại balô để gởi các kỷ vật về cho gia đình. Đến khi ấy, mới biết trong hành trang của mỗi bộ đội đều có bài thơ “Màu Tím Hoa Sim".

Việc cấm nhạc khiến người ta nhớ lại sinh hoạt âm nhạc miền Nam trước 1975. Những ca khúc và những bài thơ có nguồn gốc từ miền Bắc đã được lưu hành rộng rãi tại miền Nam, thậm chí được các nhạc sĩ trong Nam phổ nhạc.

Bài thơ "Các Anh Đi” của một thi sĩ miền Bắc được Văn Phụng phổ nhạc. Bài thơ của Hữu Loan "Màu Tím Hoa Sim" do Phạm Duy soạn thành “Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà” đã nổi tiếng một thời và được người dân miền Nam ưa thích.

Đặc biệt, ca khúc “Đợi Anh Về Em Nhé,” thơ của Simonov, lời dịch của Tố Hữu, do Văn Chung pho nhạc được ban hợp ca Thăng Long trình diễn nhiều năm.

Thậm chí, ca khúc "Sơn Nữ Ca" của Trần Hoàn cũng được các ca sĩ Sài Gòn hát rất nhiều.

Và nhạc sĩ Trần Hoàn chính là cựu bộ trưởng Bộ Văn Hóa Thông Tin, cơ quan có quyền ra lệnh cấm nhạc.

Bản tin của tờ Thanh Niên thống kê cho thấy năm 1989, 49 bài hát sáng tác trước 1945 được cho phép biểu diễn. Đến năm 1991, thêm 66 ca khúc trước 1975 được cho phép. Một năm sau, thêm 66 ca khúc nữa, rồi thêm 90 ca khúc nữa. Cho đến nay, sau nhiều đợt cho phép nhỏ giọt, tổng số 1 ngàn bài hát trước 1975 đã được cho phép.

Nói với báo Thanh Niên, ông Phạm Đình Thắng, trưởng phòng Quản Lý Biểu Diễn và Băng Đĩa Ca Nhạc Sân Khấu khẳng định bất cứ đơn vị nào thắc mắc có thể gọi đến số điện thoại của Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn là 048437451 sẽ được giải đáp thỏa đáng. Chúng tôi gọi đến số điện ấy 3 lần. Ba lần đều không có người nhấc máy.

Tuệ Giao

(Trích Hồn Việt)