Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

TT BLUE OCEAN MUSIC

PHÁT HÀNH DVD

VƯỜN HOA ÂM NHẠC

& TIẾNG CƯỜI #10

“NGƯỜI VIỆT TRÊN XỨ NGƯỜI”

 

 

Nhắc đến biến cố 30 tháng 4 năm 1975, những người Việt tha hương trên toàn thế giới đều không khỏi bùi ngùi xúc động. Đây có thể coi là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Vì chính bởi biến cố đầy đau thương này, biết bao người con yêu quý của tổ quốc Việt Nam đã phải lìa bỏ quê hương, tản mác tha hương khắp bốn phương trời. Nhắc nhớ lại và để vinh danh những con người đã trưởng thành trong giai đoạn binh lửa ấy, cuốn DVD Ca nhạc “ Người Việt trên xứ Người” của Blue Ocean Music vừa phát hành trong những ngày cuối tháng 4, sẽ giúp cho quý khán giả thêm tự hào về một chặng đường dài với nhiều thử thách mà người Việt viễn xứ chúng ta đã vượt qua để có được những thành tựu đáng trân quý của ngày hôm nay.

Được thu hình tại một rạp hát lớn trong vùng Nam Cali-Charles M. Schulz (Knott’s Berry Farm)– cùng với nhiều đoạn băng tư liệu, hình ảnh thật quý giá và những khách mời danh dự tiêu biểu của cộng đồng người Việt Hải Ngoại, chương trình đã chuyển tải được trọn vẹn ý nghĩa và nội dung của chủ đề “ Người Việt trên xứ Người “. Đảm nhận phần điều khiển chương trình với hai MC quen thuộc của Trung tâm Blue OceanTrịnh HộiBăng Châu cùng sự trẻ trung, duyên dáng trong lần đầu tiên xuất hiện của Huyền Ny sẽ là một chiếc cầu nối đồng điệu về cảm xúc giữa khán giả và tất cả các nghệ sĩ trình diễn trong chương trình.

Tiết mục mở màn được bắt đầu bằng những hình ảnh tư liệu được chiếu trên một màn hình lớn, cuộc di tản 30 tháng 4 cùng ký ức về thuyền nhân Việt Nam trong những chuyến hải hành đầy hãi hùng trên đường đi tìm tự do chợt trở về trước mắt chúng ta. Cảm xúc chợt dâng trào hơn nữa với những tiếng hát trẻ của Trung Tâm trong khúc ca bất hủ “ Ngày về” của nhạc sĩ Hoàng Giác, từng câu hát dìu dặt như một lời hứa hẹn của những đứa con Việt tha phương sẽ trở về nơi quê Mẹ trong một ngày của tương lai thật tươi sáng.

Tha hương, tất cả mọi tình thương và nỗi lo lắng nhất của người ra đi chính là những người còn ở lại, như trong một bài hát nổi tiếng của Châu Đình An “ Cay đắng bờ môi”:” …ra đi tôi nhớ thương ơi, nghẹn ngào cay đắng bờ môi…khi đi đau đớn vô ngần, dòng đời không có mùa xuân..”. Một chút âm hưởng Huế trong giọng hát ngọt ngào, day dứt của nữ nghệ sĩ Phượng Mai đã giúp lột tả hết những gì trăn trở, nhớ thương của hàng triệu triệu những người đã ra đi và của cả chính tác giả. Cùng tiếp nối tâm trạng trong bài hát trên  là một giọng hát trẻ, lần đầu tiên đứng trên sân khấu của Vườn Hoa Am Nhạc và Tiếng Cười- nữ ca sĩ trẻ Tâm Phương Anh-.

Có một bài hát thật hay, lãng mạn và nhẹ nhàng đã lâu không được nghe nhưng rất được yêu thích trong những ngày đầu người Việt tha hương đã được thể hiện qua giọng ca của nữ ca sĩ Loan Châu, bài hát “ Cánh chim viễn xứ” của Linh Giang mà cô chọn để góp mặt trong chương trình rất phù hợp với chủ đề lần này. Trong chiếc áo dài màu hoàng yến điểm xuyết những họa tiết trong cách ăn mặc của thiếu nữ Sài Gòn xưa, cô đã chọn lối hát nhẹ nhàng hơn thường thấy, từng câu hát không cầu kỳ trong cách xử lý nhưng đã chuyển tải được hết nỗi cô đơn, mong mỏi của nhân vật trong bài hát “…quê hương ơi tôi đã khóc khi chiều về, mơ thật nhiều ôm muộn phiền cho kiếp người…”

Nhạc cảnh gây xúc động nhất trong chương trình và có sự xuất hiện của đông đảo ca sĩ, diễn viên phụ họa nhất chính là “Đêm chôn dầu vượt biển & Quê hương bỏ lại” của Châu Đình An và Tô Huyền Vân. Với sự hợp diễn của các diễn viên đủ mọi lứa tuổi, lớn nhất đầu đã điểm sương và nhỏ nhất chỉ mới được vài tháng tuổi. Nhạc cảnh đã tái hiện lại một chuyến hải hành vượt biển đầy nước mắt của những thuyền nhân mà ở đó sự mong manh giữa sự sống và cái chết, giữa chia ly và đoàn tụ chỉ còn là hy vọng. Giọng hát của nữ ca sĩ Ngọc Như Trâm trong bài “Đêm chôn dầu vượt biển” ở lần đầu thử nghiệm với thể loại nhạc quê hương pha chút Huế đã thành công và gây nhiều bất ngờ cho khán giả, lối diễn xuất chân phương từ ánh mắt đến giọng hát khiến cô dường như chính là một nhân vật trong bài hát đầy xúc cảm này. Ở đoạn tiếp theo của nhạc cảnh, Hoàng ThanhQuang Đô hát “ Quê hương bỏ lại” hòa quyện, sâu lắng với những hình ảnh của quê hương trong ký ức được chiếu trên màn hình đã góp phần khắc sâu và ghi đậm dấu ấn cho tác phẩm này.

Sự tái ngộ của nam ca sĩ Huy Sinh sau nhiều năm vắng bóng đã được sự chào đón thương yêu của khán thính giả. Từng để lại ấn tượng với các khán giả những thập niên trước với lối hát nhẹ nhàng, ấm áp pha chút lãng mạn; trong lần xuất hiện này với một bài hát rất có ý nghĩa “ Quốc hận 30 tháng 4 “ của Hùng Cường, bằng lời bài hát với những câu hỏi thẳng thắn về vận mệnh của đất nước trong giai đoạn binh biến, anh như đã nói hộ tâm trạng tức tưởi của bao người dân Việt trước cảnh nước mất nhà tan. Xuất hiện tiếp sau đó của nữ ca sĩ Đài Trang trong nhạc phẩm “ Tôi biết tôi sẽ buồn “ của Nhật Ngân, ta hiểu hơn tâm trạng hoài cố hương đầy đau buồn của những người đã lìa bỏ quê nhà ra đi cho dù đã tìm được một mảnh đất cưu mang mới với đầy đủ tự do và nhân quyền.

“Vùng trời ngày đó” của Lam Phương là một bài hát viết riêng cho Binh Chủng Không Quân của Việt Nam Cộng Hoà. Với nhạc phẩm mang hàm ý vinh danh các chiến sĩ đã chiến đấu bảo vệ vùng trời, nữ ca sĩ Sơn Tuyền đã làm cho tất cả các khán giả từng tham gia chiến đấu trong Quân Đội nhất là những những ai đã từng khoác áo Không Quân vô cùng xúc động và rất đỗi tự hào.

Xuyên suốt chương trình có rất nhiều tiết mục song ca của những sự kết hợp quen thuộc hoặc chỉ mới lần đầu tiên, nhưng trên hết tất cả đều ít nhiều đem lại những sự thú vị, ngạc nhiên cho khán giả. Có thể kể ra đây những đôi song ca thật quen thuộc như : đôi uyên ương Công Thành-Lyn qua nhạc phẩm “ Cho lần cuối “ của Lê Uyên Phương; Trúc Lam-Trúc Linh với “ Khóc một dòng sông “ của Đức Huy hay như Thanh Hà-Anh Tuấn đã dần tạo nên sự thương mến khi kết hợp cùng nhau trong “ Liên khúc Biệt ly-Nắng quê hương “ của Dzoãn Mẫn và Nguyệt Anh.

Trong số những đôi song ca lần đầu tiên đứng cùng sân khấu, tương xứng cả về sắc vóc lẫn giọng hát phải kể đến Thảo SươngHoàng Thanh trong nhạc cảnh thứ hai của chương trình gồm các bài hát: “Người Tình và Quê Hương”, “ Xuân tha hương xuân lạc xứ”“ Rừng lá thay chưa”. Lồng vào câu chuyện của một thiếu nữ Việt Nam thời chiến trông ngóng người yêu nơi phương xa; chàng trai phải dứt áo ra đi để lại người yêu nơi hậu tuyến mà chưa hẹn ngày trở lại. Một câu chuyện tình mà ta vẫn thường thấy đâu đó trong thời chinh chiến binh lửa. Ở mỗi bài hát đơn và nhất là bài song ca “ Rừng chưa thay lá” cả hai nghệ sĩ đã diễn tả được hết nỗi cô đơn, mong ngóng của nhân vật trong bài hát. Với những gì họ đã thể hiện, ai cũng đều cảm nhận giữa họ thực sự có một tình yêu rất đẹp. Nhạc cảnh này đặc biệt có sự phụ họa diễn xuất của những diễn viên trẻ của Vũ đoàn Lạc Hồng trong những bộ trang phục của lính và những thiếu nữ đô thị Sài Gòn xưa.

Những đôi song ca lần đầu được chọn kết hợp cùng nhau còn có: Thiệu Kỳ Anh- Diệp Thanh Thanh trong “ Bản tình cuối” của ngô Thụy Miên thật tình tứ, đắm đuối; Quang Đô-Tâm Phương Anh ngọt ngào với “ Thư gửi người miền xa” của Trúc Phương; Cát Ly-Minh Chánh trẻ trung và lãng mạn “ Hát cho những người yêu nhau”; Bảo Ngọc-Tuấn Hải với một bài hát mới trữ tình “ Sài Gòn trong nỗi nhớ” của Andy Thanh và đôi song ca nữ trẻ đầy triển vọng Bảo Nhi-Bảo Trâm trong một bài hát rất dễ thương “ Ghét anh lắm”.

Trước đây, Trung tâm Blue Ocean đã từng có rất nhiều tiết mục tam ca nữ để lại ấn tượng tốt. Lần này, trong một bài hát thật sôi động làm nóng cho chương trình đó là “Hát cho hôm nay và ngày mai” của Lê Hựu Hà. Ba nam ca sĩ Leon Vũ-Tuấn Hải-Minh Chánh với những bộ texudo màu trắng thật lịch lãm cùng phong cách sôi động, gần gũi khiến cho khán giả vô cùng thích thú.

Tiết mục tứ ca duy nhất của chương trình lại được dành cho các nữ ca sĩ  Bảo Ngọc-Châu Khanh-Đài Trang-Huyền Trang. Với một bài hát rất nổi tiếng và có giá trị như “ Sài Gòn ơi vĩnh biệt” của Nam Lộc, Trung Tâm Blue Ocean đã cố gắng tìm lại những hình ảnh của Sài Gòn xưa với từng góc phố,từng con đường, từng di tích lịch sử đã ghi đậm dấu ấn của người Sài Gòn để chiếu lên màn hình, tạo cảm xúc cho phần diễn xuất của các ca sĩ. Không những thế, bằng cách tái hiện lại những tà áo dài với họa tiết đơn giản, những kiểu tóc đặc trưng của thiếu nữ Sài Gòn xưa, thực sự đã có một bức tranh toàn cảnh sinh động về một Sài Gòn đầy thương nhớ như lời của bài hát : “…Dù thời gian có là một thoáng đam mê, phố phường vàng ánh sao đêm, nhưng tôi vẫn không bao giờ quên….”

Những tiết mục đơn ca tiếp nối trong chương trình phải kể đến Thanh Trúc cùng giọng hát nồng nàn, trau chuốt qua một nhạc phẩm Ngoại Quốc lời Việt “ Suối nước mắt” với nhịp điệu Rhumba dìu dặt, bay bổng.

Thiệu Kỳ Anh  xuất hiện trong chương trình bằng một sáng tác của Andy Thanh “ Chiều mưa Cali “. Thông qua tâm trạng của những người đang yêu, xa cách nhung nhớ về nhau để nói đến một ý tưởng lớn lao hơn đó chính là tình yêu quê hương đất nước. Anh đã chuyển tải được hết những cái khắc khoải, dằn vặt của những người cảm thấy mình dường như đang lạc lõng, bơ vơ khi vừa đặt chân đến định cư ở những vùng đất xa lạ. Dẫu cho rằng đó là những chốn phồn hoa, với bao vật chất và tiện nghi đầy đủ, nhưng với ho, không nơi đâu có thể tìm được cái cảm giác thân quen, đầm ấm như  tại quê nhà bằng với lời kết của bài hát “Mưa Cali đâu bằng mưa Sài Gòn”. Đến với khán giả không phải bằng những bài nhạc xưa như những lần trước, nhưng sự lôi cuốn trong cách hát, chỉn chu trong lối thể hiện cùng với những vũ công và nhất là sự cộng hưởng của một tác phẩm hay, đã giúp cho Thiệu Kỳ Anh thêm một lần nữa tạo nên sự tin tưởng và yêu mến của khán thính giả.

Hai ca sĩ nữ của dòng nhạc trẻ; một là Ngô Tú Nhi trong bài tình ca được cô viết chung với Trương Vĩnh Thái- “ Hơi ấm trong tim lạnh” -, cô đã mang đến một cảm giác dễ chịu và cho thấy sự tiến bộ rõ rệt so với lần đầu tiên xuất hiện. Về phần Jenny Hiền,  với bài hát “ Need your love” của Andy Thanh, cô đã tận dụng được phong cách thật gợi cảm, nóng bỏng cùng những bước nhảy điêu luyện với các nam nữ vũ công để góp phần khơi dậy nên không khí sôi động cần có ở phần cuối của chương trình.

Phần Hài Kịch lần này có sự xuất hiện của rất nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Nghệ sĩ gạo cội Bảo Quốc cùng Lê Tín-Hồng Loan trong một tiểu phẩm nói đến những vui buồn, trăn trở của đời sống trên đất Mỹ trong một gia đình người Việt. Ở đó, mối quan hệ giữa cha và con, giữa bố chồng và con dâu luôn gặp phải những trở ngại xuất phát từ những khác biệt giữa hai nền văn hóa của hai thế hệ. Phần Hài Kịch thứ hai với Giáng Ngọc, Minh BéoTrúc Lam lại đào sâu về những bất hoà, hỉ nộ ái ố trong tình yêu đôi lứa của những cuộc tình có sự ngăn cách về địa lý. Ở cả hai vở đều toát lên cái triết lý sâu sắc về cách ứng xử với nhau trong cuộc sống và cả cái cách dung hòa với cuộc sống mới khi thời thế thay đổi. Cười nhưng để thấm thía và rút ra được những bài học cho riêng mình, đó mới chính là điều đọng lại và làm nên giá trị cho cả hai vở Hài Kịch của chương trình.

Xen kẽ trong những tiết mục Ca Nhạc-Hài Kịch của chương trình, là phần gặp gỡ và trò chuyện cùng một số các khách mời. Họ là những người Việt Nam thành công trong một số lĩnh vực tiêu biểu, có tầm ảnh hưởng và danh tiếng trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại.

Với một chương trình có nội dung và ý nghĩa đáng trân trọng như thế, phải công nhận rằng đây là một cuốn DVD rất giá trị và cần có trong mọi gia đình người Việt Hải Ngoại. Cùng nhau xem để ôn lại những chặng đường gian khó mà người Việt chúng ta đã trải qua trong suốt 34 năm trên xứ người. Qua đó, giúp cho các thế hệ con cháu thêm tự hào và biết gìn giữ những thành quả mà các bậc cha anh đã ra sức đạt được.“ Người Việt trên xứ Người” chính là một cố gắng lớn nhằm củng cố niềm tin yêu và sự tin tưởng của khán giả đối với những sản phẩm văn nghệ của Blue Ocean Music nói riêng và của cả người Việt Nam trên toàn thế giới nói chung.

                       

Nghĩa Nguyễn