Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

Vài Cảm Nghĩ Về Chương Trình

CA NHẠC ASIA 55

75 NĂM ÂM NHẠC VN kỳ 2

HÁT VỚI THẦN TƯỢNG

 

PHẠM PHONG DINH

 

Sau thành công to lớn của những chương trình ca nhạc Trần Thiện Thanh, Huyền Thoại Lê-Minh-Bằng, Bước Chân Việt Nam Trầm Tử Thiêng-Trúc Hồ, Trung Tâm Ca Nhạc Asia Entertainment lại cho ra mắt một tuyệt phẩm mới mà mọi người rất trông chờ từ một vài tháng qua, là DVD Asia 55 với chủ đề 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam kỳ 2 - Hát Với Thần Tượng. Chung quanh chương trình nhạc hội và DVD Asia 55 lần này có nhiều chuyện khá hấp dẫn và giật gân vì cái ngày mở màn trình diễn của nó, đã khiến cho những khán giả yêu mến những sản phẩm của Trung Tâm Asia liên tục hỏi thăm các đại lý, rồi lại đến lượt các đại lý thúc giục Trung Tâm sớm phát hành DVD này. Câu chuyện bắt đầu từ một sự ngộ nhận khá là tai hại.

Đầu tháng 5.2007, khi Trung Tâm Asia Entertainment bắt đầu tung ra những mẫu quảng cáo rộng khắp giới thiệu chương trình ca nhạc 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam 2 - Hát Với Thần Tượng sẽ được trình diễn vào ngày 19.5.2007 tại hí viện La Mirada, miền Nam California, thì đã nổ ra một vài sự phản đối của một số cá nhân trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Những người này cho rằng Trung Tâm Asia tổ chức đúng vào ngày... sinh nhật của Hồ Chí Minh, có phải chăng là muốn tôn vinh “thần tượng Hồ vẹm”. Sự phản đối này đã được đưa lên Internet trong hệ thống Paltalk để thảo luận, nhưng chủ ý là để làm rùm beng lên và kêu gọi tập họp một cuộc biểu tình phản đối. Những người lèo lái cuộc phản đối đưa ra lập luận, rằng Trung Tâm Asia đã chọn ngày 19.5.2007 với dụng ý cho trùng hợp ngày sinh của Hồ Chí Minh và để tôn vinh Hồ, chủ đề Hát Với Thần Tượng có mục đích ca ngợi “thần tượng Hồ”. Từ đó suy ra, Trung Tâm Asia đã có dấu hiệu “chuyển hướng” mất rồi. Tuy vậy, con số ủng hộ lập trường quốc gia dân tộc kiên quyết của Asia trên Paltalk, cũng như khắp nơi chiếm một đa số tuyệt đối. Phe ta cũng đưa ra một phản luận rằng, có thể nào lần này lại cũng vẫn có bàn tay lông lá của vẹm thò vào khuấy động cho mọi thứ tả tơi hoa lá cành nhặng xị cả lên, gây hoang mang trong dư luận người Việt tự do hải ngoại, với ý đồ làm mất uy tín của Asia và làm cho chương trình nhạc hộ#i 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam 2 - Hát Với Thần Tượng bị thất bại hoàn toàn. Đứng trước sự xao xuyến và băn khoăn ít nhiều của đồng bào, Trung Tâm Asia cho công bố một bản minh định lập trường để trấn an mọi người, trong đó khẳng định tinh thần quốc gia dân tộc vững chắc của toàn thể Trung Tâm, cũng như giải thích rõ chuyện chọn ngày trình diễn là hoàn toàn tùy thuộc vào lịch trình của chủ rạp, rạp trống chỗ ngày nào là họ giao cho Trung Tâm tổ chức ngày đó. Trung Tâm Asia phải mướn trọn một tuần để chuyên viên kỹ thuật đến thiết kế, các MC, vũ công, ca sĩ và nghệ sĩ  đều đến tập dượt trong suốt tuần, để bảo đảm cống hiến đến khán giả ái mộ và yêu mến Asia một chương trình đặc sắc hơn bao giờ hết. Nhìn vào thành phần MC (Master of ceremony) lần này với bộ ba Nam Lộc - Việt Dũng - Thùy Dương và thành phần nghệ sĩ hùng hậu, với những tài danh của nền âm nhạc Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, trải dài từ thời tiền chiến cho đến thế hệ ngày nay, khán giả có quyền tin tưởng vào nội dung và phẩm chất tuyệt hảo của chương trình.

Đến ngày 19.5.2007, trước tiền đình rạp La Mirada phía bên kia đường, vẫn có khoảng mười người đến giăng biểu ngữ và trương cờ phản đối. Việt Dũng, một trong các MC (master of ceremony) của chương trình đã bày tỏ sự thông cảm sâu sắc với tinh thần quốc gia và chống cộng kiên quyết của những người biểu tình, là những người đi trên cùng con đường với Trung Tâm Asia, anh hy vọng khi đêm nhạc hội đã mở màn trình diễn thì mọi sự ngộ nhận đều được sáng tỏ. Cùng với ý nghĩ đó, MC Nam Lộc cũng khẳng định một lần nữa lập trường quốc gia của Trung Tâm Asia.  Hai lời phát biểu chân thành này đã gây được lòng tin cậy và niềm xúc động tràn ngập trong lòng người, nên hai anh đã nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng vang dội của khán giả, mà đã ngồi chật ních rạp La Mirada trong cả hai xuất chiều và tối.

Gần sáu tiếng đồng hồ theo dõi DVD Asia 55: 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Hát Với Thần Tượng, thật cảm khái đến ngần nào khi được nghe lại những bài hát xưa cũ từ trong cõi quá khứ đã thật quá xa, thật mịt mờ trong ký ức được thể hiện tuyệt vời từ những người ca sĩ  tài danh thuộc nhiều thế hệ, thật xúc động được nhìn lại những hình ảnh cũ, những khuôn mặt lớn của nền văn nghệ Việt Nam, mà tưởng đã chịu chôn vùi trong bóng tối nghiệt ngã của sự quên lãng. Chẳng tìm đâu thấy bóng dáng gọi là “thần tượng vẹm” trong chương trình cả, mà là những thần tượng, những biểu tượng thực sự và cao quý trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc. Sự dẫn dắt chương trình của các MC Asia Nam Lộc, Việt Dũng và Thùy Dương là một yếu tố rất quan trọng thu hút khán giả đến với đêm ca nhạc, đặc biệt  với MC Thùy Dương, mà khán giả muốn biết cô sẽ nổi bật như thế nào trong chương trình này. Nam Lộc là một “master” thật sự, với kinh nghiệm già dặn trên những sân khấu của nhiều trung tâm ca nhạc khác nhau, nhưng trên sân khấu Asia, tài năng anh đã nảy nở lên đến đỉnh cao nhất. Anh nói năng thật lưu loát, khôi hài rất duyên dáng, ứng xử rất nhanh chóng, kiến thức rất đa dạng. Với Việt Dũng và Thùy Dương đứng bên cạnh, Nam Lộc đã tung hết những niềm hứng khởi của anh vào cuộc. Việt Dũng, dù gần đây sức khỏe hơi kém sút, nhưng mỗi lần anh lên sân khấu, giọng nói trầm ấm thật lôi cuốn cùng những câu dí dỏm rất... Việt Dũng của anh vẫn luôn giành được nhiều tràng vỗ tay vang dội của khán giả. Ngoài tài MC, Việt Dũng còn hoạt động mấy mươi năm nay trong ngành truyền thông. Trong lĩnh vực báo chí Việt Dũng là một nhà văn phụ trách những mục tin tức vui bốn phương, mà có lẽ từ đó, Việt Dũng tích lũy được chất liệu dồi dào, để mỗi lần xuất hiện trên sân khấu, thì anh luôn luôn đem đến cho khán giả những tràng cười thoải mái.Trong những màn thi tài ca hát hài hước với Nam Lộc, khán giả luôn dành cho Việt Dũng những đợt vỗ tay rất ầm ĩ. Thùy Dương, sau lần xuất hiện đầu tiên trong Asia 54 Bước Chân Việt Nam, đã chiếm được rất nhiều cảm tình từ khán giả bốn phương, báo trước một tài năng đầy triễn vọng trên những sân khấu nhạc hội. Ở tuổi đời còn rất trẻ mà Thùy Dương đã diễn tả ngôn ngữ Việt thật lưu loát, với một phong cách tươi mát và tràn đầy tự tin. Sau những khuôn mặt MC nữ lần lượt được thử nghiệm và xuất hiện trên các đêm nhạc hội Asia, Thùy Dương đã tạo được cho cô một vị trí vững vàng nhất, mà khán giả rồi đây sẽ còn nhiều dịp thưởng thức tài năng vượt bậc của cô. Có phải chăng phần lớn thành tựu là do công trình dẫn dắt của các “anh” Nam Lộc, Việt Dũng, những người thầy mà cô còn phải học hỏi thêm nhiều. Được xem bộ ba Nam Lộc-Việt Dũng- Thùy Dương với những sáng tạo rất độc đáo, những lời đối thoại vui nhộn dẫn dắt khán giả vào từng tiết mục, người ta có quyền tin rằng kể từ Asia 55, những MC này đã góp phần định hình một sắc thái vững chắc và lâu bền cho Trung Tâm Asia.

Như chủ đề mà chương trình hướng đến là Hát Vơi Thần Tượng, nên qua  DVD, khán giả ở xa đã có thể chia sẻ những giây phút đầy cảm xúc với những ca sĩ thuộc nhiều thế hệ khi bày tỏ lòng ngưỡng mộ về những thần tượng của mình. Đặc biệt trong chương trình, mà đã được báo trước, nhiều ca sĩ  từng một thời tài danh nhưng đã giã từ sân khấu ca nhạc từ lâu, lần lượt xuất hiện trở lại dưới ánh đèn màu. Hẳn là tận đáy tim những người nghệ sĩ này cũng chứa chan rất nhiều cảm xúc về những kỷ niệm cũ lừng lẫy của ngày xưa như Minh Hiếu, Lệ Thu, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Ngọc. Những thần tượng được nhắc đến, có người đã trở thành thiên cổ như Canh Thân, Văn Cao, Hoàng Thi Thơ, Trúc Phương, Duy Khánh, Hùng Cường; có người đang sống nốt chuỗi đời trong thầm lặng như Thăng Long, Đỗ Lễ, Trường Sa; có người vẫn còn lòng nhiệt huyết kéo tơ trả nợ cho đời, dẫn dắt đào tạo thế hệ tài năng mới như Nguyễn Đức. Đặc biệt khuôn mặt thần tượng trẻ Sỹ Đan với những thước phim diễn lại những ngẫu nhiên anh đến với âm nhạc, rồi trở thành một trong những biểu tượng của nền văn nghệ Việt Nam, được vinh dự có mặt trong vườn hoa âm nhạc muôn màu của dân tộc trong một tiến trình dài 75 năm.

Chương trình Asia 55 75 Năm Âm Nhạc Việt Nam - Hát Với Thần Tượng đã tưng bừng mở màn với Don Hồ và cô ca sĩ trẻ, duyên dáng Dạ Nhật Yến biểu diễn hai bài hát có nhịp điệu vui tươi là Đi Với Tôi của Canh Thân và Ghé Bến Sài Gòn của Văn Phụng. Một vài hình ảnh Sài Gòn thân thương cũ của Sài Gòn đã được phục hiện lại cùng với những bước nhảy rất đẹp của Don Hồ và Dạ Nhật Yến. Canh Thân, một trong vài nhạc sĩ thời tiền chiến (tức thời thập niên 1930, 1940, những năm đầu phát triển của nền âm nhạc Việt Nam, trước khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp nổ lớn từ năm 1946 cho đến năm 1954) mà Nam Lộc cho biết ông có rất nhiều bài nhạc viết theo thể điệu nhanh, vui tươi. Nhạc sĩ Văn Phụng cũng thế, ông sáng tác nhiều bài tình ca lãng mạn, nhưng những bài nhạc sinh động, nói lên cái sức sống tinh thần và tình cảm của con người cũng không phải là ít. Văn Cao, một nhạc sĩ  thiên tài, ông luôn được giới phê bình âm nhạc đem ra so sánh với Phạm Duy. Nếu Phạm Duy có được cái may mắn vượt thoát vào Nam, từ đó phát huy được hết tài năng của mình trong vòng tay đùm bọc của người Miền Nam, được tự do suy nghĩ va sáng tác, thì Văn Cao bị kẹt lại Miền Bắc, tài năng của ông đang phát tiết đến cao độ, đã bị mai một một cách oan phí trong một chế độ mà những người nghệ sĩ, những nhà sáng tác chỉ được xem như là những cái công cụ làm và viết theo lệnh đảng, không được quyền suy nghĩ, đảng nghĩ như thế nào thì giới văn nghệ nghĩ theo thế ấy. Chỉ sáng tác được một ít bài từ thời tiền chiến như Thiên Thai, Suối Mơ, còn thì từ năm 1954 đến 1995, là năm nhạc sĩ ôm mối hận xuống tuyền đài, con ngươi thiên tài ấy đã chẳng viết thêm được một tác phẩm nào nữa. Suối Mơ đã được tiếng hát rất điêu luyện, rất già dặn của ca sĩ Ngọc Hạ. Ngọc Hạ là một trong số những ca sĩ có giọng hát già dặn và điêu luyện nhất hiện nay dù tuổi dời của cô còn rất trẻ.

Thần tượng thứ nhất được trân trọng nhắc đến là Hùng Cường, một nghệ sĩ sống cùng thời với hầu hết mỗi người chúng ta, cùng chia sẽ cơn bão lửa chiến tranh, nỗi hoạn nạn của dân tộc, chìm đắm trên những con sóng dữ ngoài đại dương với chúng ta sau năm 1975. Mai Lệ Huyền đã tôn xưng Hùng Cường là thần tượng khi nàng còn rất trẻ và còn đi hát trong những câu lạc bộ vô danh. Mai Lệ Huyền không bao giờ có thể tưởng tượng được đến một này cùng được hát chung với thần tượng của mình trên những sân khấu đại nhạc hội tưng bừng tiếng nhạc. Một màn ca nhạc vui, sống động do Mai Lệ Huyền thể hiện cùng với những thước phim cũ của Hùng Cường, đã đem đến nhiều cảm xúc, nhiều hồi tưởng về một người ca sĩ tài hoa trong làng âm nhạc, mà đã được ca ngợi là một trong tứ trụ của nền âm nhạc Việt Nam cùng với Chế Linh, Duy Khánh và Nhật Trường. Trung Tâm Asia đã phục hiện lại nhạc cảnh liên khúc Làm Quen và Sầu Đông của Khánh Băng với phần trình diễn của Mai Lệ Huyền kết hợp với hình ảnh và tiếng ca của Hùng Cường. Hùng Cường, tên thật là Trần Kiên Cường, anh là một trong vài nghệ sĩ hiếm hoi không bao giờ nói :”Nghệ sĩ không làm chính trị”, mà trái lại anh dấn thân tích cực vào những công cuộc đấu tranh chính trị với cộng sản, bởi bản thân anh là một người lính Biệt Động Quân. Hùng Cường luôn nhớ rằng, ngoài tư cách một nghệ sĩ, anh còn là một chiến sĩ, một công dân của nước Việt Nam Cộng Hòa.

Nữ ca sĩ Băng Tâm, người nghệ sĩ được nhiều thương mến trong thời gian qua từ mọi giới  khán giả, đã dành nhiều giây phút cảm xúc nói về Duy Khánh, người thầy kính mến mà cũng là thần tượng của cô. Băng Tâm trân trọng cảm ơn thầy đã dìu dắt và đưa cô lên bục thành công như ngày nay. Duy Khánh, vớinhững sáng tác nghiêng về tự tình quê hương và thân phận người lính trong thời chiến tranh, nhạc của ông luôn được yêu cầu trình bày trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình. Duy Khánh điều khiển chương trình ca nhạc Trường Sơn rất được thính giả và các anh lính ngoài mặt trận đón nghe trên Đài Phát Thanh Quân Đội và Đài Phát Thanh Sài Gòn. Ông đào tạo và cống hiến cho nền âm nhạc Việt Nam nhiều ca sĩ đầy tài năng như Băng Châu, Trường Vũ, Thanh Huyền, rồi Băng Tâm. Đặng Thế Luân cùng hát với Băng Tâm trong một liên khúc tưởng niệm Duy Khánh từ những tác phẩm để lại của ông : Chuyện Ba Mùa Mưa và Thương Về Miền Trung.

Trong một tiết mục tưởng nhớ Sỹ Phú, người ca sĩ tài hoa lẫn hào hoa, Quốc Khanh, nma ca sĩ đi lên từ cuộc  tuyển lưạ tài năng của Asia đầu năm nay đã khẳng định được tài năng của mình trong nhạc phẩm Niệm Khúc Cuối, cùng hát với hình bóng và âm vang cũ của Sỹ Phú. Sự xuất hiện của nữ ca sĩ Minh Hiếu gây rất nhiều sự chú ý của khán giả vì nàng đã xa rời sân khấu từ trước năm 1975. Thần tượng ca nhạc của Minh Hiếu là ca sĩ Minh Trang thuộc thế hệ tiền chiến, người thầy đã dạy dỗ nàng theo từng bước chân vào làng âm nhạc. Minh Hiếu nổi danh nhiều qua những bài hát tình cảm đậm đà chất lính của Trần Thiện Thanh, nhưng có một bài hát đã đưa nàng đến gần với người lính Việt Nam Cộng Hòa hơn, là bài Em Chỉ Yêu Anh Binh Nhì (rất tiếc không nhớ được tên tác giả). Bài hát rất thành công sau lần trình diễn đầu tiên trên sân khấu đại nhạc hội, đến nỗi Minh Hiếu mỗi lần đi lưu diễn giúp vui các chiến sĩ ở tiền đồn, các anh lính đều yêu cầu bài này rất nồng nhiệt. Để đáp lại ân tình đó, quân đội đã ưu ái trao tặng cho Minh Hiếu cấp bậc Hạ Sĩ  Danh Dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó một ít lâu, Hạ Sĩ Minh Hiếu từ giã sân khấu và ánh đèn màu để lên cao nguyên miền Trung nâng khăn sửa túi cho đấng phu quân của nàng là Trung Tướng Vĩnh Lộc, từng một thời được mệnh danh là Tướng Biên Khu. Minh Hiếu đã chọn trình bày một bản nhạc tình cảm khá lãng mạn của nhạc sĩ Thăng Long, Quen Nhau Trên Đường Về. Nhạc sĩ Thăng Long, một trong vài nhạc sĩ thời tiền chiến còn hiện hữu với chúng ta. Cái tên ông không được biết đến nhiều, nhưng những bài nhạc của ông vẫn mang cùng một đặc tính sáng tác của các nhạc sĩ thế hệ nguyên thủy của nền âm nhạc Việt Nam khởi đi từ thập niên 1930: trau chuốt như thơ, mượt mà như dòng suối chảy. Từ mãi Miền Bắc, nhạc sĩ lưu lạc vào đến tận xứ  Sóc Trăng, mang theo cây đàn xưa cũ, người bạn thân thiết một đời của ông. Cùng hát với Minh Hiếu là giọng hát quyến rũ của Thanh Tuyền qua nhạc phẩm mang nhiều tình tự quê hương, Đường Xưa Lối Cũ của Hoàng Thi Thơ. Thanh Tuyền cũng là một trong những ca sĩ có tấm lòng với những người lính gian khổ ngoài chiến trường, nàng luôn có mặt trong những đoàn văn nghệ của Cục Tâm Lý Chiến ra tận những nơi đèo heo hút gió, đem lời ca tiếng hát giúp vui những người lính ở tiền tuyến. 

Bên cạnh Minh Hiếu, một ca sĩ cùng thời là Lệ Thu, một trong những ca sĩ hàng đầu của Miền Nam trước năm 1975 với số lượng băng cassette phát hành liên tục và vượt bậc, mà Diễm Liên đã tôn thờ làm thần tượng. Nếu giới hâm mộ âm nhạc tôn vinh Thái Thanh là người ca sĩ có tiếng hát vượt thời gian, thì Lệ Thu cũng xứng đáng nhận được danh hiệu ấy. Lệ Thu trong thời gian gần đây không có nhiều dịp lên sân khấu, nhưng mỗi lần nàng cất tiếng hát, thì dường như nàng đã đem khán giả trở lại với khoảng không gian xa cũ đầy ắp kỷ niệm bằng những cung bậc cao vút như ngày xưa. Diễm Liên, một ca sĩ được nhiều sự thương mến của khán thính giả trong nhiều năm qua, sau những lần thành công trong lĩnh vực điện ảnh, mà gần đây nhất cô thủ diễn vai chánh trong phim Vượt Sóng, đã có vinh dự đứng hát cùng với thần tượng của cô qua những bài hát mà ngày nào đã đưa cái tên Lệ Thu lên đỉnh cao âm nhạc, là Xin Còn Gọi Tên Nhau và Một Mai Em Đi, đều do Trường Sa sáng tác. Trường Sa, cái tên gợi nhớ hình ảnh hải đảo thân thương giờ đã mờ mịt trong ký ức và đã là miếng mồi bị cấu xé giữa nhiều nước vùng Đông Nam Á. Người nhạc sĩ thuộc quân chủng Hải Quân nầy với cấp bậc Thiếu Tá đã bồi hồi nhớ lại lầm lỗi của ông, khi cứ khăng khăng trở về lại Việt Nam trên con tàu Việt Nam Thương Tín, để phải đánh mất thêm tuổi đời một chuỗi thời gian dài dằng dặc và tài năng âm nhạc bị vùi dập trong những trại tù cộng sản. Trường Sa sáng tác không nhiều, nhưng bài nào ông viết cũng đều sống mãi với thời gian.

 

 Thật đã lâu lắm, khán giả mới có dịp gặp lại những tài danh đã vắng bóng trên sân khấu ca nhạc : Phương Hoài Tâm và Phương Hồng Ngọc. Phương Hoài Tâm, vẫn mái tóc mượt mà với hai cái đuôi tóc cong nhọn ấp ủ hai cái lúm đồng tiền duyên dáng của nàng. Phương Hồng Ngọc, một trong số những ca sĩ kiều diễm nhất của ban Việt Nhi thuộc “lò” Nguyễn Đức, vẫn trang trọng và đài các như ngày nào. Thần tượng của các ca sĩ họ Phương chính là “Anh Hai” Nguyễn Đức, người sáng lập ban Việt Nhi, mà rất được thính giả đủ mọi lớp tuổi yêu thích. Còn nhớ mỗi lần Tết Trung Thu hay đầu năm mới, Ban Việt Nhi đều được Trung Tâm Điện Ảnh Quốc Gia mời thu hình những bài hát truyền thống mùa thu và mùa xuân hay nhất. Thật kỳ lạ, cái lò Nguyễn Đức đã cống hiến vào vườn hoa nghệ thuật Việt Nam một con số ca sĩ thành danh đạt kỷ lục, không lò nào theo kịp. Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế, Phương Hoài Tâm, Phương Hồng Hạnh, Phương Hồng Ngọc, Phương Hồng Loan, gần đây nhất Phương Diễm Hạnh, nổi đình nổi đám hơn cả với ban Tam Ca Sao Băng : Thanh Phong, Phương Đại, Duy Mỹ. Hiện nay, người nhạc sĩ lão thành này vẫn còn dồi dào lòng nhiệt huyết, ông tiếp tục dạy dỗ một thế hệ tài năng mới. Các nhạc sĩ Việt Nam khi sáng tác  thường thiên nhiều về tiết điệu chậm và buồn, nên đêm nhạc hội cũng dành đa số thời lượng cho loại nhạc này, với những nhạc sĩ tiêu biểu. Thời tiền chiến có Nguyễn Văn Tý, Thăng Long; thời cận đại với Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Trường Sa, rồi Trúc Phương, Đỗ Lễ; thế hệ kế tiếp với Sỹ Đan, Vũ Tuấn Đức. Mỗi một nhạc sĩ đều có một mảnh đời riêng, mảnh đời nào cũng mang màu sắc cá biệt, độc đáo, vui buồn lẫn lộn, thảm thương đến tận cùng cũng có. Nguyễn Văn Tý sáng tác không nhiều, nhưng tác phẩm Dư Âm của ông đã trở thành bất hủ, mà đã được hằng bao nhiêu ca sĩ nam nữ thuộc mọi thế hệ trình bày.

Trong chương trình Asia 55, bài hát được trao cho giọng hát sâu lắng gợi nhớ rất nhiều kỷ niệm của Anh Khoa và tiếng hát tha thiết của Dalena. Người nhạc sĩ già Nguyễn Văn Tý hi?n vẫn còn sống ở Việt Nam, đã mạnh mẽ lên án: “Cái chế độ (cộng sản) này là một chế độ bẩn thỉu”, bởi nó đã bóp nghẹt mọi quyền sống dù rất tối thiểu của con người, và giết chết mọi niềm sáng tạo của người nghệ sĩ.

Trong số nhạc sĩ thời cận đại, có lẽ không còn một nhạc sĩ nào có một số phận bất hạnh hơn Trúc Phương. Một con người tài hoa với hàng trăm bài hát tuyệt vời ấy, đã sống mấy mươi năm trong một thế giới tối tăm, ảm đạm, không có hiện tại, không cả tương lai, tài sản không có gì hết, vì đã mất hết. Ông lang thang giữa thành phố Sài Gòn sau năm 1975, chỗ cư trú duy nhất là bến xe, với một chiếc chiếu mướn một đồng một đêm để ngã lưng nằm gặm nhắm một nỗi uất hờn của một kiếp đời bất hạnh. Thật ngậm ngùi khi được nhìn lại hình ảnh của nhạc sĩ trên những thước phim cũ từ năm 1995, cái năm ông nhắm mắt ra đi trong một nỗi cô độc bàng hoàng, mà không còn nỗi đau nào có thể so sánh được. Những bài hát Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, 24 Giờ Phép, Lửa Mùa Hạ, Thói Đời,v.v... từng một thời đi sâu vào lòng người đã tắt lịm từ lâu ở giữa một bóng tối triền miên. Cảnh nghèo cứ mãi đeo đuổi người nhạc sĩ trong suốt 20 dài, để cuối cùng. Chế Linh và  người ca sĩ trẻ Đan Nguyên tôn vinh anh làm thần tượng đã cùng hát Thói Đới để tưởng niệm và ngợi ca Trúc Phương. Đan Nguyên lần đầu tiên xuất hiện trên chương trình Asia, anh có làn hơi ấm, phong phú và ngọt ngào, phảng phất giọng hát người thần tượng Chế Linh.

Chương trình Asia 55 đánh dấu sự trở lại của nữ ca sĩ kỳ cựu Lâm Thúy Vân với một vóc dáng mới khác hẳn, tươi trẻ, thanh mảnh và quyến rũ hơn. Thần tượng của Lâm Thúy Vân là ca sĩ Ngọc Lan. Có lẽ do thế mà giọng hát của Lâm Thúy Vân cũng mang nhiều nét buồn sâu lắng, lảng đảng như sương như khói, tiếng ca ão não như vọng về từ  một cõi mơ hồ huyễn hoặc  nào. Don Hồ đã cùng Lâm Thúy Vân trình bày nhạc phẩm  Ngày Vui Năm Ấy, làm gợi nhớ những ngày Ngọc Lan còn với chúng ta. BảoYến tái xuất hiện trên sân khấu trong mấy chương trình ca nhạc của Asia gần đây, nàng đã trổi dậy từ niềm tin và từ tài năng thiên phú, gọng ca vẫn cao vút và mượt mà như ngày nàng còn hát ở Việt Nam hai thập niên trước. Dường như đứng trên sân khấu hoành tráng hải ngoại, con chim yến đó đã được chấp thêm cánh, cất tiếng hát thật quyến rũ. Cùng với Thiên Kim, Bảo Yến thể hiện bài hát Anh Còn Nợ Em và Một Thời Đã Xa rất thành công. Cặp song ca Nguyên Khang và Y Phương với hai làn điệu hòa hợp, giọng hát của họ đã chuyên chở mối tình sầu của nhạc sĩ Đỗ Lễ trong những giai điệu chậm, thê thiết qua bài Tình Phụ. Bài hát Đừng Hỏi Vì Sao của nhạc sĩ trẻ Sỹ Đan thuộc thế hệ hậu chiến, một trong nhiều bài hát thuộc trường phái nhạc mới, do các giọng ca trẻ nhiều triển vọng Lê Nguyên, Thùy Hương và Chosen trình bày đã đem đến một sắc thái mới trong một bầu không khí đang thừa mứa âm hưởng cũ.

Nữ nghệ sĩ quá cố Thanh Nga đã được Ngọc Huyền tôn làm thần tượng. Ngọc Huyền kể chuyện những chuyện linh hiển từ người thần tượng của cô là nghệ sĩ Thanh Nga, cô đào hai lần đoạt giải cao quý Thanh Tâm, và thể hiện lại vai trò nữ anh thư Trưng Trắc trong trích đoạn Tiếng Trống Mê Linh của Thanh Nga. Có phải chăng từ cái chết oan khuất của Thanh Nga trong năm 1976 do một viên đạn của một tên hung đồ, vong hồn của nàng không thể siêu thoát được, cứ mãi vương vấn ở chốn trần gian. Mỗi lần Ngọc Huyền nhắc chuyện Thanh Nga, thì dường như cô có cái cảm giác là cái hồn ma của Thanh Nga đang... đứng bên cạnh, Việt Dũng  cũng phải rùng mình ớn lạnh. Có một tổ chức chuyên bắt cóc con của các nghệ sĩ giàu có để đòi tiền chuộc. Đứa con trai nhỏ duy nhất của vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga không may lọt vào tay chúng. Khi một tên cướp đến nhà đòi tiền chuộc, không dằn được cơn tức uất, Thanh Nga đã nhào vào cắn xé nó. Tên cướp giận dữ rút súng ra bắn chết cả hai vợ chồng nàng.  Nghệ sĩ Minh Phụng, một trong những giọng ca vàng của nền ca nhạc cải lương, không chỉ được Y Phụng, con gái của ông, một ca sĩ xinh đẹp và duyên dáng được nhiều yêu mến từ khán giả đã tôn thờ làm thần tượng, mà ông cũng là thần tượng của khán giả yêu chuộng cải lương ở quốc nội lẫn hải ngoại, trong khi bản thân Minh Phụng thì tôn thờ nghệ sĩ Minh Cảnh từ khi Minh Phụng còn là một cậu bé. Minh Phụng lúc còn là một con chim trẻ sung sức, đã rất nổi tiếng trong những vở tuồng Tâm Sự Loài Chim Biển, Xin Một Lần Gọi Tên Nhau,... và là một trong những nghệ sĩ rường cột của đại ban Kim Chung. Hai cha con, hai thế hệ đầy tài năng đã đem đến khán giả đêm nhạc hội những giây phút trầm lắng, cảm thương số phận một con người bất hạnh và rơi lệ cùng chia sẻ niềm vui tương phùng của hai cha con trong vở tuồng cải lương Cô Gái Bán Sầu Riêng trong một trích đoạn hay nhất.

Các bạn trẻ thích nhạc ngoại quốc được dành cho một số tiết mục đáng chú ý với bài nhạc Pháp kèm theo lời Việt, Tình Yêu Ơi Tình Yêu và Búp Bê Không Tình Yêu do Thái Oanh Oanh và thần tượng của em là Thanh Lan trình bày. Thái Doanh Doanh, cô ca sĩ trẻ với gương mặt còn vương đọng rất nhiều nét tuổi thơ, em chuyên hát những bản nhạc đậm đà màu sắc Đông phương, lần này bước chân qua lĩnh vực Tây phương, em vẫn được khán giả tán thưởng nhiệt liệt. Thanh Lan, từ những nỗi bi ai trong lần tiếc thương những người lính trong DVD Nhật Trường, giờ này nàng tươi mát trở lại với những bài nhạc trẻ đã làm nên tên tuổi cho nàng trong thuở thanh xuân. Nhạc phẩm Medly : I Don't Need Your Love có tiết điệu nhanh được trao cho Cardin, mà thần tượng của em là hầu hết các ca sĩ Hoa Kỳ. Trish Thùy Trinh và Evan vẫn là những ca sĩ rất được chào đón trong thể loại nhạc trẻ trữ tình với bài hát This Is The Time. Có một điều đặc biệt rất thú vị mà hẳn ai cũng đã nhận ra. Hầu như tất cả những nữ ca sĩ như Thanh Lan, Lâm Thúy Vân, Thiên Kim, Mai Lệ Huyền, Bảo Yến, các cô gái họ Phương, lần lên sâu khấu này đều... xinh đẹp và trẻ trung lạ lùng, cứ như là có một phép lạ nào đó.

Những vở hài kịch của đôi tài danh Quang Minh - Hồng Đào trong thời gian những chương trình gần đây đều chuyển sang dạng bi hài kịch, với những luận đề rút ra từ cuộc sống trong xã hội quanh ta. Sự va chạm giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn luôn là một đề tài được đưa lên sân khấu nhiều nhất. Quang Minh và Hồng Đào, khi còn là những kịch sĩ ở Việt Nam sở trường về loại kịch tình cảm hay bi kịch xã hội. Lúc chuyển sang hài kịch do nhu cầu thưởng thức của người Việt hải ngoại, thì đôi uyên ương lại gặt hái thành công còn to tát hơn. Nhưng ánh hào quang đó không ngăn trở những suy tư của Quang Minh và Hồng Đào về thể loại bi hài, vừa đem đến cho khán giả những tràng cười vang dội, nhưng cũng đem đến cho người xem những nỗi băn khoăn ray rứt. Nữ nghệ sĩ trẻ Quỳnh Anh trong một đoạn hài kịch ngắn trong vai người đi chia phòng, đã có những đóng góp đáng kể, dù vai diễn của cô không có đất rộng để diễn xuất nhiều hơn. Nam kịch sĩ Lê Quỳnh, trong vai ông bạn già của gia đình, với khả năng dồi dào và kinh nghiệm đa dạng, cho thấy anh là một trong vài kịch sĩ không thể thiếu được trong thể loại bi hài kịch lẫn hài kịch có luận đề.

Hai ca sĩ được chọn làm người khép cánh màn nhung của đêm diễn là ca sĩ kỳ cựu Lâm Nhật Tiến và khuôn mặt mới Nguyễn Hồng Nhung, một ca sĩ nổi tiếng từ Việt Nam từ nhiều năm qua sang định cư ở Hoa Ky,# song ca trong bài hát tình cảm Tình Yêu - Tình Người có nhịp điệu nhanh, phấn khích, cùng với sự phụ họa của toàn ban ca sĩ, vũ công Asia. Trung Tâm Asia đã tung dĩa DVD 55 ra đúng vào ngày 20.7.2007, là do một chọn lựa, hoặc có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Cái ngày này có lẽ dễ nhớ hơn ngày 19.5, vì là ngày quốc hận thứ nhất của dân tộc Việt Nam, 53 năm sau ngày đất nước bị chia cắt bởi con sông Bến Hải. Đúng như lời của anh Việt Dũng, khi bức màn đại nhạc hội đã được kéo lên, mọi ngộ nhận đều sẽ được sáng tỏ, những người Việt quốc gia hải ngoại tiếp tục chung bước trên con đường đấu tranh của mình. Riêng với Trung Tâm Asia, thì một mùa hè rực rỡ nữa lại đang đến.

 

Phạm Phong Dinh