Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHỮNG KỶ NIỆM TỪ

ANH BẰNG

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Như viên sỏi rơi xuống mặt hồ tiềm thức khua động những dư âm của một thời thương nhớ. Cứ mỗi lần nghe lại nhạc phẩm “Nếu Vắng Anh” của Nhạc sĩ Anh Bằng là y như mình đã sống lại cái giây phút gặp gỡ thật tuyệt vời với cô nữ sinh Trường Phan Thanh Giản Đà Nẵng có mái tóc buông thả đôi vai gầy, với đôi mắt nai ngơ ngác và nụ cười nghiêng dễ thương e ấp trong tà áo dài trắng tinh khôi như cánh bướm mùa xuân, đến thăm tiền đồn Hiếu Đức, tỉnh Quảng Nam nơi đơn vị chúng tôi trấn giữ, để ủy lạo tặng quà vào dịp đầu Xuân do liên trường Đà Nẵng tổ chức. Không ngờ cô nữ sinh đó đã hát tặng bài hát thật trữ tình của nhạc sĩ Anh Bằng đầu tiên và tôi nhớ đến suốt một đời. Dạo ấy vào mùa Xuân tôi hoàn toàn không quen biết nhạc sĩ Anh Bằng nhưng tôi cũng thầm cám ơn ông nhờ bản nhạc của ông mà tôi mới kết duyên với người tình trăm năm có cái tên thật dễ nhớ: Ái Cầm.

Chinh chiến lan tràn khốc liệt khắp nơi trên quê hương và kết thúc là những trang sử kinh hoàng uất hận đầy nghiệt ngã đau thương trong những trại tù sinh tử. Hàng triệu người Việt đã vượt qua những chặng đường đầy máu và nước mắt để tìm Tự Do Nhân Quyền sau tháng 4 năm 1975 vì không chấp nhận chế độ Cộng Sản. Và đã có hàng trăm ngàn Thuyền nhân đã tử nạn trên biển Đông. Gia đình chúng tôi cũng đã vượt qua con đường khổ nạn như thế. Cuối cùng đã may mắn đến định cư tại vùng đất hứa Nam California. Lúc đó người Việt đã quy tụ về quận Cam quây quần hình thành những khu thương mãi nương nhau xây dựng đời sống mới. Các trung tâm ca nhạc nối tiếp nhau ra đời. Hằng trăm nhạc phẩm trước thời 75 gọi là nhạc vàng được phát hành khắp nơi và được đồng hương nồng nhiệt đón nhận. Trong số các cuốn băng có Áo Dài Quê Hương do Lê Minh Bằng thực hiện và sản xuất vào năm 1983 vừa tung ra thị trường tình cờ chúng tôi khám phá bài thơ “Lời Gọi Thầm Của Chim” trong thi tập “Chim Quyên Lạc Ngàn” của chúng tôi. Nhạc sĩ Anh Bằng chọn phổ nhạc dưới tựa mới “Người Qua Phố” do nữ ca sĩ Lệ Thu trình bày. Chúng tôi vô cùng xúc động như một tặng phẩm tinh thần tuyệt vời. Sau đó khi Thái Doanh Doanh được vinh hạnh vào sinh hoạt với Trung Tâm Asia của Nhạc sĩ Trúc Hồ và Cô Thy Vân tình thân giữa chúng tôi càng tăng tiến thêm. Những bài thơ chuyển qua nhạc lại kế tiếp ra đời như “Người Thương Binh”, “Nhớ Mẹ”, “Tình Thu Trên Cao”, “Quảng Đà Ngàn Dặm Dấu Yêu” ... Dĩ nhiên qua mỗi bài thơ anh chọn từ các thi phẩm “Miền Yêu Dấu Phương Đông” và “Hạt Bụi Nào Bay Qua” đều có những ý bổ túc cho thích hợp với giai điệu âm nhạc, anh đã tô điểm cho bài thơ thêm đôi cánh bay bổng khởi sắc với tài hoa phối hợp thơ nhạc của anh. Anh làm việc rất cẩn trọng chu đáo và tế nhị, mỗi bài thơ anh đề nghị thay đổi vài chữ cho thích hợp với giai điệu âm nhạc anh đều email đến chúng tôi hỏi ý kiến cho đến khi hai bên đều đồng thuận anh mới quyết định. Về sự nghiệp văn nghệ không phải bây giờ quen biết anh tôi mới có nhận xét đó mà chính nhiều nhà biên khảo về sử nhạc Việt Nam đều đồng thuận công nhận với một gia tài hàng trăm tác phẩm mà Anh Bằng đã đóng góp vào kho tàng Văn Học Nghệ Thuật Dân Tộc trong suốt chiều dài lịch sử trên 50 năm qua đã thực sự thẩm định tài năng đa dạng phong phú của anh. Không ai mà không biết và yêu thích những tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng như Nỗi Lòng Người Đi, Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về (Thơ Thái Can), Tiếng Hò Sông Chu, Anh Còn Yêu Em (thơ Phạm Thành Tài), Khúc Thụy Du (thơ Du Tử Lê), Nửa Đêm Biên Giới, Căn Nhà Ngoại Ô, Chuyện Tình Hoa Trắng, Chuyện Giàn Hoa Thiên Lý, Cô Bé Môi Hồng, Chuyện Tình Hoa Sim (Thơ Hữu Loan), Nếu Vắng Anh, Giấc Ngủ Cô Đơn, Chuyện Tình Lan và Điệp, Anh Còn Nợ Em, Bóng Đêm, Đôi Bóng, Tiếng Ca U Hoài, Hai Mùa Mưa, Gõ Cửa, Trúc Đào, Đêm Nguyện Cầu, Huế Xưa, Cõi Buồn ...

Thời gian rồi sẽ qua đi, theo nhận định của chúng tôi, mỗi đời nghệ sĩ chỉ cần một vài tác phẩm giá trị được quần chúng ái mộ, lưu truyền vượt thời gian cũng đủ tạo nên danh tiếng để đời và yêu thương trong lòng mọi người miên viễn. Vinh quang cho chính tác giả và hạnh phúc cho tha nhân vì tự tác phẩm đã hiển nhiên vượt qua thử thách của thời gian trở thành vốn liếng quý của dân tộc và nhân loại. Có những tác phẩm mà giá trị nghệ thuật không những được trang trọng đón nhận huy hoàng trân quý trong một lãnh thổ quốc gia mà còn vượt ra ngoài biên giới hòa nhập vào sự rung động chung của loài người trên khắp thế giới. Chúng tôi muốn đề cập tới những tên tuổi lừng lẫy của Âm Nhạc như Chopin, Schubert, Beethowen, Mozart, Strauss, Giuber ... Trong lãnh vực hội họa như Gauguin, Matisse, Van Gogh, Picasso, Dufu, Kandinsky, Braque, Chagall, Moro ... về văn chương thi ca như Chateaubriand, Andre Manrois, Hemingway, Lamartin ... Mai Thảo, Võ Phiến, Nguyên Sa, Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tô Thùy Yên, Du Tử Lê ... Chỉ nghe lại một lần thôi những nhạc phẩm Silent Night, Blue Danube ... River of No Return, Love Story, la Vie and Rose Without You, Unchained Melody, Như Cánh Vạc Bay, Nghìn Trùng Xa Cách, Vĩnh Biệt Sài Gòn, Thiên Thai, Anh Đến Thăm Em Một Chiều Mưa, Tình Ca, Ly Rượu Mừng, Nắng Chiều, Tà Áo Xanh, Dòng Sông Kỷ Niệm, Xuân Này Con Không Về, Bên Em Đang Có Ta v.v... là tâm hồn ta lắng đọng với hạnh phúc tuyệt vời. Người nghệ sĩ cho dù đã ra đi nhưng tác phẩm không bao giờ chết ... đã để lại cho đời những di sản văn nghệ vô giá. Chúng ta nhờ những giây phút tiếp nhận những ân huệ hạnh phúc, thanh thoát nên Tâm đã vơi tan những khổ đau nghiệt ngã và đắng cay của cuộc đời. Dĩ nhiên trong những hành trang gia tài quý báu vừa đan cử có nhạc sĩ Anh Bằng thân mến của chúng ta. Mặc dù tuổi đời nhạc sĩ Anh Bằng đã vượt qua tám mươi tai đã nặng nhiều năm qua nên mỗi lần gặp anh đều phải đem giấy ra bút đàm rồi nhìn nhau thông cảm. Cứ tưởng anh không nghe được tiếng của những loài chim nhưng thị giác anh vô cùng mẫn cảm dễ xúc động để sáng tác. Những nhạc phẩm anh hình thành ở hải ngoại không kém xuất sắc nồng nàn tình cảm chinh phục đối tượng thưởng thức như ngày xưa ... Đa số đều được phổ biến trên sân khấu và các DVD của Trung Tâm Asia.

Riêng với chúng tôi gần ba mươi năm xa cách quê hương chưa bao giờ tái ngộ. Mang tâm trạng lưu vong ở xứ người. Bao nhiêu lần xuân hạ thu đông đã trôi qua trong tiếng thở dài quạnh quẽ nơi quê người, đi đâu rồi cũng một lòng với nước non. Càng đi xa chúng ta càng nhớ cố hương. Ray rứt bâng khuâng cội mai vàng mỗi độ xuân sang. Tiếng quốc kêu gợi buồn man mác giữa nắng hè. Với mùa thu lá rơi vàng trên lối đưa em đến trường. Và mùa đông với tiếng nhạc Giáng Sinh réo rắt bao kỷ niệm êm đềm ... Thời gian đã cưu mang từng ý niệm tuyệt vời của tuổi trẻ trong tâm hồn mỗi chúng ta. Chỉ khói sóng hắt hiu trên sông buổi chiều cũng đủ giao động tâm hồn trắc ẩn nhớ nhung của người lữ khách.

 

... Nhật mộ hương quan hà xứ thị

   Yên ba giang thượng sử nhân sầu ...

(Thôi Hiệu)

 

... Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!

(Tản Đà)

 

... Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách

    Nhật viễn gia hương vạn lý tình

                                (Trần Thái Tông)

 

... Lênh đênh làm khách phong trần mãi

    Ngày hết quê xa vạn dặm đường ...

(Võ Đình)

 

Tâm trạng của người lữ thứ cảm hoài với bao nhiêu kỷ niệm nơi quê nhà càng buồn các nhà nghệ sĩ Việt Nam càng cảm xúc sáng tạo nên những tác phẩm để đời. Chúng tôi muốn đề cập những thiên tài trong lĩnh lực âm nhạc lưu vong như Phạm Đình Chương, Lê Trọng Nguyễn, Phạm Duy, Anh Bằng, Lam Phương, Hoàng Thi Thơ, Lê Văn Khoa, Ngọc Bích, Cung Tiến, Trần Thiện Thanh, Minh Kỳ, Nguyễn Hiền, Vĩnh Điện, Diệu Hương, Nam Lộc, Việt Dzũng, Xuân Điềm, Sỹ Đan, Trúc Sinh, Lê Uyên Phương, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Nhật Ngân, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Trầm Tử Thiêng, Trúc Hồ ... đóng góp vào gia tài âm nhạc Việt Nam thêm khởi sắc và phong phú trong tinh thần phục vụ cho Văn Hóa, Nghệ Thuật và Nhân Bản thăng hoa.

Trong câu chuyện điện thoại chúc nhau Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2009, Nhà văn Tạ Xuân Thạc và Việt Hải những nhân vật khởi xướng Văn Đàn Đồng Tâm với mục đích bảo tồn và phát huy Văn Hóa Dân Tộc nơi hải ngoại. Tôi đã chân tình khen ngợi vì ở thời điểm kinh tế suy thoái trầm trọng các tạp chí Văn Học Nghệ Thuật lừng lẫy trong Cộng Đồng Người Việt đa số đều phải đình bản. Báo chí cũng đang rơi vào tình huống lâm nguy vì đa số người đọc đã lên Internet thế giới theo dõi tin một cách nhanh chóng ... đúng là quý vị đang bơi trên dòng nước ngược. Thật đáng khâm phục các anh làm việc với thiện chí không ngừng vừa mới hoàn tất tuyển tập Kỷ Niệm về Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh bây giờ đang chuẩn bị cho ấn hành tuyển tập về Nhạc sĩ Anh Bằng và tôi được vinh dự đóng góp chút tài mọn qua vài cảm nghĩ đối với nhạc sĩ Anh Bằng. Trong cái không khí lạnh buốt của Mùa Giáng Sinh trong những khúc nhạc ngợi ca Giáng Sinh lòng tôi cũng chùng xuống da diết nhớ đến những mùa Giáng Sinh thanh bình ở cố hương yêu dấu. Tôi chạnh nhớ đến câu tôn vinh cao cả của người có đạo:

 

Vinh Danh Thiên Chúa Trên Trời

Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm ...

 

Hãy thể hiện Tâm Bác Ái đem Tình Thương đến với mọi người thì thế Giới mới Bình An – Hạnh Phúc Trong Kinh Phật có đề cập đến: Tâm Bình Thế Giới Bình…

Khi Tâm Từ Bi Hỷ Xả phá chấp làm việc từ thiện Tâm mới an bình yêu đời yêu người. Tâm tạo tác ra mọi nguyên nhân ... nên mỗi buổi sáng thức dậy chúng ta hãy cám ơn Trời Phật đã cho ta có được một ngày an bình hạnh phúc và hãy chia sẻ niềm vui với lòng chân tình tử tế đến với mọi người. Vì thời gian qua quá nhanh cuộc đời là vô thường, hận thù nhau làm gì cho thêm khổ. Và xin hãy cùng nhau cám ơn những Nhà nghệ sĩ đã hiến dâng những tác phẩm tuyệt vời cho đời và cho người. Nếu không có âm nhạc đời sống chúng ta quả thật là hoang vu buồn thảm.

 

Rosemead, chiều 24-12-2008

Thái Tú Hạp