Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VÀI NÉT CHẤM PHÁ VỀ

ÂM NHẠC TRONG TÁC PHẨM

TRƯỜNG CA

TRỌNG THỦY MỴ CHÂU

CỦA NHẠC SĨ VĨNH ĐIỆN

 

VYVY                                                                                   

                                                                             

Tác phẩm âm nhạc trường ca Trọng Thủy Mỵ Châu của nhạc sĩ Vĩnh Điện , theo truyện thơ Nguyễn Thu Hà, hòa âm nhạc sĩ Kiên Thanh, biểu diễn ca sĩ Kim Khánh, Đăng Hiếu, Thái Hòa và nhóm bè V&V. Độ dài 32 phút, có bốn chương hồi.

Tác phẩm được nhạc sĩ Vĩnh Điện và nhà thơ Nguyễn Thu Hà viết từ cảm hứng qua mối tình Trọng Thủy Mỵ Châu bị lợi dụng cho những mưu đồ chính trị của Triệu Đà ( cha Trọng Thủy ). Và cuối cùng Thục Phán kết liễu đời mình sau khi giết con là Mỵ Châu, còn Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự tử với cả khối tình sâu đậm. Triệu Đà đã thắng bằng âm mưu chính trị trong đó lợi dụng hạnh phúc của cả con mình. Biết đâu ở một góc khuất nào đó Triệu Đà có ăn năn ??? Mối tình này để lại ngàn đời sau những viên ngọc trai được rửa ở giếng ngọc sẽ sáng và đẹp tuyệt vời như những gì họ đáng được hưởng. Chúng ta có thể tham khảo thêm nội dung ở bài viết của Trường Đinh trên trang Sangtao.org

Có thể do một số điều kiện không cho phép nên sự mở rộng về mặt phát triển tác phẩm chưa đúng mức nhưng tôi đã thấy nhiều cảm xúc cũng như sự cố gắng của các nhạc sĩ và ca sĩ khi thực hiện trường ca này.

Dưới đây, tôi xin đưa ra vài nét chấm phá về âm nhạc trong tác phẩm.

 

Trường ca Trọng Thủy Mỵ Châu gồm có bốn chương:

 Chương I   : Mơ về thành Loa

 Chương II  : Duyên nợ ba sinh

 Chương III : Bể dâu cuộc đời

 Chương IV : Còn mãi hương yêu

          

Tổng cộng gần 500 ô nhịp và trong mỗi chương lại có nhiều phần khác nhau với nét nhạc đặc trưng của mỗi giai đoạn tạo nên kịch tính suốt chiều dài tác phẩm.

 

 Chương I: Mơ về thành Loa

         

Vào đầu bằng khúc nhạc mở giọng La thứ nhịp 4/4 thật nhẹ nhàng mang nét hồi tưởng của cô gái “nơi quê nhà Đông Anh” nhớ về người yêu, nhớ về mối tình Trọng Thủy Mỵ Châu xưa trong một đêm vắng. Giữa đoạn này tác giả đã điểm một chút hào hùng, trầm mặc của Cổ Loa xưa bằng nét nhạc mạnh mẽ để trở lại sự mơ màng, nuối tiếc một thời oanh liệt đã qua.

Chuyển sang miêu tả quá khứ xa xưa bằng nhịp quân đi, tiếng vó ngựa dập dồn với giọng La trưởng, tốc độ tăng cao. Thục Phán An Dương Vương đã tạo lập nên một Phong Khê hùng mạnh cho con dân Âu Lạc yên vui thanh bình và xây thành Cổ Loa để đề phòng giặc phương Bắc xâm lăng.

Kết thúc dứt điểm, tác giả chuyển về nhịp 3/4 giọng Mi thứ mềm mại có chút yếu đuối do mười tám năm xây thành mà vẫn chưa xong. Vì dân, vì nước vua nguyện cầu thần Kim Quy giúp đỡ. Chuyển sang điệu thức trưởng và tăng tốc độ để diễn tả việc thần đã nhận lời, nét nhạc bỗng trong sáng và toát lên không khí vui mừng như ngày hội. Không những giúp xây thành mà thần Kim Quy còn tặng cả “móng vuốt quý làm lảy nỏ vàng” để bảo vệ giang sơn nữa. Kết thúc phần I với hai câu nhạc hoành tráng và lộng lẫy như chính sự ấm no, hạnh phúc mà người dân đang có.

Phần hòa âm nồng ấm và dịu dàng, những bè vocal lướt trên giọng đơn ca Kim Khánh thật tuyệt vời. Phần “bè đuổi” tạo sốc giữa đoạn tạo thành điểm nhấn không thể thiếu được. Trở nên mạnh mẽ đầy kịch tính  khi đến phần Thục Phán xây thành dựng nước, âm nhạc hùng tráng như một bức tranh với đầy màu sắc quyến rũ.

 

 Chương II: Duyên nợ ba sinh

         

Giữ nguyên giọng Mi Trưởng nhưng chậm lại, không khí nặng nề tác giả đã đưa chúng ta vào một khung trời khác chỉ trong tám ô nhịp. Giặc Tần ôm mối hận với người Âu Lạc dù đã bao lần thôn tính nhưng đều thất bại. Chúa nước Tần là Triệu Đà đem con trai Trọng Thủy gả cho Mỵ Châu, con Thục Phán An Dương Vương. Oan nghiệt bắt đầu từ mối tình của hai người yêu nhau thắm thiết. Tác giả đã sử dụng vài liên ba để mở cho đoạn này một cách khéo léo. Âm nhạc miên man, mọi người đến với niềm hạnh phúc này thật trong sáng, riêng Triệu Đà vui mừng vì kế sách của mình. Câu kết phần đầu xuống trầm như nói lên âm mưu thâm độc của Triệu Đà

Tốc độ chậm lại, giọng Mi thứ tác giả chuyển đoạn tinh tế cũng bằng tám ô nhịp tạo cho người nghe sự thấp thỏm lo âu cho mối tình tuyệt đẹp này.

Vào nhịp với tốc độ vừa phải, giọng Đô trưởng phần đầu vương vấn giọng Sol trưởng, âm nhạc làm cho ta cảm giác phân vân, nghi ngại và đó cũng chính là tâm lý nhân vật. Nét nhạc hơi dân tộc và những chỗ nhấn âm kéo dài đã nói lên sự đau khổ giằng xé khi nghĩ đến chữ trung hiếu với đất nước và tình nghĩa gối chăn vợ chồng của Trọng Thủy. Ruột gan nát tan nhưng Trọng Thủy vẫn đành phải hy sinh mối tình thắm đượm bấy lâu nay. Tác giả kết ở bậc ba (nốt Mi) tạo sự nuối tiếc và day dứt khôn nguôi

Sử dụng phần cuối để chuyển đoạn qua một nét nhạc khác thật tài tình tác giả đưa chúng ta đến tâm sự Mỵ Châu với giọng Đô thứ và tốc độ chậm, nhẹ nhàng lại. Nét nhạc như trải lòng mình ra cùng với mối tình sâu đậm, Mỵ Châu nói hết bí mật thành ốc và kể cả cách đi tìm nàng khi thất lạc nhau trong cuộc can qua.

Tốc độ hơi nhanh lên, sự đau đớn khi chia lìa cũng được nhân lên nhiều lần khi tác giả dùng liên tục móc đơn, móc đôi, liên ba…và khoảng ngân dài hợp lý. Bước cao độ ở đây thật tuyệt vời khi âm lướt, quãng ba, quãng nửa cung… cho giọng nữ thể hiện mang nét hàn lâm làm người nghe cảm thấy buồn day dứt như nỗi đau tận cùng khi vừa khởi đầu một bi kịch sẽ đến mà không ngăn được.

Sự liên tục của các trường đoạn và phân đoạn đã được nhạc sĩ Kiên Thanh gắn kết một cách khéo léo. Sử dụng chất liệu dân ca nhuần nhuyễn, phong cách nhạc nhẹ, bản hòa âm đã tạo nên sắc thái rất riêng của chương này. Giọng ca Đăng Hiếu, Kim Khánh như bay bổng lên nhất là ở đoạn cuối chương thật tuyệt vời. Phần bè quyện vào nhau thành một khối đẩy mạnh cao trào trong chương theo từng giai đoạn thể hiện.

 

Chương III: Bể dâu cuộc đời

         

Chuyển giọng bậc IV (Fa thứ) tác giả đã đưa chúng ta vào khung trời êm ấm khi Thục Phán đã yên tâm với tình hòa hiếu thông gia, với thành cao, hào sâu và nỏ thần Kim Quy bảo vệ giang sơn. Nhưng có biết đâu nỏ thần bị đánh tráo mất rồi.

Nhạc đổi tốc độ, với nét đảo phách trong từng ô nhịp ngắt quãng, màu sắc chiến tranh đã nổ ra. Thành lũy tan tành, nước mất, dân lầm than dưới vó ngựa quân thù vì nỏ thần đã mất, chẳng còn gì để giữ lại giang sơn gấm vóc mà mình đã tạo nên. Âm nhạc trở lại giọng Fa trưởng, tiết tấu tương đối dịu, Thục Phán ăn năn, hối hận trong dòng suy tưởng đầy khí phách của người đứng đầu một dân tộc. Chở Mỵ Châu ngồi sau lưng, Thúc Phán mải miết chạy bởi vì địch quân đang đuổi theo ngay sau lưng mình. Kết phân đoạn ở bậc V, đưa chúng ta vào sự bế tắc, lơ lửng trong tâm hồn Thục Phán.

Nhịp 3/4 chậm tha thiết dẫn người nghe đến lời đối thoại của người cha trong bước đường cùng với người con gái yêu của mình. Thục Phán chỉ biết trách mình đã mất cảnh giác nên mới ra cơ sự này. Chuyển giọng song hành (Rê thứ) bằng hai câu nhạc, tâm sự của Mỵ Châu là cả một sự ngây thơ tin vào mối tình sâu đậm với Trọng Thủy. Đến lúc này, Mỵ Châu vẫn chưa biết gì, vẫn rắc lông ngỗng trên con đường đã đi, nàng hy vọng tìm lại ngày tháng cũ bên nhau. Dừng lại dòng suy nghĩ của Mỵ Châu ở bậc V, ta trở về với Thục Phán khi lo cho con từng nắm cơm khô nhặt được ven làng. Cao trào của sự bế tắc được đẩy lên đỉnh điểm, âm nhạc chuyển nhịp 4/4, cao độ nâng lên khi Thục Phán khẩn cầu thần Kim Quy. Mối thù này sẽ là truyền kiếp mà trong đó nguyên nhân chưa biết từ đâu. Tạo cầu nối âm nhạc bằng độ dãn tiết tấu, kết thúc lời phán truyền của thần Kim Quy, bước sang một trạng thái khác khi đã rõ ai đã gây ra cơ sự này. Những dấu lông ngỗng rắc trên đường đi đã nói lên tất cả sự thật đắng cay. Mỵ Châu không còn biết gì hơn ngoài lời xin tha tội. Nhung dù sao đi nữa tình yêu Mỵ Châu với Trọng Thủy vẫn nguyên vẹn như âm nhạc kết của phân đoạn này.

Chuyển giọng Si thứ, tiết tấu vừa phải với liên ba đơn liên tiếp dồn nén Thục Phán đến bước đường cùng bên bờ biển vắng. Khi đã lên đỉnh điểm của bế tắc, sự cuồng điên nổi dậy, Thục Phán rút gươm chém chết Mỵ Châu hy vọng có thể chuộc lấy phần nào lỗi lầm. Giải quyết về âm chủ bằng hai từ My Châu thật tuyệt vời đưa chúng ta trở về trạng thái thống hối, ăn năn của người đã giết chính con mình. Âm nhạc chuyển giọng Mi thứ đưa Thục Phán đến cao trào tiếp theo, đó là đối thoại với chính mình. Không còn gì ở cuộc đời này nữa, nước mất nhà tan, con yêu đã chết…Thục Phán tự kết liễu đời mình bằng thanh kiếm đâm suốt qua tim trên bãi biển với đứa con gái yêu trong tay.

Chương III Bể dâu cuộc đời là chương có nhiều kịch tính nhất trong toàn bộ tác phẩm. Sự dẫn dắt về âm nhạc và ca từ đã đưa người nghe những trạng thái xúc động mãnh liệt khác nhau trong từng phân đoạn nhỏ. Kịch tính trong chương này mang nét thâm trầm nội tâm nhưng nhạc sĩ hòa âm Kiên Thanh đã lột tả được nhờ những biến đổi tiết tấu nền kết hợp với phần bè đa dạng. Kim Khánh, Đăng Hiếu và Thái Hòa đã thật xuất sắc trong chương này.

 

Chương IV: Còn mãi hương yêu

         

Nối tiếp chương III bằng tiếng sóng vỗ rì rào, sử dụng những liên ba để diễn tả tâm lý Trọng Thủy. Dấu lông ngỗng Mỵ Châu rắc bên đường là bằng chứng tình yêu vô hạn đối với chàng nhưng giờ đây chỉ còn lại hai xác chết tang thương, Trọng Thủy lịm cả người đi. Âm nhạc ở đây như tiếng khóc than cho những linh hồn đã mất. Tiếng hú kết thúc phân đoạn với phần bè thật não nề, ai oán.

Vào nhịp lại, chuyển sang giọng song hành (Sol trưởng) tạo nên sự hối hận của Trọng Thủy trước xác chết của Thục Phán và hàng ngàn sinh linh tử trận. Nét nhạc đầy nam tính, tám ô nhịp kết phân đoạn này thật mạnh mẽ nhưng ngập đầy day dứt. Lời tâm sự của Trọng Thủy với Mỵ Châu được đưa về giọng Sol thứ nhẹ nhàng và tình cảm như một lời ăn năn, hối hận muộn màng. Bao kỷ niệm ngày yêu nhau còn đó Trọng Thủy chợt nhận ra cuộc sống sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu không còn Mỵ Châu nữa. Chàng ôm xác nàng chôn cạnh giếng ngọc, phủ chiếc áo choàng trên nấm đất lạnh và chàng gieo mình xuống giếng để được bên cạnh nàng mãi mãi. Sử dụng các âm hình móc đơn liên tiếp, đổi thành nhịp 3/4 ở kết thúc, tác giả đã diễn tả hình ảnh phân đoạn này thật tinh tế và tuyệt vời.

Chuyển sang giọng Sol trưởng, nhịp 3/4, tốc độ đưa nhanh lên tạo ra sự trong sáng và tươi hơn cho hậu thế với những hạt ngọc trai bên bờ biển do máu Mỵ Châu tạo thành khi rửa bằng nước giếng Trọng Thủy sẽ sáng đẹp vô ngần.

Về lại quê nhà Đông Anh nơi cô gái ngồi trong đêm trăng sáng chợt nhớ về điển tích xưa bằng cách giảm chậm tốc độ, dùng liên ba trong cuối ô nhịp 3/4 tác giả đã nói lên được tâm sự cô gái khi nghĩ về mối tình này. Cho dù tất cả sẽ qua đi, dù ai kết tội, dù ai khen chê nhưng tình yêu vẫn tuyệt vời

Phân đoạn kết của chương này tác giả chuyển sang nhịp 4/4, giọng Mi thứ, tốc độ dâng cao hơn đi dần về kết của tác phẩm diễn tả cái nhìn cảm thông của mình đối với các nhân vật. Âm nhạc trong 16 ô nhịp cuối tác phẩm tương đối đều đặn và bi tráng đã tạo ra phần kết thúc trọn vẹn cho mối tình đẹp và đầy bi thương này. Bình minh sẽ đến, Cổ Loa trở thành phế tích nhưng ngàn năm sau vẫn đượm khói hương cho cuộc tình bất diệt.

Nhạc sĩ Kiên Thanh gần như đã thổi làn hơi của chính tâm hồn mình vào tác phẩm với lối hòa âm thiên về cổ điển. Những nốt nhạc bè đơn giản nhưng hiệu quả qua giọng ca Thái Hòa và nhóm bè V&V đã tôn vinh hai giọng ca chính thật đẹp.

 

Khép lại tác phẩm này, tâm hồn tôi bỗng thấy nao nao và có lẽ cái nhìn của mình sẽ dần thay đổi. Dù có bao nhiêu tham vọng điên cuồng và những mưu đồ chính trị nhưng tình yêu vẫn sống mãi, sống mãi đến muôn đời.

Cám ơn nhạc sĩ Vĩnh Điện, nhà thơ Nguyễn Thu Hà, nhạc sĩ Kiên Thanh, ca sĩ Kim Khánh, Đăng Hiếu, Thái Hòa và nhóm bè… đã cho tôi một bữa tiệc âm thanh tràn đầy cảm xúc trong thời buổi “ âm nhạc nhiễu nhương” này. Tôi tin chắc rằng, nếu có điều kiện, tác phẩm trường ca Trọng Thủy Mỵ Châu sẽ bay xa và vang xa hơn nữa với những người yêu nhạc. Chúng ta có quyền hy vọng điều đó, phải không, thưa quý vị…

     

Chú thích: Quý vị có thể nghe và xem tác phẩm ở các địa chỉ sau:

http://sangtao.org/2012/12/14/truong-ca-trong-thuy-my-chau/

http://vinhdien.net/

http://www.youtube.com/watch?v=O194gOYOy_U