Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THÁI TÚ HẠP

QUÊ HƯƠNG VÀ NGÔN TỪ

 

VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG

 

Tôi gặp lại anh Thái Tú Hạp trong kỳ họp mặt Xuân Quảng Đà, 15 năm qua, bạn bè lưu lạc, mỗi đứa một trại tù, mỗi đứa bị quản chế mỗi nơi, thoát thân, mỗi người chia xa khắp bốn phương nơi hải ngoại.

Khi còn ở Việt Nam, qua làn sóng đài Voa, Lê Văn giới thiệu tuyển tập “Thơ Văn Việt nam Hải Ngoại” tôi mới biết anh còn sống và tiếp tục cuộc đời cầm bút bên kia bờ Thái Bình Dương.

Tôi không nghĩ rằng, một ngày nào đó tôi được hội ngộ và vẫn không ngờ bên này bờ Thái Bình Dương gặp lại ngôn từ mang hình ảnh quê hương tưởng chừng bóng dâu tăm cá.

Quê hương chúng tôi có dòng sông Thu khởi nguồn từ miền rừng núi Trà Mi, tiếp nối các nhánh sông từ Khâm Đức, Tiên Phước, chạy vòng qua Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn...nằm bên cạnh thành phố cổ Hội An, đổ ra Cửa Đại - Biển Đông.

Đất nước có những dòng sông đã đi sâu vào văn chương và lịch sử. Với dòng sông nhỏ, với muôn kỷ niệm của tuổi ấu thơ, như hình ảnh người mẹ hiền thân thương trìu mến...đã vỗ về bao đứa con thơ ngày cắp sách đến trường. Chiến tranh làm lưu lạc những người lính chiến, chinh chiến qua đi, dòng sông nhuộm đỏ, trải qua biến chuyển của thời cuộc, thay đổi không gian, chỉ còn nỗi ngậm ngùi tiếc nhớ hình ảnh xa xưa.

Nếu không có gì gợi lại, có lẽ một ngày nào đó bị chìm sâu trong quên lãng! Vì vậy, khi định cư tại Los Angeles, ra đời nhà xuất bản, với tâm hồn thi sĩ, anh chọn tên Sông Thu.

Trong tập thơ “Chim Quyên Lạc Ngàn” (Sông Thu xuất bản 1982) qua lời tựa, nhà văn Đỗ Tiến Đức đã viết: “Anh là nghệ sĩ nên chẳng thể nào nhận nơi nầy làm quê hương, xác thịt anh ở đây nhưng tâm hồn anh vẫn vấn vương bên những con sông nhỏ nước chảy lững lờ như những lời ca dao trữ tình mộc mạc và thơm như những ngọn lúa vàng nở ngát cánh đồng của mẹ”.

Thi sĩ đời Đường, Lý Thương Ẩn đã gợi lại hình ảnh Đỗ Quyên, hình ảnh Đỗ Vũ, thương tiếc đất nước hóa thành chim quyên.

 

“Trang sinh hiểu mộng mê hồ điệp

Vọng đế xuân tâm thác đỗ quyên”

 

Thi hào Nguyễn Du đã viết:

 

“Ấy hồn Thục Đế hay mình Đỗ Quyên?”

 

Mang tâm trạng hoài cổ, thi sĩ Chu Mạnh Trinh đã bộc lộ tâm tình trước cảnh hoang tàn đổ nát của thời đại.

 

“Tịch mịch tiên triều cung ngoại miếu

Đỗ quyên đê đoạn nguyệt âm âm”

 

Hình ảnh Đỗ Quyên còn được gửi gấm qua nỗi niềm của Bà Huyện Thanh Quan.

 

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

 

Trong bài “Quốc Kêu Hoài Cảm”, nhà thơ Nguyễn Khuyến muốn nhắc nhở mọi người quên cái nhục vong quốc đang đè nặng trên quê hương.

 

“Ban đêm ròng rã kêu ai đó

Giục khách giang hồ, dạ ngẩn ngơ”

 

Tiếng “Lạc Ngàn” làm liên tưởng đến vần thơ tuyệt tác của Cao Bá Nhạ.

 

“Sầu xa xa bay lạc ngàn xanh”

(Tự Tình Khúc)

 

“Chim Quyên Lạc Ngàn” gồm những bài thơ viết khi đất nước rơi vào tay Cộng sản, trong trại tù, trại tỵ nạn ở Hongkong và tháng ngày bơ vơ khi đến định cư ở Los Angeles.

Tính đến đầu thập niên 90, nhà thơ Thái Tú Hạp đã trải qua hơn 30 năm cầm bút. Trước 975 có 3 thi phẩm:

Tuyển tập Sông Thu (1962) với Thành Tôn và Hoàng Quy, Thèm Về (1970) và Yêu Em Một Đời (1973). Ngoài ra, còn có tùy bút Người Đi Chiến ChinhTập Truyện Vành Khuyên. Thành viên Ủy Ban Phát Huy Văn Hóa Đà Nẵng. Qua 10 năm ở Hải Ngoại, anh vẫn sáng tác đều đặn, sau “Chim Quyên Lạc Ngàn”, tập thơ “Miền Yêu Dấu Phương Đông” (Sông thu 1987) nói lên tâm trạng nhà thơ lưu vong trên đất khách “Ta vẫn còn trong ta những nhớ thương trọn vẹn, ta vẫn còn muốn thắp lại những hàng nến mùa đông để tìm chút hương xưa nồng thắm, chia xẻ với người đồng điệu tri âm”.

Ngoài tuyển tập “Thơ Văn Việt Nam Hải Ngoại” còn có hồi ký “Một Mùa Chim Về” và hai tập thơ “Dưới Cội Mai Vàng” “Bên Đồi Lau Xanh”

Từ những tựa đề của tập thơ đủ nói lên tâm trạng nhà thơ nơi đất khách, nỗi lòng của người viễn xứ đối với tổ quốc, quê hương.

 

“Ta ở bên này đại dương nhớ

Thời gian nuôi mãi tấm lòng son

Trắng tay phiêu bạt đời hư ảo

Hiu hắt hồn thơ với nước non”

(Nghe Suốt Đời Ta Một Núi Sông)

 

Ngày xưa, trong “Lữ Dạ Thư Hoài” thi hào Đỗ Phủ đã bày tỏ:

 

"Phiêu diêu hà sở tự

Thiên địa nhất đa sầu”

 

Ngày nay, hình ảnh ấy thoáng hiện nơi người viễn khách:

 

“Buổi chiều nơi quán khách

Lửa nến hắt hiu buồn

Ghế đời tri âm khuất

Vạn lý sầu cố hương

 

Hoặc:

 

“Con bên bờ vực thẳm

Ngắm mây sầu ly hương

(Nhớ Mẹ)

 

Hay:

 

“Ta biền biệt quê hương

Mang niềm đau bất tử”

(Đêm Ở Quê Người)

 

Sinh trưởng trong một thành phố cổ với mái ngói âm dương, rêu phong cổ kính, với đền chùa lăng miếu từ thuở xưa...ngoại cảnh đã ảnh hưởng đến tâm hồn thi sĩ. Đọc thơ anh làm nhớ lại những bài cổ phong, thi ca cổ điển...bàng bạc trong âm điệu lời thơ. Nhẹ nhàng và vương vấn nỗi buồn mang mác...

Có lẽ cảm hứng từ ý thơ “Cửu đầu vọng minh nguyệt, Đê đầu tư cố hương” anh bày tỏ tâm trạng u hoài của con người đánh mất quê hương:

 

“Người xưa ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Ta giờ trăng chết ở trong tâm

Cố hương, trăng khuyết đìu hiu nhớ

Dạ lý hoa còn phảng phất hương”

 

Để rồi:

 

“Thôi ngẩng đầu chi đêm trăng sáng

Một mình nghe biển động xương khô”

(Trăng Viễn Xứ)

 

Bài “Hoàng Hạc Lâu” của Thôi Hiệu đời Đường được xem như áng thơ tuyệt tác của nhân loại.

 

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu”

 

Thi hào Lý Bạch khi chơi lầu Hoàng Hạc không phóng bút đề thi mà chỉ viết:

 

“Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc

Thôi hiệu đề thi tại thượng đầu!”

 

Hơn 1200 năm sau, trong bài “Cảm Hứng Đường Thi” anh đã gởi gắm vào đó tâm trạng lạc loài của nhà thơ trước hoang tàn của thời gian:

 

“Thánh thi trên bia mục

Hoàng hạc đã bay rồi

Con trăng đồng trinh khuất

Bên trời ta lẻ loi”

 

Với “Gác Hoàng Hạc” trong bản dịch lục bát tuyệt vời của thi sĩ Tản Đà, nhà thơ Thái Tú Hạp có lẽ cũng sở trường và thành công với dòng thơ lục bát như áng thơ cổ:

 

“Đời tan rã bụi hư vô

Nhớ quê lòng cũng nao nao muốn về

Lòng ta ngậm mãi thương hoài...

Nắng trôi giạt nắng sông đòi đoạn sông”

(Cõi Chờ Mong)

 

“Đời như cát bụi đìu hiu

Cơn vui như tiếng sóng triều hư vô

Ngàn xưa sau cõi mịt mờ

Anh con thú vẫn hoài mơ nẻo về...”

(Nẻo Về)

 

Ngay trong trại tù, ta gặp lại tâm trạng bi đát, đau đớn, u buồn, xót xa như vần thơ trong tự tình khúc:

 

“Sầu kia ai kẻ xiết lòng

Chiều thôi lại tối, đêm xong lại ngày”

 

Ở đây, ta lại chứng kiến giữa miền rừng núi Kỳ Sơn:

 

“Nửa đêm kiểng lạnh lùng khua

Trăng kinh hoàng động rừng khuya vỡ sầu

Đời vi diệu cũng nát nhầu

Trong ta biệt xứ cõi sâu non trùng

Sáng ra mới biết hư không

Một ngày qua nữa lòng mênh mông buồn”

(Trong Tù Nghe Tiếng Chim)

 

Hội an nổi tiếng với những ngôi chùa cổ, trong đó chùa Phước Kiến là một trong những di tích văn hóa nơi anh đã trưởng thành. Có lẽ vậy, tư tưởng nhà Phật đã thấm nhuần trong anh từ thuở xa xưa. Ảnh hưởng từ tâm tính đến cuộc sống và thơ văn.

Anh thường dùng từ ngữ Sát na (Krana khanika) để nói lên một khoảnh khắc, hình ảnh thời gian thóang qua mau lẹ vô cùng, so với khoảng thời gian dài vô tận, cuộc đời con người như một tích tắc của thời gian vô tận. Trong hiện tượng luận (Phenomenology) được ý thức bằng thời gian tâm lý, thấu đạt ngôn từ bằng tiếng nói cảm quan:

 

“Hỏi ta hạt bui vô minh

Sát na trong cõi hữu tình xuân thơm”

(Tự Vấn)

 

Vô minh (Avidya - Avijja) là tất cả phiền não, u ám, khổ não bởi tâm si ám, không được huệ minh.

 

“Trăm mùa xuân hốt hoảng

Sát na tưởng chừng dài hơn thế kỷ lo âu”

(Hạnh Phúc Đời Ban Cho)

 

“Cuộc đời tàn theo ta

Sát na rồi vỡ nát”

(Dấu Tan Ngoài Cuộc Huyễn)

 

Sát na còn được xem như ý niệm trong tâm thức:

 

“Từ trong cõi ưu tư sầu muộn

 Thân xác ta rã rời

Qua từng sát na mầu nhiệm

Ôi một kiếp người hư vô

Như loài thú cô đơn kỳ diệu”

(Hạt Bụi Nào Bay Qua)

 

Có khi là phân tử trong tâm tưởng giữa không gian bất tận:

 

“Còn gì trong sát na

Đời buồn mai thức dậy”

(Say Chút Rượu Trầm Luân)

 

“Tìm thấy được gì em

Những hoài nghi phi lý

Những biến đổi vô thường

Từng sát na mù mịt”

(Về Qua Phố Hội An)

 

“Từ cõi tiềm thức hoang vu

Trong từng sát na u muội

Ta không nhìn ra ta

Trong gương đời lạ lẫm

Như người hành khất già

Đánh mất quê hương

(Bầy Hạc Rong Chơi)

 

Trong bài “Chợt Ngộ” và “Chân Kinh” anh đã bày tỏ tâm thức qua từng triết thuyết về ngộ đã lĩnh hội từ ngộ nhập đến ngộ tánh.

Ta bà (saha) là cõi uế độ (cõi trần tục, nhơ nhớp), cõi tạm thiên đại thế giới, trong đó có hằng hà thế giới nhỏ:

 

“Nghiệp từ mấy thuở trần duyên

Nắng thanh xuân đậu ngoài sân ta bà”

(Thanh Tịnh Khúc)

 

“Hỏi em vạn nẻo ta bà

Hỏi chân như có mù sa chốn nào”

(Tự Vấn)

 

Bát nhã (Prajna, panna) là các tâm trí thoát ra ngoài tham, sân, si...tiêu diệt những lỗi lầm để tự thân đạt, minh liễu (rực rỡ toàn vẹn).

 

“Đời thắp lại những mầm xanh bát nhã

Tình thương nối nhịp lời kinh”

(Trở Lại Suối Nguồn)

 

Tiếp thụ tinh thần nho giáo và Phật giáo vì vậy hơn mười năm qua sống trong “thế giới Văn Minh trả góp” như ngôn ngữ của Phạm Kinh Vinh, anh cảm thấy có điều gì lạc lõng giữa tâm hồn đông phương, những tương tàn trong tình cảm bởi lối sống cá nhân, đeo đuổi theo vật chất, những toan tính lọc lừa, những ràng buộc dai dẳng vây quanh cuộc sống, con người tựa hồ chiếc kim đồng hồ...không có phút giây an nhàn, tự tại vì vậy tâm hồn lúc nào cũng vọng về “Miền Yêu Dấu Phương Đông” và miền đất hứa vẫn là nơi yên nghỉ cuối cùng của cha mẹ, chan chứa tình người:

 

“Ta hẹn em trở về

Bên đồi lau xanh biếc

Chim rủ nhau quay quít trên ngàn cây

Cuối thôn rụng đầy trái đỏ

(Trở Lại Suối Nguồn)

 

Hằng mơ tưởng mùa xuân về trên quê hương “Để tìm lại bóng dáng của áo lụa Duy Xuyên, rừng quế Tiên Phước, rượu cần trên buôn sóc Trà Mi thưởng thức trà Tiên quế, Cam Đại Bình, bông Vạn Thọ”.

 

”...Miền quê hương có Ngũ Phụng Tề Phi

Núi Non Nước ngăn trời bão tố

Sông Thu Bồn hiền dịu đổ phù sa”

 

và:

 

“Có nơi nào đẹp bằng quê hương ta đó

Bao đời lịch sử liệt oanh

Thăng trầm theo mệnh nước

Nhưng sông núi muôn thuở vẫn kiên trinh

(Từ Quê Hương Trở Về)

 

Trong bài “Những Chặng Đường Quê Hương) anh đã ghi lại từng hình ảnh nơi núi rừng cao nguyên Pleiku, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, từ Cổ Thành Quảng Trị đến cố đô Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Sài gòn và Miền Tây. Mong có một ngày:

 

“Cha từ biển, Mẹ non xanh

Trăm con về dựng Việt Nam thanh bình”

 

Trong bài “Thanh Tịnh Khúc” anh đã hẹn hò:

 

“Mai ta về giữa non cao

Xé mây làm áo lụa đào cho em

Nghiệp từ mấy thuở trần duyên

Nắng thanh xuân đậu ngoài hiên ta bà”

 

Đôi khi anh đã cảm nhận điều gì đó về tâm tưởng:

 

“Nếu một mai trí tưởng về cõi thật,

Bóng cá ngược dòng khe suối cũ yêu thương

Tâm có động mười phương thao thức

Cõi bình minh rạng rỡ hồn phương Đông”

(Mưa Trong Vùng Trí Tưởng)

 

Những dòng thơ trên anh sáng tác khi bức tường ô

nhục Bá Linh bất động, tượng đài Lê nin sừng sững, Đông Âu còm đắm mình trong bức màn sắt...chưa có chuyển động nào trong thế giới Cộng Sản, chỉ có bạo lực và hận thù vây quanh. Thế nhưng, trong tâm hồn nhà thơ, có lúc chợt ngộ:

 

“Gậy trúc ngắm mây hồng

Ta về cõi phương Đông

Tóc em giòng suối bạc

Cỏ thi tình quê hương”

(Cỏ Thi)

 

Đất nước rơi vào tay bọn quỷ đỏ. Saigon chết tức tưởi, Saigon thay hình đổi dạng, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô thân yêu bị xóa tên trên bản đồ lịch sử. Thành Hồ, rập khuôn Petrograd, Leningrad, đó là thành phố cổ St. Peterburg nên thơ và biết bao di tích văn hóa, lịch sử. Thành phố Volgagrad thơ mộng nằm bên dòng Volga cũng bị xóa trên để thay vào đó tên kẻ độc tài Stalingrad. St. Peterburg, Volgagrad vẫn mãi còn trong tâm tưởng người dân, qua bao thập niên, nó được phục hồi trở lại khi chủ nghĩa CS cáo chung qua 72 năm thống trị.

Saigon vẫn vậy, vẫn mãi là thủ đô trong trái tim chân chính người dân viễn xứ.

Anh đã chọn tên dòng sông quê hương cho nhà xuất bản và thủ đô thân thương ngày trước cho tờ báo: Saigon Times. Nơi mảnh đất tỵ nạn đã xuất hiện nhiều business lấy tên Saigon. Theo tôi, tên giữ, chữ đọc. Càng có nhiều tên mang bóng dáng Saigon, càng tốt. Mỗi cái tên, tự nó còn mang ý nghĩa với nội dung của nó. Chẳng hạn New York, trên lãnh vực báo chí từ khi xuất hiện New York City Gazette năm 1725, rồi New York Sun (1833), New York Mornings Heral (1835), New York Tribune (1841), New York Times (1951)...đến New York World, New York Post...cái tên không tạo được giá trị của tờ báo, thực chất ở nội dung và cảm tình của độc giả. Cũng như Hà Nội ngày xưa, mỗi bài thơ bài hát có sắc thái riêng biệt. Có địa danh nào dành cho riêng ai, tuy nhiên, đừng lợi dụng cái tên thân thương đã đi vào lịch sử để làm xấu đi ý nghĩa cao đẹp của nó. Tháng Giêng 1986 anh đã viết những dòng thơ cho Saigon:

 

“Saigon ngoảnh mặt làm thinh

Nắng mai xin nguyện lòng trinh căm hờn

Trăm ngàn phố chỉ Saigon

Trái tim của Mẹ việt Nam kiêu hùng

Cho nhau con phố yêu thương

Để mai mốt có quê hương trở về”

 

Mang tâm tưởng từ ý thơ Saigon, 20 tháng sau, Saigon Times xuất hiện. Tuần báo của anh đã trải qua giai đoạn thăng trầm và đã thành công

Còn một thành phố mù sương, thơ mộng hiền hòa, trầm mặc và yên tĩnh. Cuộc đời binh nghiệp với ngành nghề CTCT đã hai lần đưa anh đến hội ngộ cùng bạn bè. Hình như có cái gì làm anh nhớ nhung Đà Lạt.

 

“...Mây Lâm Viên huyễn tích ngàn

Non cao ẩn dụ loài hoang thú về

Từ chim lạc.  Thác Đam Mê

Yersin khai lộ qua khe suối Chàm...

 

...Đệ huynh chung một lời thề

Nghìn năm bia đá không hề phôi pha”

(Đà Lạt - Miền Yêu Dấu Phương Đông)

 

Anh là một trong những người khai sinh ra Hội Xuân Quảng Đà, với Sông Thu, với Saigon Times...hình như còn cái gì thiếu vắng, mong một ngày nào đó có quán khách Lâm Viên - Đà Lạt để chén tạc chén thù, nhớ cung bậc ngày nào đã mịt mù thức mây.

Nước mất nhà tan! Mỗi một người trong chúng ta có mỗi mất mát lớn lao, với tôi, ngoài những tang thương trong cuộc sống, còn hận nỗi xót xa bằng thủ đoạn tẩy não bởi khủng bố tinh thần của Cộng sản. Trước đây, tôi tự hào với trí nhớ phong phú nhưng giờ đây, trong vùng trời tự do lưu lạc, đầu óc cằn cỗi, trí nhớ đã khô cạn. Hơn 15 năm rồi mới được đọc thơ anh, từng hình ảnh, từng địa danh mang theo từng kỷ niệm. Cảm ơn nhà thơ đã gởi cho bạn bè, thân hữu tìm lại từng góc phố, từng khuôn mặt, từng hình bóng xa xưa đã chết dần theo thời gian đầy khổ hạnh...tìm lại chút “lửa” trong tim để tưởng nhớ về quê hương yêu dấu.