Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

VU LAN TRONG

THƠ VĂN VIỆT NAM

 

THÁI TÚ HẠP

 

Trong kho tàng văn học của nhân loại không thiếu những tác phẩm đề cao đến hình ảnh Người Mẹ cao quý và tuyệt vời. Có nhà văn đã so sánh “Mẹ là kỳ quan đệ nhất trong tất cả kỳ quan của loài người trên thế giới”. Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật đã dạy “Thế nhược vô Phật, thiện sự phụ mẫu. Sự phụ mẫu, tức thị sự Phật”. Nghĩa là làm người sinh ra không gặp Phật nhưng giữ đạo hiếu, biết phụng thờ cha mẹ thì xem như phụng thờ Phật rồi vậy.

Mỗi lần Vu Lan, mùa hiếu hạnh trở về là mỗi lần nhắc nhở chúng ta nhớ đến Tôn Giả Mục Kiền Liên, người đệ tử thần thông xuất chúng của Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế. Tôn Giả Mục Kiền Liên đã từng vượt qua bao nhiêu tầng địa ngục đầy gian lao trắc trở để cứu độ Mẹ là Bà Thanh Đề thoát khỏi cảnh đói khổ đau đớn tận cùng trong ngục thất tối tăm.

Ngay chính Đức Phật khi Ngài đang thuyết pháp tại Kantala ở Vương Xá nghe tin phụ hoàng là Hoàng Đế Tịnh Phạn trong cơn hấp hối, Ngài đã vội vã về thăm Phụ Vương, và khi Tịnh Phạn Vương băng hà, chính Ngài đã khiêng quan tài của Vua Cha đến nơi làm lễ hỏa táng. Câu chuyện Vương Tôn Giả đời Chiến Quốc trong kho sách cũ của Trung Hoa là hình ảnh điển hình cho lòng hiếu thảo và chí trung của một trí thức thức thời trong cơn nước nhà nguy biến.

Đề cập đến đức hiếu thảo đối với Mẹ Cha, không thể nào chúng ta quên câu chuyện Thầy Tử Lộ... “Thầy Tử Lộ là người nước Lỗ. Thờ hai thân từng bữa canh lê. Thường khi đội gạo đi về. Xa xôi muôn dặm nặng nề đôi vai...” Tưởng nhớ đến Thiền Sư Chánh Tâm một lòng hiếu để đối với Mẹ trong tài liệu Tinh Hoa Thiền Học của Christmas Humphreys... đã dẫn chứng bằng sử liệu. Chúng ta có thể phóng lớn tầm nhìn qua lãnh vực văn học nghệ thuật Việt Nam trải dài trong tiến trình lịch sử Dân Tộc từ khởi điểm của câu chuyện có tính cách huyền thoại Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long Quân (Cha Rồng Mẹ Tiên) sinh ra trăm con đùm bọc thương yêu gầy dựng nên Tổ Quốc. Người Mẹ còn mang tính chất thiêng liêng cao quý biểu trưng cho Dân Tộc Việt Nam, kiên cường chịu đựng trước bao nỗi thăng trầm tang tóc và vinh quang của lịch sử. Hình ảnh vừa mộc mạc hiền hòa chơn chất đến ý chí phấn đấu qua bao hiểm nguy giữa cuộc đời đầy giông bão đã ăn sâu vào cốt tủy người Việt Nam và hồn tính văn hóa của Dân Tộc. Ở phạm vi văn học bình dân hay bác học đề tài ca ngợi tình mẫu tử vẫn là những viên ngọc quý lấp lánh tuyệt vời nhất. Chúng ta có thể cảm nhận từ những câu hát trong ca dao:

 

...Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều...

 

...Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ Mẹ kính Cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 

...Ngó lên rừng thấy cặp cu đang đá

Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua

Biểu chàng vềLập miễu thờ Vua

Lập lăng thờ MẹLập đền thờ Cha...

 

...Mẹ già như chuối Ba Hương

Như xôi nếp một như đường mía lau

...Đói lòng ăn hạt chà là

Để cơm cho Mẹ, Mẹ già yếu răng...

 

Trong văn học truyền khẩu đời Lý của Việt Nam vào thế kỷ 13, đã có truyện Phạm Công Cúc Hoa cũng đã vẽ lên hình ảnh mẫu tử thật đậm đà, và thật đáng thương tâm.

 

“...Đoái nhìn thấy mả Cúc Hoa

Ngậm ngùi nhớ Mẹ - châu sa ròng ròng...

 

Đến văn chương thời đại Nguyễn Du, ngoài tác phẩm vĩ đại Truyện Kiều ẩn dụ nhiều triết lý Phật Giáo sâu sắc, qua đến bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh thì Cụ Tiên Điền Nguyễn Du đã thực sự chứng tỏ ông là một Phật Tử uyên bác về giáo lý Nhà Phật, một thi sĩ kỳ tài lỗi lạc.

Vu Lan ngoài ý nghĩa mùa báo hiếu đối với các bậc phụ mẫu, Vu Lan còn mang ý nghĩa là ngày tế lễ thập loại chúng sanh. Theo cổ tục Việt Nam thường gọi Ngày Vu Lan là cúng cô hồn. Theo quan niệm của Thi Hào Nguyễn Du thì Dân Tộc Việt Nam triền miên đau khổ qua bao nhiêu thời đại chinh chiến từ những cuộc chống giữ giặc phương Bắc trong suốt hàng ngàn năm, đến cuộc tương tàn Nam Bắc phân tranh đầy khốc liệt.  Đã có đến hàng triệu dân lành phải chịu cảnh tan xương nát thịt trên chính dải đất quê hương thân yêu. Trong những cảnh tượng đó đã gợi động tâm từ ái của Tiên Điền Nguyễn Du xúc động sáng tác nên bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sanh. Hình ảnh người Mẹ liên tục nổi bật sáng ngời rực rỡ nhất trong thời kỳ văn chương cận đại. Với những tác phẩm Quê Mẹ của Thanh Tịnh, Quê Ngoại của Hồ Dzếnh, Tôi Là Mẹ của Lê Văn Trương, Tình Mẹ của nhà văn Nam Cao, Trường Ca Mẹ Việt Nam của Phạm Duy. Những nét vẽ đậm đà nồng thắm về Mẹ của Hiếu Đệ... Trong những nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới có lẽ Lưu Trọng Lư đã lưu lại trong tâm hồn những người yêu thơ hậu thế qua hình ảnh đắm thắm dịu hiền của người Mẹ chơn chất mộc mạc nhưng sâu sắc:

 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song

Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không

 

Tôi nhớ Mẹ tôi, thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ người đưa trước dậu phơi

 

Hình dáng Mẹ tôi chửa xóa mờ

Hãy còn mường tượng lúc vào ra

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè, trước dậu thưa.

(Nắng Mới)

 

Qua đến những nhà thơ hiện đại, hình ảnh Mẹ được tôn vinh trong những tác phẩm văn chương nghệ thuật một cách cao quý và trang trọng, đặc biệt chúng ta đề cập đến Thi sĩ Thiền Sư Nhất Hạnh khi tưởng nhớ về Mẹ:

 

Năm xưa tôi còn nhỏ

Mẹ tôi đã qua đời

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận kẻ mồ côi

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

Để giòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ trên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi thấy tôi mất Mẹ

Mất cả một bầu trời...

(Mất Mẹ)

 

Nhắc đến Thiền Sư Nhất Hạnh là nhớ đến Đoàn Sinh Viên Học Sinh Phật Tử đã tổ chức đầu tiên Lễ Bông Hồng Cài Áo năm 1962 tại Chùa Xá Lợi Sài Gòn nhân ngày Lễ Vu Lan. Tất cả những người tham dự đều được các em cài lên áo một bông hồng trắng hay đỏ.  Màu hồng cho những ai còn Mẹ ở trên đời, màu trắng cho người nào bất hạnh, Mẹ đã vĩnh viễn ra đi. Cho dù đóa hoa màu hồng hay màu trắng, Mẹ vẫn luôn luôn ở trong tiềm thức yêu dấu của con ngàn đời. Chắc Mẹ hiểu con thương con và tha thứ. Từ ngày con ra đời đã mang bản chất hiền hòa chân thật (nhân chi sơ tính bổn thiện) nhưng cuộc đời vì cơm áo phù hư biến thể, con mất đi những đức tính nguyên thủy thuở ban đầu, như con suối đã tự hóa thân thành sông biển.  Hôm nay mới đích thực là lúc quay về tưởng nhớ đến công ơn Mẹ Cha cho dù Mẹ Cha không còn nữa trên thế gian này.  Một đóa hoa trắng cài lên áo con đầy ngậm ngùi và đau xót cho thân phận lưu vong.

.

Trong khu rừng mênh mông hương sắc với muôn loài hoa dị thảo của giòng văn học Việt Nam, chúng ta chỉ đan cử một vài nét lung linh tượng trưng nhân dịp Vu Lan, mùa hiếu hạnh trở về. Mỗi ngày trong mỗi sát na, chúng ta hãy gieo vào trong tâm thức những giọt sương từ ái tinh khiết, thanh tịnh để cho đời sống vơi đi những cặn bã của buồn đau si hận, của vọng ngã u minh, để cho tâm lắng đọng như mặt hồ tĩnh lặng. Đó mới chính là những khoảnh khắc hằng khởi lên vô vàn hạnh phúc an lạc giữa cõi ta bà đầy ô nhiễm này.