Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

GIỚI THIỆU

“HẠT BỤI NÀO BAY QUA”

CỦA THÁI TÚ  HẠP

 

GS. VŨ KÝ

 

Thực là một điều hiển nhiên  vô cùng khi nói rằng mỗi con người Việt Nam nhất là mỗi người Việt Nam ly hương chúng ta là một nhà thơ. Có  người giữ thơ ở trong lòng. Có  người cố dồn nén rồi cuối cùng  hướng ngoại diễn xuất thành tình  ý rưng rưng và cảm xúc rộn ràng  trào trên mặt giấy.

“Hạt Bụi Nào Bay Qua”, một thi phẩm xinh  xinh màu bìa xanh biếc của nhà thơ Thái Tú Hạp chuyên chở nào mưa tình  gió ý gợi cho độc giả mười  phương nhiều suy tư xác thực điều  ghi nhận nói trên, khi ta ngâm nga các vần  điệu đắc thế của nhà thơ họ  Thái:

 

...tình nhung nhớ cũng phù vân

cành trơ lá úa chiều lang bạc này

ta còn hiu hắt ta đây

đời trăm ngõ trúc sầu ray rứt  hoài...

(Cánh Hạc Nội Thành)

 

...em cách biệt như vầng trăng thần  thoại

giòng sông xưa về ngủ muộn tương  tư

ta cánh hạc rong chơi từ vô hạn

em có nghe mùa động gió rừng  thu

(Vầng Trăng Thần Thoại)

 

”Đánh dấu những tư duy trên mấy dặm trường trầm mặc xót xa - Như  nhà thơ đã viết - ...Cuộc hành trình của mây đang chuyển hóa thành  sông đổ về cố quận... tất cả  chỉ còn lại ngôn ngữ của thế  giới thi ca...” cả một trời tâm  tưởng e ấp trong lời, trong nhạc từ  nền thi sử cổ xưa đến cận kim  hiện đại, có, có một ít đó  đây của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Nguyễn  Du, Tản Đà đến Hàn Mặc Tử,  Vũ Hoàng Chương, Quang Dũng... ”Hạt Bụi  Nào Bay Qua” có rất nhiều mầu sầu úa  của ký ức đăm chiêu với  hoài niệm rã rời qua hình tượng  nghệ thuật cực kỳ bóng bẩy chọn  lọc theo mỹ cảm của nhà thơ... nào  nhớ thương không nguôi về quê mẹ biền biệt ở phương trời  với

 

...chuyện ngày xưa thuyền vui Cửa  Đại

trăng Thu Bồn khua mái đò ngang

em Bàn Thạch lá chiều tha thướt  nắng

bờ Cẩm Kim tre lả ngọn thu vàng...

 

...dẫu ngàn thu ánh trăng soi Phố Hội

Khổng Miếu còn thanh thoát nét Đường  Thi?

Núi Non Nước - Động Huyền Không  khói quyện

miền quê hương có Ngũ Phụng Tề  Phi

 

tôi sẽ về thăm Chùa Cầu lưu  luyến nhớ

nghe tiếng gà trưa gáy Cẩm Phô

hoa phượng vỹ thuở tình yêu  mới chớm

chim trong vườn Viên Giác hót líu  lo...

(Tôi Sẽ Về Thăm Quảng Nam)

 

Rõ đúng là một tâm hồn du mục khắc khoải về nguồn, với Rừng Quế Tiên nồng say tình nghĩa với chiều thoảng tiếng chim kêu trong ghềnh núi...

 

...ba năm con đường cũ

rừng bỗng thấy xác xơ

cây và người khô héo

sầu hận giống như nhau

 

Quế Tiên, rừng gục đầu

chiều mưa giăng trên mộ

tiếng chim xưa về đâu

rừng thu nghe hoang vắng...

(Chiều Nhớ Rừng Quế Tiên)

 

Để rồi:

 

mai tôi về ngõ quê chiều hoang vắng?

Sài Giang trôi hiu hắt lời kinh

Hội An sầu trăm năm thầm lặng

đời đi qua như hạt bụi phù  vinh

 

Cái nền tình cảm trong thơ họ Thái là những giọt sương chiều triền miên của hoàng hôn ký ức, là những mảnh hồn thi nhân từ quá khứ lây lất đó đây chưa một lần tìm ra hiện tại nơi viễn xứ lưu đày để lắng đọng nỗi buồn quê cũ đầy dư ảnh, dư âm nhạt nhòa:

 

...trái tim thời mộng mị

cất dấu trong hồn những kỷ niệm  ấu thơ

trang sách ước cùng đóa hoa hồng  dại

giữa thành phố cổ tích rêu xanh

mái ngói âm dương hò hẹn

em vẫn hiền hòa

như dáng núi hình sông

tóc thổi bay thơm dàn hoa thiên lý

con bướm vàng ve vãn tình si

 

bây giờ thôi đã hết

bầy hạc rong chơi phù ảo ngàn xa 

cành trúc đào vẫn đong đưa  trong gió

cánh hoa ngọc lan vẫn thơm ngát hương  nồng

hoa sứ trắng nở rộ trong sân chùa tịnh vắng...

 

Nhà văn Nga Ilya Zhrenboung nói quá đúng:  ”Người ta rất sai lầm khi nói rằng thời gian rồi sẽ chữa lành các  vết thương, nhưng không, thình lình có lúc nào đó, những vết thương  lòng xưa cũ trổi dậy, tê buốt hơn bao giờ hết và chỉ có thể chấm  dứt khi con người đem theo xuống nấm  mộ”.  Đối với những tâm hồn lưu vong văn nghệ sĩ chúng ta, kinh nghiệm  nói trên của văn hào Nga là một  chân lý đó vậy.

Có khi vụt nổi lên trong tưởng tượng  bất bình thường của thi nhân một  loạt sóng dậy trùng dương ngập tràn  hình tượng vui tươi nhảy múa nhưng  rồi đâu đấy vẫn thấp thoáng bóng trăng tịch liêu vờn trong ảo giác lạ kỳ:

 

...buổi sáng ta lên non

non cao nghìn trượng

ta lùa mây trong áo

để tìm suối tóc em

 

buổi chiều về đá phủ

khe suối nẩy mầm lan

ta về ôm mộng

thời xưa xuân chưa già với  tuổi

ta cùng em hái đóa phù vân

trong khu rừng

thiên thu trầm mặc

đùa với nhau suốt giữa ngàn  trăng

bỏ quên đời u muội

đêm còn lại tiếng dế mèn 

tiếng trở mình nhựa căng trong  từng hơi thở lá...

(Ảo Giác)

 

hoặc hồn bay lên mây trời ngàn năm phiêu bạt lấp lánh ”vầng trăng thần thoại ngủ giữa mùa xuân thiên đường  nào đã vỡ tan trong nội tâm rên xiết”:

 

...đem mưa về trên mái lá yêu  thương

sông núi vẫn hằn in trong trí tưởng

đời quạnh hiu như mây trắng bay  qua

kiếp ly hương nuôi sầu trong thạch  thất

em có bao giờ chia xẻ nỗi niềm ta?

(Vầng Trăng Thần Thoại)

 

Trên văn thi đàn quốc tế hiện tại, tưởng không có nhà thơ văn nào  ”NHỚ” rồi ”NHỚ THƯƠNG” đến biến thành một căn bịnh tâm thần nghệ sĩ thường trực như những  nhà thơ Việt ly hương tẩu quốc... Nào nhớ cảnh cũ người xưa,  tình lỡ, thề phai, ẩn chứa trong Từ  Lúc Bỏ Hoàng Cung, Bên Hồ Than Thở, Đá Soi Nhật Nguyệt, Đêm Ở Quê  Người, Trăng Sầu Viễn Xứ...

Cũng trong nỗi niềm nhớ thương khắc khoải ấy của thi nhân chuyển hóa thành một sự kiện tâm linh mầu nhiệm mà  chủ thể là tác giả hòa đồng  với khách thể là đối tượng có vô số đối tượng nhộn  nhịp trong lòng! đến nỗi không còn biết ai đã nhớ thương ai nữa mà một thi tài lãng mạn Pháp là  Lamartine đã nức lên lời than thở:

 

Objects inanimés avez Vous donc une âme

Qui s'attache à notré âme et la force d'aimer (Lamartine)?

 

Tạm dịch:

 

Hỡi những vật vô tri vô giác,  các ngươi có linh hồn hay không

Mà quyến luyến lấy linh hồn ta và  giục ta đến phải yêu đương...

 

Rồi Nguyễn Thùy, một nhà văn nhà  thơ hiện đại luôn luôn suy tư về  lẽ phế suy tàn úa của mọi sự  vật trên đời hư ảo cũng trầm ngâm bằng những vần điệu rất  hay đầy giọng ”Cung oán ngâm khúc” tân thời:

 

Ôi!

Hỡi những người tôi nhớ  tôi thương

Ngõ tình ngõ ý miên trường  gọi nhau

Cùng trong thế kỷ thương đau

Trắng tay tay trắng, tim dàu lời tim

Lục tung ký ức ra tìm

Hình xưa bóng cũ nỗi niềm tâm  tư

Bây giờ đôi ngã thực hư

Bờ kia bên nọ thuyền như lạc  dòng

Nhưng trời vẫn buốt vào đông

Vẫn hè nắng cháy, thu vàng, xuân  sang

Thì dù ngõ ý hoang mang

Ngõ tình vẫn một nồng nàn tiếng  xưa

Nhớ bao nhiêu nhớ cho vừa

Nhớ bao nhiêu nhớ mắt mưa lệ  hồng

Ai đem nhốt sáo vào lồng

Để cho sáo tắt tiếng lòng sáo  ơi!

Bao giờ sáo lại rong chơi

Non xưa nước cũ đất trời  bên nhau...

 

Còn nhà thơ họ Thái chúng ta, nhớ  về cố đô nghìn năm cổ kính qua thi tứ trầm buồn, hình tượng tàn phai phải chăng là một xúc cảm thông lệ đối cảnh sinh tình, khi người  tình thuở nọ chờ đợi trước  cửa Hoàng Cung chỉ là một giai nhân lý tưởng muôn đời? hay một nàng tôn nữ ánh mắt sóng Sông  Hương, suối tóc giọt dài mưa Vĩ Dạ, đã hiện thực lên ngôi hoàng  hậu trong lòng kẻ thư sinh si tình xứ  Quảng? Có tất cả các giấc mơ kỳ diệu ấy trong những vần điệu đầy  ẩn tình thú vị sau đây:

 

...chiều có nhớ mây về trên  đỉnh Ngự

giòng sông Hương hờ hững bóng  trăng sầu

em đứng đợi tám cửa thành  hoang vắng

nghe từ tâm cánh hạc vút xa bay

 

hàng cây khô Nội Thành câm lặng  khóc

lệ của trời hay Tôn Nữ chờ  mong

loài hoa dại trong vườn thu Thượng  Uyển

người đã quên từ lúc  bỏ Hoàng Cung

 

đêm nín thở bờ sông lên  tiếng hát

lời Nam Ai cắt ruột não nề đau

ta đã mất quê em từ dạo đó

đôi bàn tay chiều rụng gió Kim Long

 

thời gian ơi! thổi về mây Cửu  Đỉnh

như giọt trăng trên tháp cũ điêu  tàn

em có biết lời thơ đầy mật  ngữ

đời trôi tan như bóng nắng vô  thường...

(Từ Lúc Bỏ Hoàng Cung)

 

Thực tuyệt bích, những vần điệu  trên, tràn đầy tâm cảm thương  tiếc xót xa, mối vương triều quí tộc biến thành một nghệ thuật mỹ miều,  bao nhiêu tình tự thiết tha vương vấn nhà nghệ sĩ trong một vòm trời hoang  tưởng!

Do đó, toàn thi phẩm ”Hạt Bụi Nào Bay Qua” trừ bài đầu van vỉ ”Xin Người  Hãy Quên” (cũng vẫn là dạt dào nỗi nhớ!) đều là một trường ca sầu hận của kẻ bị bắt buột phải  ra đi! không biết bao giờ trở về!  để rồi chừ đây ”dạo phố  người”, nhìn ”trăng viễn xứ”  ngắm ”sao khuya” nghe ”tiếng chiều xưa”  rót ở ”đêm quê người” mà nhớ, nhớ triền miên, từ ”nhớ mẹ”, từ ”nhớ nhà  trong cơn mưa lũ”, khi dạo buổi chiều ”qua đồi liễu quán” hoặc ”dặm  ngàn tịch lặng” để cuối cùng ”nhớ  lại suối nguồn” mang mang tình nguyên thủy.

Còn có vô số những mảng thiên  nhiên rõ ràng không ánh sáng nhạt  nhòa một tâm hồn luôn mơ về dĩ  vãng trong một tâm thức cá nhân  tê dại:

 

...tình ta đẫm lá mưa ngâu

xác thân hữu hạn hoen màu tương  tư...

...giữa chiều xanh cỏ lá thơ ngây

bên khóm tường vi trước cổng...

 

Cảm xúc ấy triền miên chìm sâu trong  niềm tưởng nhớ khôn nguôi về  mảng hồn quê giống như Lý thi hào thuở nọ qua ”Ức Đông Sơn”  hồi nào:

 

Bất hướng Đông Sơn cữu,

Tường vi kỹ độ hoa

Bạch vân hoàn tụ tán

Minh nguyệt lạc thùy gia

(Lý Bạch)

 

Tạm dịch:

 

Lâu ngày không viếng non Đông

Tường vi mấy độ đâm bông  nẩy chồi

Hợp tan mây bạc còn trôi

Trăng ngà thuở nọ lạc soi nhà  nào?

(Vũ Ký)

 

Cổ thị Hội An với mái nhà cong cong, với khung trời Khổng Miếu, với  con đường hẹp, là đối tượng yêu thương thường trực của  một mối tình hoài cổ dai dẳng trong cảnh  miên trường vắng thiếu cố hương. Giữa  nhiều rối bời của kỷ niệm nào  Chùa, nào Phật, cánh hạc trắng là  hình ảnh thương yêu của miền lưu  luyến cũ mà nhà thơ họ Thái nhắc  hoài như một điệp khúc phảng phất  đâu đây cảnh Hoàng Hạc Lầu thuở nọ với chút hương thơm nhẹ thoảng  của thơ Đường chuyền về từ  dĩ vãng:

 

nào:

”Em như cánh hạc nội thành  sương khuya...

 

...Dấu xuân hạc trắng xa ngoài mắt  sông...

 

 ...Nghe từ tâm cánh hạc vút  xa bay...

 

nào:

...Mùa xuân dấu hạc Phương  Đông

Sỏi quen giọng suối - núi mong mỏi  chờ.

 

...Hồ Tịnh Tâm hương sen còn quý  tộc

Trăng Nội Thành cánh hạc lướt  như tranh

 

...Tha hương đầu núi tuyết

 Cuối mây hoa đào rơi

 Tri âm như cánh hạc

 Vút qua mấy ngàn khơi...

 (Phương Xa)

 

Bừng tỉnh nghe rót vào tâm tư cảnh ”tây trúc ngàn dặm xa” (một thoáng phù vân) với sắc màu hư ảo của vạn vật vô thường:

 

thăm thẳm hồn cố hương

núi sông đầy ẩn tích

em mắt sầu đông phương

tang thương vừng nguyệt úa

 

hạt bụi nào bay qua

đất trời khuya huyễn hoặc

còn gì trong sát na...

 

...như trái tim trong căn phòng cổ tích

chút quen thân từ cõi tiềm thức  hoang vu...

 

...ta không muốn sơn phết ngôn ngữ  tình yêu

như đánh bóng chiếc lư đồng  đã cũ

ta không muốn thêm những lời  giả dối

trong trái tim đã già nua

nửa thế kỷ hoang vu

trong cuộc đời u minh mộng mị...

 

Ngâm nga rất thú vị những vần thơ  tâm tưởng trên đây của nhà  thơ họ Thái, liên tưởng nào giục  tôi gợi nhớ xa xưa nơi tiền triều thuở ấy với thi tài Bạch cư Dị diễn cảnh Đường Minh Hoàng thắm  thiết nhớ Dương Quí Phi khi trở  về cung điện nguy nga đối diện cảnh cũ, bóng hình xưa thương quí:

Cùng là một Trường hận ca, với  một ngôn ngữ tâm tình duy nhất, dù  ngôn ngữ thời đại có đổi  thay:

 

...Quy lai tri uyển giai y cựu

Thái dịch phù dung Vị Ương liễu

(Bạch Cư Dị)

 

tạm dịch:

 

...Cảnh xưa dương liễu phù dung

Vị Ương, Thái dịch hồ cung vẹn  mười

(Tản Đà)

 

để rồi:

 

Tịch diện huỳnh phi tứ liễu nhiên

Cô đăng phiêu tận vị thành miên

Trì trì chung cổ sơ trường dạ

Cảnh cảnh tĩnh hà dục thư thiên

(Bạch Cư Dị)

 

Dịch:

 

Trước cung điện nhìn sân đêm  tối

Đom đóm bay gợi mối u sầu

Ngọn đèn khêu đã cạn dầu

Khó thay giấc ngủ dễ hầu ngủ xong!

Tiếng canh tối tùng tùng điểm trống

Năm canh dài chẳng giống đêm xưa

(Tản Đà)

 

Và cuối cùng, đây là một bảng  trần tình rất trung thành với cảm  thức biến hóa của nhà thơ họ Thái, có thể xem như một công trình  phân tâm ngắn gọn của chính mình  qua những vần điệu điêu luyện mà dồi dào truyền cảm trong thi phẩm Hạt Bụi Nào Bay Qua...

 

Cám ơn người

Cám ơn em

Cám ơn bằng hữu

...Đã hơn một lần cho ta nghe lại  tiếng mưa ở quê nhà. Tiếng chim  ở đầu núi. Tiếng nắng chiều  bên sông. Tiếng thở của đá. Tiếng  trầm lắng nham hiểm của biển xanh. Và  tiếng đời đen bạc phù vân.

Chính những tình cảm ngọc ngà  chân thực đó đã đánh thức  ta qua cơn ô nhiễm sầu muộn ly hương.

Thái Tú Hạp

 

Nhà thơ đã chiêm nghiệm cuộc đời  như sợi khói hắt hiu buồn thảm bay  qua cuộc đời đầy hoang vu:

 

...đời buồn mai thức dậy...

 

...đời buồn một thoáng phù vân...

 

để rồi ”Chợt ngộ”

 

em cười như nụ hoa

trong mai tâm Bồ Tát...

 

Và khác với mọi văn nhân, nghệ  sĩ, nhà thơ Thái Tú Hạp bắt đầu  hành trình con tim vấn vương thương  mến từ ngưỡng cửa êm đềm của niềm gia thất cá nhân, với cảnh  ra đời đầy hạnh phúc của ”Cynthia yêu dấu của Ba”:

 

con đã hiện hữu với đời

trong cùng đêm ánh sáng...

 

...như huyền thoại diệu kỳ...

 

...con đã ra đời trong đêm Giáng  Sinh...

 

cho dù tên con Cynthia

hay là gì đi nữa

con vẫn là cô gái Việt Nam...

 

đến: ”Mùa Xuân Yêu Em” dành tặng  Ái Cầm:

 

mùa xuân từ độ bao dung

tiếng chung thủy ở...tiếng đường  mật vui...

tiếng hờn ghen. Tiếng ngậm ngùi

tiếng đau dao cắt. Tiếng mùi mẫn  yêu...

 

Nhà thơ nhắc đến người bạn  đời với muôn ngàn trọng hậu,  luyến ái, biết ơn...Ngoài chữ tình, còn có cái nghĩa khắng khít đến  thiên thu và chỉ có cái nghĩa ấy  mới đúc kết thành cái nền cẩm thạch cho tình yêu dịu vợi mênh mông  hơn nữa...

Thi nhân họ Thái cảm thấy hơn bao giờ hết, chỉ trong những phút cực kỳ nghiêm trọng của cuộc đời mình,  người mới thấu rõ cái nhìn  ngập trong nước mắt của vợ hiền  đối với mình là chân tình, là  lâm ly và cái đưa tay yếu đuối của vợ để cứu mình hay cùng mình xây dựng hạnh phúc gia đình trong cơn đại biến là vô cùng quý  giá, là nét đẹp một cách ảo  não, bi hùng!

 

...lúc khuya sớm thuở quê nghèo

lúc chinh chiến lửa phận treo tuổi  mình

lúc ngã ngựa, khi tàn binh

lúc non cao vẫn trọn tình thăm nuôi

trùng dương u thảm phận người

quẩn quanh hải đảo tiếng cười  đắng cay...

 

Bài ”Vẫn Yêu Em, Mùa Xuân” là một tình tự ca xuất sắc nhất của  thi phẩm. Ở nhiều sáng tác khác, ta thấy nhà thơ đã hướng tâm trí về nơi phương trời quê hương yêu dấu để tự trách thầm nỗi  biệt ly đau đớn:

 

em có biết không

mùa xuân đã trở về...

 

...em có biết không

lâu rồi ta mới nghe tiếng chim hoàng  oanh hót

lâu rồi ta mới nhìn lại cánh  mai

những nụ hoa cải vàng

nhữn con bướm bay chập chờn

trong trí tưởng thơ ngây

con suối mùa xuân thở ngọt

đôi mắt em hiền dịu phương đông

lâu rồi ta mới về thăm ngôi  nhà cũ

những con nhện tỏ tình dưới  mái hiên dĩ vãng

những tấm liễn thép vàng xưa  huyền hoặc

hoen mờ rêu mục dấu thân yêu

loài mọt đêm ngày rả rích

khung cửa chiều tia nắng dọi ngậm ngùi

 

Thỉnh thoảng ở nhà thơ loé sáng  chút tình chiến sĩ nhớ về người dũng sĩ nặng mang lời thề sông núi thuở nào:

 

...tôi vẫn nhớ về anh

người tù binh dũng liệt

 

trái tim vẫn nguyên trinh

giữa gông cùm đốn nhục

hồn ngọc vẫn tinh anh

giữa đọa đày địa ngục

 

anh như lá rừng xanh

giữa hồn xuân nhân loại

tôi vẫn nhớ về anh

niềm tự hào dân tộc

 

như ánh sáng bình minh

rạng ngời trong đêm tối

đêm Việt Nam hờn căm

thét gào trong vực thẳm...

(Người Tù Binh Dũng Liệt)

 

Rồi Người thơ mơ ước khúc ca hồi hương dựng trên văn hóa Việt xa xăm thời tiền sử:

 

...chúng ta về

dạo giữa vườn xuân Nguyễn  Du

câu bên bờ ao thu Nguyễn Khuyến

dựng căn nhà thơ trên đất  Mẹ Âu Cơ

trang sử rạng ngời tương lai mới

chúng ta về quê hương

như loài chim di tìm nắng ấm

qua một mùa đông u ám hãi hùng

phải trở về đất hứa

trên chiếc tàu nhân ái Việt Nam

những bước chân dập dồn như  tiếng trống đồng

của thuở nào dựng nước

tiếng hát thênh thang giữa biển rừng...

 

Nhưng không, đó chỉ là một giấc mơ chưa hiện hữu. Và rồi không  chỉ có thế, điều dễ truyền cảm sâu xa ở nhà thơ mà người thưởng thức thi phẩm hết lòng quý trọng, sợi chỉ vàng với kết  nguồn thi hứng sáng tạo hồn nhiên  của thi nhân chính là nỗi lòng với mảnh đất quê hương nghèo mà dũng  cảm, ”văn hiến” có thừa, thi nhân  diễn xuất chân thành qua những vần điệu điêu luyện thắm thiết vàng son hoài  cổ:

 

...dầu ngàn thu ánh vàng soi phố Hội

Khổng Miếu còn thanh thoát nét Đường  thi

Núi Non Nước, Động Huyền Không  khói quyện...

 

và nhất là:

 

Miền quê hương (tôi) có Ngũ Phụng  Tề Phi...

(Tôi Sẽ Về Thăm Quảng Nam)

 

Người giới hiệu với nhà thơ  là bạn đồng hương nên mới  xúc động và hãnh diện truyền thống về nước non Đất Quảng hòa đồng  trọn vẹn. Rưng rưng những bùi ngùi  là chung nhất, và từng giây thần  kinh, từng thớ thịt của con tim quặn  thắt khi chừ đây chúng ta đang đi trọn vẹn thân phận kẻ ly hương chưa  biết đến bao giờ...!

Rõ thực là một di tích tâm linh tiền  bối:

 

...Lạc quốc hồn đau hoen dấu sử

hoang tịch kinh thành bóng đỗ quyên...

(Thái Tú Hạp)

 

Bỗng nhiên tôi liên tưởng đến  một tài hoa văn học xuất chúng của chúng ta vào thế kỷ trước:

 

Cung miếu triều xưa đây ngắng ngắt

Trăng mờ khắc khoải quốc kêu  thâu...

(Chu Mạnh Trinh)

 

Suốt tập thơ của Thái Tú Hạp là một đóa hoa tâm tư vương rất nhiều ánh sáng hoàng hôn đầy những  ngổn ngang hoài niệm với cung điệu  xa vắng thuở nào, pha chút ít đó  đây kỳ vọng mơ hồ của ảo ảnh  để gọi là màu sắc bình minh nở  trên miền đất lạ. Tất cả nhảy  múa chập chờn trong sự pha trộn u hoài, thương tiếc, nhớ mong lảng đảng,  thi nhân ôm Đất Mẹ vào lòng mà  rưng rưng giọt lệ nuốt thầm trước cảnh ly hương tẩu quốc. Đang trầm  ngâm với thi phẩm ”Hạt Bụi Nào Bay  Qua” trước mắt, tôi bỗng nhớ  đến lời thi hào Anh Quốc Oscar Wilde ”Làm thơ cũng như hội họa, bức chân dung hay bức hình mà nhà nghệ sĩ diễn đạt với tất cả tâm hồn của họ không phải là bức chân dung hay bức hình phản ảnh con người mẫu hiện thực trước mặt mà đích thực đó chính là bức chân dung hay bức hình của nhà nghệ sĩ đó vậy”.

 

Bỉ Quốc, ngày đầu xuân 1996

GS. VŨ KÝ