Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NHỮNG NGỌN CỎ THI

TRONG THƠ THÁI TÚ HẠP

 

 

TRẦN VĂN NAM

 

 

 

 

TÌM THƠ TRẦN NHỮNG SƯỜN ĐỒI HẢI NGỌAI

 

Những nơi chốn đánh dấu chỗ tác giả làm thơ mang những địa danh thật đẹp như Rừng Lá Đỏ (Redwood), công viên Tiếng Vang (Echo Park) ở Los Angeles và những ngọn đồi Monterey Park… nhưng thật sự tác giả không sáng tác  lấy cảm hứng từ những nơi ấy. Nơi chốn hải ngoại chỉ là ngoại cảnh không ảnh hưởng vào nội tâm. Nhà thơ lựa chọn những ngoại cảnh vắng vẻ để tìm ý thơ, chỉ có tính cách không gian như gian phòng yên lặng để tác giả ngồi vào bàn viết sáng tác. Nói tóm lại, nhà thơ không đi tìm những sợi Cỏ Thi trên các sườn đồi hải ngoại mà chính là đi tìm Cỏ Thi trong tâm hồn:

 

ta kiếm loài cỏ thi

trên cánh đồng biệt xứ

 

Cánh đồng biệt xứ hay sườn đồi hải ngoại chỉ là bờ bến viễn phương để đứng ngóng về nội địa Tổ Quốc, đúng như lời tác giả trong bài tự tập thơ Miền Yêu Dấu Phương Đông: “Thời gian rồi sẽ qua đi. Ta không còn lạ gì trên những dòng ngôn ngữ chết. Tiếng nói như viên sỏi rơi chìm trong đáy hồ lạnh ngắt, buồn thảm nơi quê người. Phương Đông có còn trong hồn viễn xứ những dấu tích trầm mặc yêu thương?” Cho nên đi tìm những Phản Ánh của Đất và Người nơi chốn tạm dung là điều không làm được, vì tác giả đã khẳng định từ nơi viễn xứ, tâm hồn nhà thơ chỉ có Miền Yêu Dấu Phương Đông mà thôi. Những sợi Cỏ Thi tìm được trong tâm hồn chứ không phải trên các sườn đồi hải ngoại, dù các sườn đồi ấy mang những cái tên thật nên thơ, lại được chăm sóc phẳng phiu ở các thành phố văn minh nơi xứ người. Cỏ thi tác giả đi tìm được có khi là những câu thơ đẹp về tình hoài hương, nhớ nhà, nhất là thành phố Huế:

 

ba năm chợt về như nắng

đầu sông gió thổi mây qua

 

hiên nhà xưa em vẫn đợi

hàng tre ríu rít chim ca

 

Em vẫn giữ bài thơ trong chiếc nón

Thuở làm chim Đồng Khánh hót sân trường

Hồ Tịnh Tâm hương sen còn quý tộc

Trăng Nội Thành cánh hạc lướt như tranh

 

Huế bây giờ, Huế còn thơ

Em như lá trúc đôi bờ Hương Giang

Nội Thành chim bỏ đồi trăng

Cõi khuya nghe rụng tiếng đàn Nam Ai…

 

Trong quá khứ, tác giả là người đi nhiều trên khắp miền đất nước, tình yêu Tổ Quốc đậm đà nên có những câu thơ đẹp gắn liền với từ ngữ đặc biệt chỉ địa danh như đèo Rù Rì ở Nha Trang, những nhánh sông Cửu Long, hay nụ cười hồn nhiên của Sơn Nữ:

 

Rù Rì chim bỏ rừng xanh

xe qua nghe tiếng Cam Ranh thở dài

 

em Hà Tiên Vịnh trăng soi

Cửu Long mấy nhánh sông ngòi phu thê

 

mười năm chưa hết ngậm ngùi

Pleimé thương mãi nụ cười thảo nguyên

 

Cái Buôn Cái Bản về đâu

Cái đau để lại cái sầu mang theo...

 

Cỏ thi tác giả tìm được có khi mang cái đẹp của tư tưởng Lão Trang nhìn đời thấy phù du mộng ảo, lấy ẩn dụ từ hình ảnh một triết nhân xuất thế cỡi con trâu đi mất hút trên sa mạc miền Trung Á:

 

chiều qua đồi Liễu Quán

Trâu và Người biệt tăm

còn in ngàn lau trắng

vương vấn hoài trong tâm

(Chiều Qua Đồi Liễu Quán)

 

Gió cát ngàn dặm xa

Ta làm thân mục tử

Ngủ say trên đồi hoa

Bỏ quên đời hư ảo

(Cỏ Thi)

 

Cỏ thi tác giả tìm được có khi mang cái đẹp của Thiền Học Phật Giáo, không chỉ nhìn đời như giấc mộng, mà còn thấy được cái lưu tồn vĩnh cửu như dòng nước chảy hoài trong tâm thức:

 

không có gì ngọn đỉnh

mây biền biệt bay qua

cỏ ngàn năm vách đá

gió hững hờ chia xa

 

không có gì ngọn đỉnh

hoa lá thiên thu nhòa

càn khôn như giọt nước

chảy hoài trong tâm ta

(Như Không)

 

Cỏ thi tìm được từ trong tâm hồn Đông Phương mà bầu trời thơ mộng là tư tưởng Lão Trang pha trộn với Thiền Học Phật Giáo, được thể hiện bằng không khí của Đường Thi:

 

hoàng hạc vút cánh xa

thành xưa trăng quạnh vắng

hoang vu cõi ta bà

ngàn năm chim mộng trắng

thánh thi trên bia mục

hoàng hạc đã bay rồi

con trăng đồng trinh khuất

bên trời ta lẻ loi

 

NHƯ MÂY BAY QUA, NHƯ BỜ SÔNG LƯU LUYẾN VÀ NHƯ CON THÚ Ở GÓC ĐƯỜNG

 

Tư tưởng về Phù Vân, Vô Thường được thể hiện qua các từ nghữ tác giả thường lặp lại như một ám ảnh, một hứng cảm vãng lai, đó là các từ ngữ Bay qua, Trôi xa, đi mất hút… Những từ ngữ ấy thật dồi dào hiện diện trong suốt tập thơ mang chất thơ về sự mất hút, rơi rụng tan tác:

 

mưa Phù Cát khóc chia ly

Bình Khê heo hút bóng mây cuối trời

 

mây vẫn theo đời mây rong ruổi

núi non một dạ sắt son chờ

 

chiều qua đồi Liễu Quán

trâu và người biệt tăm

 

em có còn nhớ ta

như tiếng chim tiền kiếp

về trong cõi mù xa

bỏ đồi mây hiu hắt

 

tri âm như cánh hạc

vút qua ngàn biển khơi

 

người chợt đến chợt đi như nắng

rừng thiên thu vàng lá vô thường

 

Bên cạnh các từ ngữ mô tả sự phù du thoáng qua, ta cũng thấy thấp thoáng các từ ngữ có vẻ đối lập cái vô thường trôi qua dửng dưng; đó là các từ ngữ mô tả tiềm ẩn sự níu kéo, vấn vương, như bờ sông lưu luyến dòng nước chảy:

 

gậy trúc ngắm mây hồng

ta về cõi phương Đông

tóc em giòng suối bạc

cỏ thi tình quê hương

 

một sớm ta về giòng sông xõa tóc

gậy trúc đầu non đứng ngắm quê hương

mai về từ chỗ chia xa

bãi sông đầu bạc ngàn lau ngậm ngùi

 

Hình như cũng đối lập với sự đi qua, sự mất hút, là cái ấn tượng về sự ngừng lại trong nỗi cô đơn và quãng đời tù hãm. Tác giả nói về sự trôi qua biền biệt rất đẹp, về sự lưu luyến trì kéo cũng có chất thơ qua hình ảnh bờ sông xõa tóc, và về sự cô đơn ở một góc rừng hay trong một căn phòng tĩnh vật cũng khá thi vị:

 

giờ như con thú sầu góc núi

núi thẳm vây đời nhốt biển khơi

 

chợt nghe chim hót trong rừng thẳm

ta nhớ rừng xưa kiếp tù nhân

rừng với ta sâu không có tuổi

tóc với mây bạc trắng đầu non

 

loài dế đã bỏ quên

lời ca buồn tháng chạp

ta chong đèn cô đơn

trong căn phòng tĩnh vật

 

Đi tìm những phản ánh của Đất và Người nơi chốn tạm dung là một điều không tìm được trong tập thơ. Toàn thi phẩm Miền Yêu Dấu Phương Đông chỉ có bài thơ “Nghe Chim Hót Trong Rừng Redwood” là mang tựa đề về địa danh ở hải ngoại, nhưng tiếng chim trong rừng lá đỏ chỉ là một cái cớ, một liên tưởng đến khu rừng nơi có trại cải tạo tác giả đã sống qua nhiều năm sau năm 1975. Đây chắc không phải là miền yêu dấu Phương Đông mà chỉ là kỷ niệm đời tù nhân, tuy vậy nó cũng được tác giả nhắc nhở, vẫn có chuyện để nói hơn những địa danh nơi chốn xứ người nhà thơ chỉ coi như một bờ bến Viễn Phương chưa có một cảm hứng yêu dấu nào như miền Đông Phương của tác giả.