Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

HẠT BỤI

 

Tùy bút của TRẦN HOÀI THƯ

  

Phải viết. Viết. Anh nằm trên giường, đầu óc nóng bừng, anh đã nói với anh, dặn dò cùng anh, và giận dữ cùng anh. Nhưng mỗi lần anh ngồi lại bàn, mở lại máy, đợi chờ vài giây, cho cái màn ảnh kia hiện ra một màu xanh, xanh như mặt biển, đậm như lần chiếc ghe 14 thước ra tận vùng biển chết, cá mập đuổi theo, hải tặc ùa tới, thì anh lại lắc đầu. Quên và nhớ. Nhớ và quên. Anh đang ở đây mà. Xứ người mà. Viết đi. Viết gì cũng được. Một giòng hay một chữ cũng được. Nhưng tại sao anh lại bất lực. Cõi đêm ngoài kia, xào xạc tiếng thở. Lá chắc lại rụng thêm. Lá chắc sẽ vàng thêm. Gân lá chắc sẽ đau thêm. Cành cây chắc sẽ trơ trụi thêm. Những ấm ức, thao thức, bâng khuâng hay nỗi buồn đã vùi trong mùa cũ, lâu lắm rồi, sao anh lại đem ra hành hạ thêm một lần nữa. Niềm ân sủng cuối cùng trở lại, anh đã nhận tất cả những phước lộ của cuộc đời. Anh đã van xin và van xin đã được gõ cửa. Một mái nhà, ba phòng ngủ, khu vườn sau với những cổ thụ lá ngợp cả sân, chiếc võng, những chậu lan, lài, tre, trúc...Đấy, nỗi mơ ước của một tên còn sống sót sau cuộc chiến tranh, tù tội, biển cả, vô sản, bần cùng, không thể ngờ có một ngày thành sự thật nhưng rõ ràng nó đã đến dễ dàng, ban hết cho anh và gia đình. Một công việc professional nhàn nhã, giờ giấc làm việc thì uyển chuyển. Áo khỏi cần cà vạt, quần khỏi cần thẳng nếp, jean, giày bố tự do. Nhà cửa. Xe hơi. Tủ lạnh. Máy truyền hình. Máy stereo. Những ngày nghỉ phép. Những tiệc cưới. Những buổi cuối tuần xem football. Đứa con thì học trường thuốc. Anh chẳng khác một tên vô sản gặp được một gia tài. Ấy vậy, anh lại hành hạ anh. Hành hạ bằng ngòi bút của anh. Anh muốn vất nó, lạnh lùng và tàn nhẫn. Anh muốn bỏ nó vào cái bóng tối đằng sau. Anh muốn quên như một vết sẹo định mệnh. Đừng nghĩ. Đừng đặt câu hỏi. Đừng gì hết. Danh tiếng thì cũng chừng nấy. Mà danh tiếng gì ở cái quận nhỏ đây rừng dẻ rừng sồi này. Còn nữa, còn những độc giả của anh nữa. Chắc gì họ còn lưu luyến đến những trang văn chương chữ nghĩa nữa. Anh đã gặp một vài người. Họ bắt tay anh, kể lại những cảnh nghiền ngẫm các tạp chí văn học nữa. Họ đã nói đúng. Họ đâu cần anh viết về họ nữa. Họ cũng muốn quên như anh. Như vậy, anh viết cho ai đây? Con anh? Chữ Việt mất còn, nhiều khi không đủ vốn để diễn tả, làm sao nó có thể đọc những giòng văn lê thê ẩn dụ của ba nó. Như vậy, viết cho ai? Sứ mạng. Ngòi bút là sư đoàn. Ở đâu đó, từ những kiếp đời bất hạnh, từ cõi lầm than, từ nơi chốn không còn dưỡng khí. Còn ở đây, mỗi người là một sư đoàn trưởng, đâu còn bất hạnh để mà kêu gào. Nơi này, ozone thì quá tràn đầy, đâu còn bít bùng để mà tìm ra ánh sáng.

Nhưng anh lại bật đèn thêm một lần nữa. Anh đứng dậy giữa bốn bề sách vở. Anh đến bên cửa sổ, áp mặt vào khung kính, nhìn xuống sân vườn. Dưới ánh đèn hiu hắt mờ nhạt trong sương đêm, cả khu rừng đang ngủ yên. Mùa thu. Một mùa kỳ lạ, cứ bắt con người đắm chìm vào những hư tưởng. Nó cứ u hoài, với không gian im ỉm, đầy tịch liêu, đầy tiếc thương những ngọn lá vàng trên cành hôm qua, và hôm nay rụng trên thềm cỏ. Sương lóng lánh trên những bờ dậu hàng rào. Anh châm điếu thuốc. Rồi cuối cùng, ai cũng phải nằm ở đấy, lãng quên côi cút. Rồi cuối cùng, nếu có ai mổ con tim của con người để xem nó đã chứa đựng những gì, thì họ sẽ ngạc nhiên vì cái hòn đá nặng như khối chì trong con tim anh. Mấy mươi năm, em nhỏ bé, vai em mềm, da thịt em thơm tho, vú ngực em phập phồng, miệng môi em ngọt lịm. Mấy mươi năm, mấy mươi mùa thu ra đi, rồi trở lại, rồi ra đi. Muốn làm một cánh chim đại bàng, vượt trùng khơi về lại, đậu trên ngọn đồi Nam Ổ. Xem thử lá có rụng thêm. Nhìn thử những hàng cây rừng có cúi đầu. Thấy thử đá có đau như tiền nhân đặt cái tên Thạch Hản, Thạch Lệ. Chiếc computer vẫn ủ dột từ khi anh mua về. Những nhu liệu vẫn chưa bao giờ thử. Mà thử gì, khi anh đã ngồi lặng hằng giờ, đầu óc nóng bừng. Viết. Nhưng viết gì trong cái cõi âm ty đen rợn như thế này. Một đằng, chữ nghĩa đã trở nên bất lực, bị tước đoạt, bị cấm đoán, và một đằng chữ nghĩa trở nên thừa thãi. Nhưng đối tượng của chữ nghĩa thì không còn nữa. Vất hết. Dẹp hết. Đừng quảng cáo. Đừng kêu gọi. Đừng năn nỉ, Đừng ra mắt. Chiều hiu hắt trong căn gác, giường chiếu xô lệch phận đời. Mắt nâu thì cũng nhức hoài em ơi, tim anh. Sự xa cách đến độ ngàn trùng. Sự cô đơn thì chót vót. Mắt đã cay rồi. Thì ra cuối cùng, còn lại cái nửa trang quảng cáo trên tờ Văn Học bạn thương dành miễn phí, liên lạc về địa chỉ...điện thoại, 30 năm Bách Khoa, Văn, Thời Tập, 15 năm khắp thế giới...Đánh giặc. Bị thương trận 3 lần. Tù tội. Vượt biển. Ra Biển Gọi Thầm ra mắt...anh đã ngóng cổ dài, đợi chờ mỏi mê, mò đến tận góc thùng thơ, nhìn tận đáy mail box, may ra một lá, chạy hoài compuserve, attmail, may mà có em đời còn dễ thương. May mà có Thái Tú Hạp cứ nhắc hoài, Thư ơi, bọn mình chỉ còn mây trắng, đọc Hạt Bụi Nào Bay Qua mới hiểu được nỗi lòng của bọn mình, thế hệ của bọn mình. Hạp ơi, tôi đã đọc thơ anh, mỗi bài là những ngậm ngùi, nước mắt, hoài niệm ngổn ngang, mây trắng lạc loài và cuối cùng là những hạt bụi. Anh không biết có lần tôi áp trang thơ lên mắt, mà không ngờ, những giòng chữ đã nhòa nhạt đi lúc nào không hay.