Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

QUANG DŨNG,

TIẾNG HÓT LOÀI CHIM

TRÊN ĐỈNH SƠN TÂY

 

THÁI TÚ HẠP

 

Khi phong trào vận động thanh niên cả nước “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu” thì chúng tôi mới bước vào lớp tuổi 4-5-6 chưa biết gì cuộc đời đầy lửa rực khắp quê hương. Nhưng thế hệ của chúng tôi đã gắn liền với định mệnh nghiệt ngã của Dân Tộc, của Tổ Quốc đang bắt đầu lâm nguy với giai đoạn lịch sử mới. Cho đến bây giờ có nhiều luận lý chứng minh những sự bất hạnh lớn lao đó trải dài suốt cuộc đời. Ba mươi năm chinh chiến triền miên ngoại xâm và nội thù. Cho đến lúc người lính bên này hay bên kia vĩ tuyến 17 nhận ra chân lý, nhận ra anh em, nhận ra chung nhịp đập của trái tim Mẹ Việt Nam già nua thống khổ thì những vết chàm, ân oán đã hằn sâu trong tâm trí của người bỏ xứ lưu đày, kẻ đã nghiệt ngã vùi thây trong rừng sâu núi thẳm, ngoài biển máu kinh hoàng bi thảm.  Những người chạy giữa hai lằn đạn độc hiểm của thời đại vẫn suốt đời ngậm đắng nuốt cay cho thân phận nhược tiểu cô đơn. Người lính đúng nghĩa của hai miền đất nước vẫn thấy mình lạc lõng bơ vơ không biết đi về đâu sau trận chiến? Những thủ đô đầy dục vọng lọc lừa, bè phái tham nhũng, những tiếng cười hả hê đầy bạch phiến đô la nham nhở bên gái đẹp. Và luân vũ triền miên trên xác người. Một thủ đô khác thì miệt mài nuôi thù hận và sắt máu, cúi đầu làm nô lệ chủ nghĩa vô thần ngoại bang mang hỏa tiễn đạn bom từ nước ngoài về phá nát quê hương...

Hàng lớp chúng ta chẳng khác gì loài thú bị xô đẩy ra chiến trường chém giết lẫn nhau trong những nghịch cảnh ê chề, thảm thương. Để rồi khi trang sử máu xếp lại, những người lính trẻ năm xưa đã mất hết những hào khí hiên ngang... mái tóc bạc phơ, thân xác rã rời như con ngựa già qua thành phố vắng... Cuộc chiến đã bỏ quên... những “anh hùng”. Bây giờ chỉ còn là những bộ xương ngồi vá lốp xe bên vỉa phố hay lang thang nơi xứ người, khi người ta hết nhân danh lý tưởng chiến đấu, ý thức hệ bảo tồn... Chính cái tâm trạng đau thương chung đó, trong suốt cuộc chiến, chúng tôi đã khám phá ra được những tâm hồn trai trẻ chân phương tình cảm với quê hương dân tộc. Trong những chuyến lên đường hành quân, chúng tôi bỗng dưng cảm nhận cái bén nhạy tình cảm lãng mạn tiểu tư sản đầy nhân tính trong thơ Quang Dũng: Hồn trải rộng như mây trời:

 

...Nhớ ơi, Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...

 

...Doanh trại bừng lên khúc nhạc ca

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ...

 

Chúng tôi không cần biết Quang Dũng là Đại Đội Trưởng đoàn quân Tây Tiến hay Trung Đoàn Trưởng 52. Chúng tôi chỉ biết yêu thơ Quang Dũng vì đã mang nặng tình tự quê hương dân tộc. Thơ Quang Dũng trước sau vẫn là thơ ca ngợi tình yêu. Yêu người, yêu cuộc sống, yêu đồng bào ruột thịt, yêu làng xóm, núi sông... tất cả những đề tài thương mến đó, Quang Dũng đã thể hiện trong thơ một cách sâu sắc, tế nhị, hài hòa như những thảm lúa vàng trên quê hương, như tiếng chim hót sớm mai, như dòng suối êm ả buổi chiều, tất cả những âm điệu thoát thai từ tâm hồn nồng thắm chân nguyên... Quang Dũng đã vẽ lên nét đẹp não nùng của “Đôi Mắt Người Sơn Tây” hay những cảnh trí thơ mộng về một xứ sở thật mù xa trong trí tưởng của những người yêu thơ miền Nam. Qua thơ Quang Dũng, chúng tôi đã hình tượng ra những địa danh thật yêu kiều thơ mộng như Sài Sơn, Sông Đáy, Bương Cấn, Phủ Quốc, Sơn Tây...

 

... Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn

Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng

Sông Đáy chậm buồn qua Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng...

 

Hiên ngang từ buổi đầu kháng chiến, để rồi khi cách mạng thành công, ông Trung Đoàn Trưởng ngày xưa đã từng bị “kiểm thảo phê bình làm thơ lãng mạn tiểu tư sản thiếu tiến bộ...” “tư tưởng sa đọa văn hóa suy đồi...” vì lẽ đó nên sau khi về Hà Nội, Quang Dũng bị loại ra khỏi quân ngũ sống đời sống bình thường ẩn dật như một loài thú gậm nhấm nỗi đau thương. Quang Dũng chỉ còn sống với những kỷ niệm êm đẹp một thuở nào chinh chiến:

 

... Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa

Đêm đêm Sông Đáy lạnh đôi bờ

Thoáng hiện em về trong đáy cốc

Nói cười như chuyện một đêm mơ...

 

Những đôi mắt, những nụ cười của những người con gái Tây Nguyên... Những mùa xuân nở rộ tình yêu làm sao có thể quên ở nơi một nhà thơ dạt dào tình cảm đầy lãng mạn tính:

 

... Xa quá rồi em người mỗi ngã

Bên này đất nước nhớ thương nhau

Em đi áo mỏng buông hờn tủi

Dòng lệ thơ ngây có dạt dào...

 

... Bao giờ gặp lại em lần nữa

Thuở ấy thanh bình chắc nở hoa...

 

Nhà văn Erich Maria Remarque đã từng viết “Một thời để yêu, một thời để chết”. Quang Dũng an nhiên đón nhận những ngày cuối cùng đến với Quang Dũng. Một bài viết của họa sĩ Đinh Cường về Quang Dũng trong những ngày thảm đạm: “Tôi gặp anh Quang Dũng tại nhà họa sĩ Thái Tuấn trong con hẻm đường Yên Đổ Saigon đêm Noel 1983. Quang Dũng và Thái Tuấn, cùng tuổi, là bạn học thân nhau từ Hà Nội. Đêm đó còn có anh Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Lê Nguyễn... Lần đầu tiên được gặp Quang Dũng, dáng người cao lớn như Tây, gương mặt phương phi, hiền hậu, tóc và râu đã bạc. Đôi chân anh bị tê thấp, anh lê từng bước chậm, tay cầm gậy. Anh như người bị tê bại. Ngồi thật buồn bã, không nói năng gì... Những ngày vào Sàigòn thăm gia đình và bạn bè, anh hay lê đến nằm dưới băng đá trước sân chùa Vĩnh Nghiêm cạnh cầu Công Lý. Đầu đội chiếc mũ lác rộng vành... Sau đó Thái Tuấn đi Pháp và vài năm sau nghe tin nhà thơ Quang Dũng từ trần. Quang Dũng có tâm hồn nhân ái, hồn hậu và tài hoa. Ngoài tài làm thơ rất hay, anh còn soạn nhạc và vẽ tranh rất nhiều.

Những ngày cuối đời, anh chỉ ngồi bất động cả ngày trên chiếc ghế mây. Bạn bè đến thăm, nắm tay ánh mắt anh lại sáng lên và nước mắt lại ứa ra...”

Điều chua cay nhất một người làm thơ cho cả triệu người đọc mà khi nhắm mắt không có được một vòng hoa trên mộ phần.

Qua tài phổ nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương người ta càng yêu thơ Quang Dũng hơn qua những thi phẩm tuyệt vời “Đôi Mắt Người Sơn Tây” và “Đôi Bờ”.

Cho du, bên này hay bên kia đất nước thì tâm hồn người lính trẻ ngày xưa vẫn giống nhau ở chót đỉnh của yêu thương đích thực Quê Hương và Dân Tộc. Chỉ có những đứa con bội phản Mẹ, vong bản ngược chiều với tình tự dân tộc, với bản chất nguyên vẹn trung hậu với tổ tiên nòi gống thì mới đáng trách và sẽ bị lịch sử phán xét đời đời. Với chúng ta, những người lính mang tâm hồn chứa chan tình cảm như Quang Dũng vẫn cảm thấy gần nhau dưới chung một bầu trời miên viễn mộng mơ, thực thà, chung thủy với tình người. Quang Dũng vẫn như những kỷ niệm một thuở nào trong đời sống chúng ta cho dù trong nước hay lạc loài nơi đất khách.

Vẫn cảm nhận được cái rung động chung của người nghệ sĩ:

 

... Vầng trán em vương trời quê hương

Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương...

 

Những người bạn đồng hành trong cuộc chiến:

 

... Áo bào thay chiếu, anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

 

Một tình cảm vẽ lên thật xót xa tội nghiệp:

 

... Từ độ thu về hoang bóng giặc

Điêu tàn ôi lại nối điêu tàn!

Đất đá ong khô nhiều suối lệ

Em có bao giờ lệ chứa chan...

 

Anh đã nằm yên trong lòng đất Mẹ, không vướng bận buồn vui hận thù, tỵ hiềm. Nơi phương trời xa thẳm này, chợt nhớ về những ngày chinh chiến cũ, tình cờ nhìn thấy chiếc trực thăng bay qua bầu trời ngang khung cửa sổ, buổi trưa thật êm vắng, đã đánh thức “mặt hồ tĩnh lặng” nhớ tới người xưa... và bỗng dưng, những lời thơ Quang Dũng hiện về: như những bông hoa đẹp nhất nở trong cánh rừng mùa xuân đầy thơ mộng. Lời thơ như tiếng hót của loài chim quý trên đỉnh Sơn Tây trên quê hương thanh bình thực sự.