Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

CÁI KHÔNG

TRONG THƠ THÁI TÚ HẠP

 

PHẠM PHÚ HAY

 

Trời Sài Gòn mưa ngâu. Tôi đến thăm người bạn, tình cờ gặp Thái Tú Hạp trong thi phẩm “Hạt Bụi Nào Bay Qua”:

- Đem về đọc đi. Quà của bà chị mừng sinh nhật đó. Từ Mỹ.

Tập thơ có sức hút nam châm, một phần vì lâu ngày, mong một tác phẩm nghệ thuật hải ngoại, trình bày trang nhã; phần khác, anh Thái Tú Hạp là bạn thơ hồi còn nhỏ, cùng lớp cùng trường, sau này lớn lên cùng chung chí hướng. Đã xa nhau trên 30 năm...

*

Nhớ thuở thiếu thời, nhà thơ là Huynh Trưởng gia đình Phật tử, sinh sống tại phố cổ Hội An. Chính nơi này, vào giai đoạn này, đã ảnh hưởng, hun đúc, tác động mạnh mẽ vào tư tưởng nhà thơ, tạo cho anh một dáng đứng, một cách nhìn, một hướng đi thật độc đáo, riêng biệt, rõ nét nhất trong nhiều thi phẩm trước đây nhưng phong phú hơn cả...

Có lẽ trong thi phẩm “HẠT BỤI NÀO BAY QUA”. Bàng bạc suốt 90 bài thơ là “một băn khoăn siêu hình thường trực, bởi thế giới không chỉ là một thế giới hữu hình”... (Nhà văn Mai Thảo - Đề Tựa). Anh Thái Tú Hạp đã “NGỘ” cái “KHÔNG” ẩn hiện trong cái “CÓ” của cuộc đời. Cuộc đời vô thường đầy tục lụy, từ đấy nhà thơ lý luận:

 

“Đời tan như bọt sóng”

(Người Tù Binh Dũng Liệt - trang 13)

 

“Đời huyễn tượng qua đi theo giòng nước”

(Mưa Trong Vùng Trí Tưởng - trang 41)

 

“Đời như huyễn hoặc cơn mê”

(Ngọn Nến Viễn Phương - trang 103)

 

“Đời phù hư trá ngụy”

(Chân Kinh - trang 159)

 

“Thoáng qua đời hư không”

(Dấu Tan Ngoài Cuộc Huyễn - trang 162)

 

Cho dù cuộc đời thế này hay thế kia, thì chúng ta, con người mang “thân tứ đại” cũng là nạn nhân của nó trong biến hóa khôn lường của vũ trụ:

 

“Ta còn để lại gì không?

Kìa non đá lở, nọ sông cát bồi...

Lang thang từ độ luân hồi

U minh nửa kiếp, xa xôi dặm về

Trông ra bến Hoặc bờ Mê

Nghìn thu nửa chớp bốn bề một phương”...

(Nguyện Cầu - Vũ Hoàng Chương)

 

Sống trong trời đất, con người như “Hạt Bụi”, như “giọt sương”, như cái gì mong manh nhất:

 

“Thân như sương đọng trên cành đông mai”

 

hoặc:

 

“Cuộc đời chớp lóe mưa bay

Càng đi càng thấy dặm dài nỗi không...”

(Đoạn Trường Vô Thanh - Phạm Thiên Thư)

 

“Hạt Bụi Nào Bay Qua”, nhà thơ Thái Tú Hạp cũng cùng một tầm nhìn, một nhận định với họ Vũ và họ Phạm về cuộc đời và con người:

 

“Qua từng sát na mầu nhiệm

Ôi! Kiếp người hư vô”

 

hoặc:

 

“Trên sân khấu đời vô vị

Tàn phai những ảo giác phù sinh

(Xin Người Hãy Quên - trang 11)

 

Con người, sinh ra đời vốn đã khổ “Hữu thân hữu khổ”. Cái khổ nào hình như cũng bắt nguồn từ ý muốn mà con người để “phục vụ” cho cái thân. Ý muốn đó chính là nghiệp chướng, nó thúc đẩy, cuốn hút các ham muốn, dục vọng con người:

 

“Tham mê là lụy trần hồng

Trăm năm nào dễ một lần thoát ra...”

(Đoạn Trường Vô Thanh - Phạm Thiên Thư)

 

Vì không “thoát ra” được cái vòng lẩn quẩn có, không, sanh, tử của cuộc đời nên con người phải khổ:

 

“Mỗi ngày thêm đê tiện,

Quanh quẩn cơm áo hèn,

Đời buồn như con thú

Chết dần trong cô đơn...”

(Nhớ Mẹ - trang 118)

 

Hoặc:

 

“Quanh em ngụy quân tử,

Thuyết giảng lời điêu ngoa,

Rao truyền đạo đức giả

Mỗi ngày thêm xót xa...”

(Doanh Doanh - trang 144)

 

Nỗi ô nhục của cuộc sống là đầu mối của sự phẫn nộ như nhà thơ Như Không đã viết:

 

“Ta muốn đập tan thể xác này

Trở về cõi giới của ta xưa...”

 

Nhưng thân phận con người chẳng làm gì hơn ngoài sự chấp nhận và chịu đựng; cái chết chẳng phải là lối giải thoát hợp lý. Trong suy nghĩ miên man “Trắng tay phiêu bạc đời hư ảo” - “Say chén rượu trầm luân” nên “Sóng sầu nghiêng ngã mảnh hồn tôi” chỉ vì ”Tâm ta còn mê hoặc”. Sự mê hoặc này dẫn tới những đau khổ mới, mà tình yêu là nỗi niềm phiền não muôn thuở:

 

“Tiền kiếp nào gặp nhau,

Hạt sương đầu cành gió,

Ngẩn ngơ hồn thương đau

Khi nụ tình vừa chớm”

(Chợt Ngộ - trang 170)

 

Nhà thơ bâng khuâng. Có phải duyên là nghiệp - “Nghiệp từ mấy thuở trần duyên” nên giải bày:

 

“Từ trong thiên cổ tri âm,

Tiễn nhau xuống núi cưu mang kiếp sầu

(Thanh Tịnh Khúc - trang 205)

 

Cuộc tình nào cũng đẹp nhất là “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” nhưng đồng thời là cái “đau ngút tận trời xanh”, trăn trở, vò xé, nghiệt ngã. Và rồi cuối cùng, chẳng còn gì tồn tại trên quả đất này, kể cả tình yêu:

 

“Trăm năm chừng ghé lại

Tìm chút thảo nguyên xưa.

Chỉ nghe sầu hiu hắt

Trong mắt người giăng mưa...”

(Thảo Nguyên - trang 53)

 

Nhưng con đường giải thoát đã mở rộng đón nhà thơ, đón cả những ai cùng chung cảnh ngộ “Mời em chiều hát với kinh”:

 

“Ta về phủi bụi trần gian

Nghe kinh Bát Nhã gõ trang luân hồi”

 

Hoặc:

 

“Ta về cổ tự nghe kinh

Suối mây chim hót trên cành tĩnh tâm”

 

Như cụ Nguyễn Du đã viết trong truyện Kiều “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”... Nhà thơ Thái Tú Hạp đã lặp đi lặp lại chữ tâm trong hầu hết các bài thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua”:

 

“Em hỏi ta căn nhà vĩnh cửu,

Ta soi tâm thấu triệt vô thường

(Ngộ - trang 176)

 

Hoặc:

 

“Vườn xuân chưa trổ nụ hồng

Em về từ cõi sắc không dấu hài

Trăm năm tiếng hót nguyên khai

Tâm bao dung nở cành mai nhiệm màu”

(Tâm Khai - trang 182)

 

Tâm là cái gì không thấy, không nghe, không sờ mó được, nó là không. Nhưng nó lại có tất cả. Có nghe, có thấy, có sờ mó, có hành động của con người. Nó là trung tâm quyền lực cao nhất trong thế giới mỗi người. Nó chính là Đạo: “Đạo từ tâm khởi đem tâm diệt”. Nhà thơ đã xây hạnh phúc “giữa mùa xuân Pháp Hoa”, ở đó “có nụ cười Bồ Tát”. Thật là quan điểm tuyệt vời trong “Hạt Bụi Nào Bay Qua”.

Đạo thật là đạo của tình thương rộng giữa người và người, người và dân tộc, đất nước, nhân loại chúng sanh. Nhà thơ Thái Tú Hạp đi từ cái “CÓ” trở về cái “KHÔNG”, đó chính là cái “ĐƯỢC” của nhà thơ trên toàn thể cái “MẤT” vì cuộc đời đen bạc. Cái “ĐƯỢC” này là một ý nghĩa lớn lao, không dễ mấy ai cũng làm được vì ngoài kia, xã hội nhố nhăng bon chen quỷ quyệt mà con người đang hụp lặn trong đó đến ngộp thở, sa lầy để mưu cầu cái sống giả tạm, bất chấp đạo đức.

Tôi cho đó là thái độ chọn lựa khôn ngoan nhất và đó cũng là cách đầu tư cho cái “KHÔNG” ở mai sau tốt đẹp vĩnh cửu nhất.

 

Sài Gòn tháng 7 Bính Tý.