Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NHỮNG ẤN TƯỢNG

TRONG THƠ THÁI TÚ HẠP

 

VIỆT HẢI

 

 

Thái Tú Hạp là một khuôn mặt văn học nổi bật từ trong xứ trước năm 75, rồi sang Hoa Kỳ, anh tiếp tục làm thơ và vào ngành làm báo tại miền Nam California. Tôi gặp anh vài lần trong các sinh hoạt văn học tại vùng Little Saigon.

Hôm nọ tôi nhận được thi phẩm "Hạt Bụi Nào Bay Qua" của anh do nhà văn Dương Viết Điền cho tôi xem để tìm hiểu về thơ Thái Tú Hạp (TTH). Đây là một tuyến tập thơ gồm 90 bài thơ gồm các đề tài chính là quê hương, đời lính, tù đày, tình yêu, gia đình và thiền hay tôn giáo. Trước 75 anh là một quân nhân nên sau khi mất miền Nam anh bị đi tù. Sau đó anh dẫn gia đình vượt biển.

Hạt Bụi Nào Bay Qua cũng là tựa đề một bài thơ của anh, in làm bốn trang, nên bài khá dài. Anh viết bài này khi bị giam tại trại Kỳ Sơn, Quảng Nam, năm 1978 như sau:

 

"Sáng ta thức dậy thấy nháy hoài con mắt trái

Chắc có niềm vui vừa đậu trên mi?

....

Nòi giang hồ bỗng chạnh nhớ thương quê

Dấu ngựa lãng quên con đường xưa trở lại

Lau thời gian phủ kín lối về"

 

Thơ TTH mang nỗi bi ai và ngậm ngùi:

 

Trên những sợi tóc bạc trắng mây trời

Nắm cơm khoai hòa trong nước mắt

Nuốt từng hạt đắng cay

Lặng thầm tủi nhục

Mà em đâu có hay!

Như ánh nắng chiều trên hàng mộ bia

Bạn bè ta ngậm ngùi thương tiếc"

 

Tiếng lòng của người tù như lời uất nghẹn giữa chốn rừng sâu, núi thẳm:

 

"Hạnh phúc nào chẳng xót xa

Tự do nào không khơi máu thắm

Không uất nghẹn hờn căm

Không nuôi thù chất ngất!"

 

Kẻ chiến thắng anh chỉ đem lại tan thương chua xót và hận thù chồng chất trên xứ sở của dâu biển khổ đau. Do đó hạt bụi nào bay qua chỉ là kiếp nhân sinh buồn bã như bụi trần gian hiu hắt đang trôi ngang tiềm thức của thi nhân:

 

"Đất nước hôm nay

Hòa bình có thật

Nhưng giấc mơ xưa đã tắt lịm rồi em

Như tiếng hót sớm mai này

Của loài chim hoang về đậu trên cành sầu đông rã mục

Tưởng như có niềm vui

Nhưng không phải đâu em

Chỉ là hạt bụi vu vơ

...

Đời hiu hắt đang chờ ta thức dậy

Còn đâu em

Một tiếc nuối qua mau..."

 

Tôi đọc tiếp lời người lính trong âm thầm lặng lẽ, chuốc lấy đau thương cho lý tưởng mình phục vụ. Tôi nghe tiếng hót cô liêu của loài chim đỗ quyên từ ghềnh núi xa xa, chim hót nhớ nhà vang sầu vọng lại, TTH trong bài "Tiếng Chim Trong Ghềnh Núi:

 

"Rừng sương trắng bủa vây

Nuốt mặt trời buổi sáng

Toán tù binh đốn cây

Lạnh lùng như chiếc bóng

 

Trong khu vườn mùa xuân

Người lính xưa lặng lẽ

Hái một đóa mai vàng

Lòng nghe sầu xa vắng"

 

Thơ TTH phảng phất nét nhẹ nhàng, thơ diễn tả thiên nhiên mà lòng nghe sầu dâng chất ngất, ta hãy nghe bài "Chim Bỏ Đồi Mây":

 

"Hoàng hôn bên kia đồi

Bóng mây vừa tiễn biệt

Bao nhiêu năm cuộc đời

Vui buồn em có biết

 

Lá thông xanh reo hoài

Có nghe sầu chất ngất

Lợi danh rồi cũng phai

Trong nắng tàn lạnh khuất"

 

Trong bài "Trong Vườn Xuân Hạnh Ngộ" tâm tình của TTH dâng lên nhè nhẹ theo hương xuân về man mác, dù trong chốn lưu đày, hồn thi nhân vẫn mang theo để sưởi ấm men tình hạnh ngộ:

 

"...Còn đâu hương tóc em

Hoàng lan nao nức nhớ

Phố cũ chiều lang thang

Đường rêu hoen lệ nhỏ

 

...

Núi non vây trùng điệp

Một mình em xót xa

Hoàng lan xưa vẫn nở

Trên từng nhánh thơ ta!"

 

TTH là người của phố cổ Hội An. Anh làm bài lục bát về người tình trong tà áo lụa Hội An thuở nào của quê hương mến yêu. Hãy nghe bài "Ngọn Quế Viễn Phương":

 

"Ra vườn hái ngọn quế thơm

Nghe lòng nhớ mẹ chiều hôm cuối ngàn

Gió lay ngọn cải hoa vàng

Tưởng em áo lụa Hội An thuở nào

Trăm nghìn phố lạc hướng sao

Hỏi ra cố quận chiêm bao lối về

Đời như huyễn hoặc cơn mê

Quế thơm hồn giữ tình quê thắm nồng"

 

Thơ quê hương của TTH chất chứa nhiều kỷ niệm của vùng đất Quảng Nam, nơi có chùa Phước Kiến, có Cửa Đại, có sông Thu Bồn, có phố Hội An, có Khổng Miếu, có núi Non Nước, có động Huyền Không... và có cả bầu trời thơ mộng của TTH. Đôi dòng trích dẫn từ bài "Tôi Sẽ Về Thăm Quảng Nam":

 

"Mai tôi sẽ về Việt Nam thăm xứ Quảng

Đồng Phú Chiêm vàng lúa tháng ba

Chuông Phước Kiến khua chiều tĩnh mặc

Mẹ tôi sầu bên mái phố sương khuya"

 

Không có nơi nào đẹp bằng quê hương vì quê hương vốn ngự trị trong tâm hồn ta từ tấm bé. TTH dẫn ta về thăm quê hương anh:

 

"Dẫu ngàn thu ánh trăng soi Phố Hội

Khổng Miếu còn thanh thoát nét Đường Thi?

Núi Non Nước - Động Huyền Không khói quyện

Miền quê hương có Ngũ Phụng Tề Phi"

 

Thơ TTH vẫn nồng nàn thắm thiết đất Thần Kinh. Cõi thơ TTH dẫn ta đi chu du danh lam thắng cảnh của kinh đô triều Nguyễn:

 

"Em ở đó quạnh hiu tình Vỹ Dạ

Người đi rồi trời Huế lạnh mưa đông

Tiếng chuông khua trên đỉnh đồi Thiên Mụ

Chiều nghe sầu phủ kín cả dương gian"

 

Nhà thơ nhắc nhở cố đô Huế trong thơ mộng, nơi có vườn Thượng Uyển em đi qua lối nhỏ, có dốc Nam Giao nhớ bóng em gầy guộc:

 

"Em Thượng Uyển ghé về qua lối nhỏ

Rêu trên thành tháp cũ có tương tư

Chiều Nam Giao bóng em gầy hiu hắt

Thần Kinh ơi. thơ mộng đã xa mù"

 

TTH như những thi sĩ mang con tim yêu quê hương, yêu gia đình, và yêu thi ca, ba thứ này trộn lẫn hòa trong lời thơ của anh, thơ anh dành cho hai đứa con trai khi gia đình đang tạm trú tại trại tị nạn Jubeeliz Hongkong, với một nỗi lòng của tình cha trong nhung nhớ tình tự quê hương và lo lắng không biết tương lai trôi giạt về đâu! Trong bài "Ta Thấy Ta Về Quê Hương":

 

"Con sẽ lớn lên giữa đồng quê Texas

Một thành phố ở Cai

Hay một nơi nào đó ờ Hoa Kỳ

Con sẽ đến trường

Trước những đôi mắt ngỡ ngàng xa lạ

Ta chắc rồi con sẽ buồn

Vì con chỉ là đứa bé lạc loài thơ dại

Tên con thầy giáo gọi Việt Nam"

 

Ngoài ra TTH cũng làm bài thơ cho cô con gái tên Cynthia Thái Doanh Doanh nhân ngày cháu chào đời đúng vào đêm Noel tại Garfield Medical Center, thuộc thành phố Monterey Park. Bài thơ mang tên "Hạnh Phúc Đời Ban Cho":

 

"Ru tiếng khóc đầu tiên bé bỏng

Nụ cười từ ái quanh nôi

Trong mỗi trái tim như có mùa xuân

Tiếng chim hoàng oanh hót

...

Con sẽ lớn lên

Giữa trời xanh sao trắng"

 

Nếu vũ trụ đang an vui tận hưởng giờ thiêng liêng của Chúa Hài đồng chào đời thì TTH cũng được đời ban cho hạnh phúc với người con gái mà anh đề tặng bài thơ này. Nỗi lòng trân quý của anh luôn luôn nhắc nhở quê hương mình là Việt Nam, và đó là điều rất gần gũi như tương đồng trong cảm nghĩ của riêng tôi. Viết cho gia đình, viết cho con cái là nỗi hạnh phúc chứa chan trong tâm hồn:

 

"Vũ trụ không còn xa thẳm con mơ

Nhưng có điều ta chắc trọn đời con suy ngẫm

Về màu da về đất nước quê hương

Và cho dù tên con Cynthia

Hay là gì đi chăng nữa

Con vẫn là cô gái Việt Nam"

 

Sau khi đọc những bài thơ anh làm cho con xong, thì  tôi gặp bài "Mùa Xuân Yêu Em" mà anh viết tặng cho chị  Ái Cầm, tức hiền thê của anh. Đây là một bài lục bát, thơ chất chứa tình yêu, kỷ niệm và cuộc đời. Mùa xuân nào anh chị gặp nhau tại xứ Quảng để rồi duyên nợ có nhau:

 

Mùa xuân từ thuở yêu em

Núi non xứ Quảng cũng mềm bước đi

Hàng cây nẩy lộc thầm thì

Nghe như dòng suối từ bi cội nguồn"

 

Rồi những mùa xuân của quê hương chinh chiến, mùa xuân vượt biển tại hải đảo và mùa xuân hoa nở bình yên trên xứ người cho duyên tươi thắm cho tình nồng bên nhau:

 

"Trùng dương u thảm phận người

 Quẩn quanh hải đảo tiếng cười đắng cay

Xa rồi thác lũ trời tây

Đời hư ảo thoáng chim bay cuối ngàn

Đất trời thơm ngát lộc non

Cho ta xuân thắm vô vàn yêu em"

 

Trong thơ TTH tôi tìm thấy chất thiền bàng bạc, những từ ngữ trong triết lý Phật Giáo vi diệu thâm sâu. Tôi đọc thơ "Yêu Em Vô Lượng":

 

"Em có mang về dòng sông tịnh khúc

Mà ta nghe vàng nắng đọng am mây

Gió thổi đầu non hương trầm vọng tưởng

Tiếng chuông khua lay động khói chiều bay...

 

Em tươi thắm như nụ hoa vàng, em xinh đẹp như sương mai lá biếc, ta có em trong tận cùng yêu thương sầu khổ, ta yêu em vô lượng, xa hơn biên giới của càn khôn:

 

"Từ đó ta có em trong tận cùng đất khổ

Nhất nguyên này đẹp vô lượng tình yêu

Hài hòa thánh thiện

Ta không còn biên giới càn khôn... "

 

Đời sống vốn phù du như áng mây bay, theo triết lý Phật Giáo cho là vô thường, vật chất có đó rồi mất đó, hư huyễn như giọt mưa đầu ngọn cỏ.  Vạn vật biến thiên theo sự đổi thay của càn khôn vũ trụ và của luật tuần hoàn của cuộc sống. Hãy nghe TTH bài "Vô Thường Yêu Em":

 

"Mắt xưa trăng đẫm non ngàn

Lời xanh biếc ngọc vô thường yêu em

Lá theo tiếp lục đường chim

Hồn mai phục giữa hoa nghiêm lặng tờ"

 

Trong bài "Chân Kinh", tôi cảm nhận tính chất thiền trong thơ TTH khi anh cho là con người sống xa cách với tâm linh, xa xôi với Huệ Năng, với đường về với Chân Kinh:

 

"Ngắm mây biền biệt xứ

Ngàn dặm xa Huệ Năng

Hành trang kinh vô tự

Lòng sao mãi băn khoăn"

 

Khi xã hội dù đông hay tây bao quanh bởi kiếp nhân sinh vô quán phù hư giả tạo. Không khai ngộ chân kinh, cuộc sống vô minh mãi trầm luân trong bể khổ, thiếu trí huệ cho nên con người chỉ quanh quẩn trong chu kỳ luân hồi sinh tử:

 

Đông tây nào đốn ngộ

Người xa cách tâm linh

Đời phù hư trá ngụy

Tìm đâu thấy chân kinh"

 

Bài sau cùng được trích dẫn là "Luân Hồi Có Nhau", nhà thơ chia xẻ tâm tình với người bạn đời những lời tình nghĩa và tạ ơn nồng thắm:

 

"Ta về tịch mặc ngàn hoa

Lá cao vút thẳm mây qua đỉnh trời

Nhân gian dành trọn cuộc chơi

Ta cùng em hát bên đồi xuân xưa

Nhất quán rồi mộng mai sau

Tâm vô lượng mở có nhau luân hồi

Cám ơn thơ.  Cám ơn đời

Trăm năm nhật nguyệt đầy vơi nghĩa tình".

 

Qua những dòng cảm nghĩ trình bày trên, ta nhận thấy thơ TTH phảng phất cuộc đời mà anh trải qua. Thơ anh thủy chung với đất nước, nhẹ nhàng cho quê hương, dịu dàng tình nghĩa sắt son với gia đình, và chân tình với cuộc sống. Vì văn là người, thơ cũng là người. Đọc thơ một người để ta hiểu hơn và thông cảm hơn cái thế giới riêng tư mà nhà thơ đã trải rộng cuộc đời mình trên những trang giấy trắng mực đen. Và đó là Thái Tú Thạp.

 

Việt Hải

Los Angeles tháng 08, 2005